Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

22/09/202307:40(Xem: 8175)
Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

Buddha-325
Ưu điểm & Khuyết điểm.

 
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp!
Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu
Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu
Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
 
Vì không một ai trên đời hoàn hảo cả !
Có điểm ưu, điểm khuyết của bản thân
Biết nhận thức điểm ưu…
cải thiện điểm khuyết dần dần
Và bao giờ cũng sử dụng trí tuệ hơn lòng tự ái!
 
Mặc ai kiêu ngạo đố kỵ ..sẽ tự đốt cháy
Cuối cùng rồi,
“ TA CHỈ CÓ THỂ DỰA VÀO CHÍNH MÌNH “
Đừng để thiếu đi hy vọng và sự tự tin
Hãy tồn tại độc lập theo Phương Tây quy luật (1)
 
Lại nhớ về ba thứ Khổ của Đạo Phật (2)
Không gì ngu xuẩn hơn ….
khi không trân quý thân người
Gắng gạt nước mắt, tìm lại nụ cười.
Nào hãy nhìn xuống để thấy ta còn may mắn!
Và hãy nhìn lên biết ta cần cố gắng! (3)
 
Mời chiêm nghiệm hai lời dạy được ban tặng:
1- Đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai, hãy so sánh bạn của hôm nay với bạn của hôm qua.
2-Chỉ cần bạn có ý chí, bạn có thể thay đổi được bản thân thậm chí là thay đổi cả cuộc đời của mình. Vì vậy, đừng nhụt chí, đừng sợ hãi, hãy quyết tâm thay đổi ngay hôm nay nhé!
Huệ Hương
_____00000_____
(1) “Accept what IS Let go of what WAS and Have faith in what WILL BE “(2) Sự khổ trong kinh Phật định nghĩa rộng lắm. Đức Phật chia khổ có ba:
-khổ khổ có nghĩa là sự có mặt của những gì làm cho thân tâm khó chịu,
hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm cho thân tâm dễ chịu,
hành khổ là cái khó thấy nhất, đó là sự hiện hữu vô vị tẻ nhạt và lệ thuộc các điều kiện
3) “Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc dễ dàng từ bỏ. Cách tốt nhất để đạt được thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa” – Thomas A.Edison

Khao khát & Thao thức.

Con người thời đại luôn khao khát và thao thức!
Nỗ lực vô hạn tìm chân trời mới vững bền
Hy vọng thiết tha muốn giải thoát, muốn vươn lên
Mà quên hẳn..
Sống ở đời ai không gặp những thử thách!
Đánh mất đời sống thường nhật..
khó trưởng thành nhân cách!
“Let it be “ hãy cứ để mọi thứ qua đi (1)
Cuộc đời : trò chơi hay giấc mơ….
Mục đích tối thượng là gì?
Định mệnh mình phụ thuộc vào sự lựa chọn !
Điều chúng ta nghĩ là vận may…
“ Bản ngã nội tâm ngoại hiện “
Phật dạy trong “Pháp Môn căn bản” :
Tâm ta thanh tịnh lúc ban đầu (2)
Phải sở hữu trái tim mạnh mẽ, kiên cường
mới có thể tồn tại dài lâu
Mọi thứ trông như thật …..
nhưng tất cả chỉ là tâm thức !
Thường gặp trong cuộc sống…ở mọi lĩnh vực
Sống theo định luật nhân quả mới an vui
Đừng khao khát thao thức sẽ …chôn vùi
Thứ đáng tin cậy nhất ….
“điều bên trong cần thực sự ổn định”!
Hãy đối mặt sự thật can đảm, bình tĩnh!

Huệ Hương

———————0000————.
(1) LET IT BE (The Beatles)
When I find myself in times of trouble, mother Mary comes to me, speaking words of wisdom, let it be. And in my hour of darkness she is standing right in front of me, speaking words of wisdom, let it be. Let it be, let it be, let it be, let it be. Whisper words of wisdom, let it be. And when the broken hearted people living in the world agree, there will be an answer, let it be. For though they may be parted there is still a chance that they will see, there will be an answer. let it be. Let it be, let it be, .....
(2) Pháp Môn Căn Bản đã nói: "Cái tâm con người ban đầu vốn luôn thanh tịnh (vô ngã), chỉ là theo thời gian nó đã bị nhuộm màu bởi những tạp nhiễm ngoại lai (cái ngã)".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 9078)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 8471)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8808)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7931)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10510)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 10197)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 12055)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7803)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 7318)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9458)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]