Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Đức Phật và các vị Vua

14/08/202314:08(Xem: 1541)
01. Đức Phật và các vị Vua
Phật Giáo
Lịch sử - Xã hội - Con người
 
Hoang Phong chuyển ngữ

buddha_227

Đức Phật và các vị Vua

(Le Bouddha et les rois)

 

André BAREAU

(31.12.1921 - 02.03.1993)

 



Lời giới thiệu của người chuyển ngữ:

 

           André Bareau (1921-1993) là Giáo sư của trường Collège de France (Trường Đại học của nước Pháp) còn gọi là Collège royal (Đại học hoàng gia) do vua François đệ nhất thành lập năm 1530, đồng thời ông cũng kiêm nhiệm chức vụ giám đốc phân khoa triết học Phật giáo tại trường École pratique des hautes études (EPHE / một cơ chế nghiên cứu và giảng dạy cao cấp của nước Pháp). Ngoài chức vụ giáo sư đại học, ông còn là một học giả nổi tiếng về Phật giáo, thành thạo các thứ tiếng Pali, Phạn, Hán và Tây Tạng. Ông đã để lại khoảng 360 trước tác về Phật giáo, gồm sách và các bài khảo luận, trong đó một số là các công trình khảo cứu với sự hợp tác của các học giả khác. Nhiều nhà sư Á châu từng soạn thảo luận án về Phật giáo tại Pháp dưới sự chỉ đạo của ông. Dù được một số người xem là một trong các học giả uyên bác nhất của nước Pháp trong thế kỷ XX, thế nhưng dường như ông xem danh hiệu đó chỉ là chiếc áo khoác lên người, chỉ đơn giản tự nhận mình là một sử gia về Phật giáo. Thế nhưng qua những gì lưu lại thì ông quả là một triết gia sâu sắc, một người Phật giáo chân chính.

           Bài khảo luận "Le Bouddha et les rois" / "Đức Phật và các vị vua"  được đăng trong tập san Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ, số 80, năm 1993, và sau đó đã được đưa lên trang mạng của tập san này. Độc giả có thể tham khảo bản gốc của bài khảo luận này trên mạng theo địa chỉ liên kết: https://www.persee.fr/doc/befeo_0336-1519_1993_num_80_1_2187. Sau hết cũng xin lưu ý độc giả về cách nêu lên các quy chiếu (references) về kinh sách trích dẫn, sau đó là các chi tiết liên quan đến lãnh vực thuật ngữ.

           Tác giả ghi chú với các quy chiếu (references) thật chính xác về nguồn gốc các kinh sách tham khảo, thế nhưng, tư liệu Phật giáo thì lại vô cùng phong phú và phức tạp. Trên phương diện tổng quát thì các tư liệu này gồm có hai thể loại: trước hết là các kinh điển nòng cốt bằng tiếng Pali, còn gọi là Tam Tạng Kinh / Tripitaka, trong đó có hai Tạng quan trọng nhất là Tạng Kinh / Suttapitaka và Tạng Luật / Vinayapitaka; thể loại thứ hai là các kinh điển bằng tiếng Phạn, và các kinh này thì lại được xem là dịch lại từ các kinh bằng tiếng Pali. Các bản kinh tiếng Phạn không hoàn toàn trung thực với các bản kinh nòng cốt bằng tiếng Pali, cũng không thống nhất giữa các học phái. Các bản kinh tiếng Hán lại được dịch lại từ các bản kinh tiếng Phạn của các học phái này, trong số đó chủ yếu nhất là các học phái Sarvāstivāda, Mahāsāmghika và Dharmaguptaka, kinh điển thuộc thể loại thứ hai gồm tiếng Phạn và tiếng Hán được gọi chung là Tam Tạng Kinh A-hàm / Tripitaka-Āgama. Các kinh bằng tiếng Hán này được lưu trữ tại Trung quốc và các nước tu tập theo Phật giáo Trung quốc. Tại Nhật bản vào đầu thế kỷ XX, Nhật hoàng Taisho đưa ra một sắc lệnh bắt buộc tất cả chùa chiền trong nước phải liệt kê kinh sách lưu giữ. Trong dịp này toàn bộ Tam Tạng Kinh A-hàm được sưu tập thật nghiêm chỉnh và đầy đủ trong suốt một thời khá dài từ năm 1922 đến năm 1935, và được gọi là Taisho Tripitaka-Āgama. Các học giả ngày nay dựa vào phiên bản bằng tiếng Hán này của Nhật bản để tra cứu và trích dẫn, trong bài khảo luận của Giáo sư André Bareau thì các trích dẫn và tham khảo này được ghi chú dựa vào phiên bản Taisho bằng cách nêu lên chữ T. kèm theo số tập cùng số trang trong từng tập. Đối với kinh điển nòng cốt thì Giáo sư André Bareau căn cứ vào phiên bản gốc bằng tiếng Pali do Hiệp Hội Văn Bản Pali (Pali Society Text) sưu tập. Các cách quy chiếu (references) này rất khó truy tìm, ngày nay kinh điển được chia ra từng bài kinh riêng biệt và được đánh số từng bài kinh một. Trong bản chuyển ngữ dưới đây, một số kinh quan trọng sẽ được truy tìm và ghi chú thêm bằng cách dựa vào cách quy chiếu thông dụng ngày nay với mục đích giúp người đọc tra cứu và xem thêm nếu cần.

