Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan Qua Bản Dịch Của HT Thích Như Điển

20/04/202307:31(Xem: 2389)
Đọc ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan Qua Bản Dịch Của HT Thích Như Điển

Đọc ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan Qua Bản Dịch Của HT Thích Như Điển

 Huỳnh Kim Quang

 Than Di Sao

Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.

Đối với tôi, đây thật sự là món quà quý báu, bởi vì đây là lần đầu tiên tôi có thiện duyên đọc được “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan [Shinran – 1173-1262] qua bản Việt dịch của HT Thích Như Điển.

HT Thích Như Điển đã từng du học tại Nhật từ năm 1972 đến 1977, theo Hòa Thượng cho biết trong “Đôi Lời Của Dịch Giả” được in ở cuối cuốn “Thán Dị Sao.” Trong thời gian ở tại Nhật, Hòa Thượng đã sử dụng Nhật ngữ như là ngôn ngữ chính trong cuộc sống hàng ngày tại Chùa Nhật cũng như tại Đại Học Nhật. Hòa Thượng cũng đã dịch nhiều tác phẩm Nhật ngữ sang tiếng Việt. Ấy thế mà khi đọc “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật cổ, Hòa Thượng đã phải “than” là “nắm bắt được rất ít ý chính.”

“Khi đặt bút dịch tác phẩm này phải nói rằng tôi rất đắn đo suy nghĩ, bởi lẽ chỉ riêng từ “Thán Dị Sao” không thôi cũng cảm thấy lạ lùng rồi. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh cũng có đăng tải, nhưng đọc chữ Nhật cổ xưa, thật ra tôi nắm bắt được rất ít ý chính.” (Yamazaki Ryuumyou, Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan, HT Thích Như Điển dịch Việt, Viên Giác Tùng Thư, 2023, trang 361)

Thực ra, không phải chỉ có HT Thích Như Điển cho rằng “Thán Dị Sao” là khó hiểu, mà ngay cả Giáo Sư người Nhật Yamazaki Ryuumyou là tác giả của cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” cũng đã thừa nhận như vậy:

“Tuy là nói vậy nhưng với tôi đã nghĩ rằng đây là một quyển sách chẳng dễ chút nào.” (Sđd., tr. 18)

Chính vì vậy, Hòa Thượng đã chọn tác phẩm “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou để dịch, vì tác phẩm này là bản giải thích cuốn “Thán Dị Sao,” và hơn nữa Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou đã viết cuốn này không những bằng thứ tiếng Nhật hiện đại dễ hiểu mà còn bằng những dẫn dụ với các sự kiện xảy ra trong thời hiện đại cách Ngài Thân Loan hơn 800 năm đã giúp cho người đọc thời nay thấy gần với mình hơn đối với những gì được dạy trong “Thán Dị Sao.”

Giáo Sư Yamazaki chia tác phẩm làm hai phần: Phần đầu gồm mười chương giải thích lời dạy được cho là trực tiếp từ Ngài Thân Loan về pháp môn niệm Phật A Di Đà. Phần hai gồm tám chương giải thích lời diễn giải về “chỗ khác nhau” đối với pháp môn niệm Phật A Di Đà trong Tịnh Độ Chân Tông của Ngài Thân Loan được cho là do Ngài Duy Viên, là đệ tử của Ngài Thân Loan, viết. Thật ra toàn bộ “Thán Dị Sao” đều do ngài Duy Viên (Yuien) viết lại lời dạy của Ngài Thân Loan sau khi Ngài viên tịch và thêm phần giải thích. Giáo Sư Yamazaki đã cho biết điều này như sau:

“Quyển sách này sau khi Ngài Thân Loan viên tịch độ chừng 30 năm có một tín đồ niệm Phật tên là Duy Viên (Yuien) (-1289?) gom lại những lời dạy và cả một thời gian dài sau đó người ta không có được trong tay. Trên thực tế thì do Giáo Đoàn của Bổn Nguyện Tự (Honganji) đã phát hiện ra sự có mặt về sự tồn tại này của tác phẩm, còn đại chúng trực tiếp trước đó thì chưa hề biết đến.

“Dầu sao đi nữa, mãi cho đến thời kỳ Minh Trị (Meiji) có vị Sư cầu đạo tên là Kyozawamanshi (Thanh Trạch Mãn Chi – 1863-1903) phân loại giải thích để cho nhiều người được biết đến.” (Sđd., tr. 16)

Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.