 

           Một số các chi tiết khác trong bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây liên quan đến cách dùng chữ và hành văn.  Giáo sự André rất chính xác trong cách dùng chữ và rất khúc triết trong cách hành văn, do đó việc dịch thuật rất tế nhị, rất khó giữ được sự trung thực đối với nguyên bản, và đồng thời thiết nghĩ cần phải minh định về một vài chi tiết liên quan đến cách dùng chữ trong bản dịch. Sau sự tịch diệt của Đức Phật, hàng chục học phái được hình thành, thế nhưng các học phái này không chủ trương các nền tảng tư tưởng mới, mà chỉ dựa vào các cách hiểu và diễn đạt với ít nhiều khác biệt về Giáo huấn của Đức Phật. Giáo sư André Bareau do đó không gọi là các cách diễn đạt mới này là các "học phái" mà chỉ gọi là các "nhóm người" chủ trương một cách hiểu nào đó về Giáo huấn của Đức Phật, chẳng hạn như "những người" Sarvāstivādin, tức là những người có cùng một quan điểm thuộc ["học pháỉ"] Sarvāstivāda, v.v. Ngoài ra đối với các vương quốc thời bấy giờ cũng vậy, không có ranh giới rõ rệt, Giáo sư André Bareau không gọi là các quốc gia, xứ sở hay đế quốc mà chỉ gọi là các người dân trong một vùng lãnh thổ cai trị bởi một vị vua, chẳng hạn như các người dân Maghada (Ma-kiệt-đà) nhưng không gọi là quốc gia, xứ sở, vương quốc hay đế quốc Maghada. Vì tính cách gẫy gọn và tránh bớt sự lập lại trong các câu chuyển ngữ tiếng Việt, nên đôi khi không hoàn toàn tôn trọng được các cách gọi rất tinh tế và ý nhị này. Ngoài ra trong bài khảo luận của Giáo sư André Bareau, các danh từ riêng và các danh từ chung đều được ưu tiên viết bằng tiếng Phạn, nếu các chữ này được kèm thêm một chữ thứ hai, thì chữ thứ hai sẽ là tiếng Pali. Sau hết là một bài viết của ký giả Christian Makarian được trình bày dưới hình thức một bài phỏng vấn Giáo sư André Bareau, sẽ được ghép thêm trong phần phụ lục nhằm giúp chúng ta tìm hiểu thêm về quan điểm của vị Giáo sư uyên bác này về Phật giáo nói chung.   

              

andre-bareau

Giáo sư học giả André Bareau

(1921-1993)

 

Đức Phật và các vị Vua

***

 

pdf-download

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2011(Xem: 10497)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
21/08/2011(Xem: 7292)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 6644)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 12078)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 8955)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 6981)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 10133)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 7375)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 8393)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 16341)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]