Có lẽ như HT Thích Như Điển nói rằng nhờ dựa vào bản tiếng Nhật hiện đại của GS Yamazaki mà khi đọc bản dịch tiếng Việt của HT Thích Như Điển tôi không thấy có điều gì khó nắm bắt hay khó hiểu lắm. Tất nhiên, không thể bỏ qua yếu tố quan trọng khác là khả năng Nhật ngữ và tài năng dịch thuật của dịch giả Thích Như Điển.

Nhân đọc “Thán Dị Sao” của HT Thích Như Điển dịch Việt, tôi đã tìm ra được bản dịch tiếng Anh được đăng trên trang mạng của Hội Truyền Giáo Tịnh Độ Chân Tông của Singapore (Jodo Shinshu Buddhist Mission of Singapore), với tên “Lamenting the Deviations” [Lời Than Về Những Lệch Hướng]. Chữ “deviation” cũng có nghĩa là sự khác biệt, sự sai khác. Nhưng tôi chọn chữ “lệch hướng” vì “lệch hướng” ngoài ý nghĩa khác biệt còn nói lên sự khác biệt đi sai với ý hướng chính của Ngài Thân Loan qua chủ trương tha lực tuyệt đối của Tịnh Độ Chân Tông. So với bản dịch Việt của HT Thích Như Điển thì bản tiếng Anh không có sai khác nội dung và ý nghĩa nhiều lắm ngoài cách hành văn ở một vài chỗ ngắn gọn hay giản đơn hơn.  Thí dụ, đoạn đầu của Chương X của “Thán Dị Sao,” bản tiếng Anh dịch rất ngắn, chỉ trong 2 câu:

“The master Shinran said, in the nembutsu no self-working is true working; it is beyond description, explanation, and conceivability.” (Dịch: Ngài Thân Loan nói rằng, trong niệm Phật không phải tự lực là việc làm đúng; nó [niệm Phật] nằm ngoài sự diễn tả, sự giải thích, và khả năng nhận thức.)

Trong khi bản dịch Việt của HT Thích Như Điển như sau:

“Sự chân thật của Đức Phật A Di Đà gọi là trí thức của tự thân và kinh nghiệm của chính mình, không phải để chỉ cho sự lý giải, mà là một đạo lý. Tại sao vậy? Sự chân thật của Đức Phật A Di Đà nghĩa là nhơn gian lấy lý tánh làm trung gian để tự thắng về minh, so sánh, thuyết minh, không thể suy nghĩ việc có tính cách trí thức; bởi lẽ sự chân thật của Đức Phật A Di Đà quảng đại làm cho việc kia, mà Thân Loan đã ngưỡng vọng (lời nầy là lời của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn).”(Sđd., tr. 318)

So sánh hai bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt ở trên, chúng ta thấy cả hai đều có cùng một nội dung, đó là việc niệm Phật không phải là việc để diễn tả, giải thích và có thể nhận thức được, vì đó là kinh nghiệm thực chứng của Đức Phật A Di Đà được thể hiện qua bản nguyện cứu độ bất khả tư nghì của Ngài. Bản dịch tiếng Việt mà HT Thích Như Điển đã dựa vào bản tiếng Nhật hiện đại của GS Yamazaki có thêm sự giải thích tường tận và rộng hơn.

Còn một điều nữa không thể không nói đến là trong bản dịch tiếng Anh của Hội Truyền Giáo Tịnh Độ Chân Tông của Singapore không thấy nói dựa vào bản tiếng Nhật nào. Nếu họ dùng bản tiếng Nhật khác - có thể là bản tiếng Nhật cổ - với bản tiếng Nhật của HT Thích Như Điển dựa vào để dịch thì sự khác biệt là điều đương nhiên không thể tránh khỏi.

Mới nghe qua tựa đề “Thán Dị Sao,” chúng ta không khỏi thắc mắc rằng lời than về những lệch hướng đó là gì? Trong Chương Đầu của “Thán Dị Sao,” Ngài Duy Viên đã viết:

“Với tâm hồn yên tịnh của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn thuở bấy giờ và hiện tại, nếu suy nghĩ thì việc truyền đạt trực tiếp của Thân Loan Thánh Nhơn với niềm tin, phải nghĩ va than lên rằng: có quá nhiều sự sai biệt.” (Sđd., tr. 305)

Trong cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan,” Giáo Sư Yamazaki đã giải thích nguyên nhân mà qua đó chúng ta cũng thấy được về sự sai biệt mà Ngài Duy Viên đã nói ở trên:

“Thế giới của niềm tin rất vi diệu. Sự vi diệu chính là sự khác biệt về lý giải tín ngưỡng kia. Từ đó do sự khác biệt nầy mà tín ngưỡng lại phát sanh ra. Ngoài ra dị nghĩa (dị đoan) lại được phát sanh. Thêm một lý do khác nữa là vì sự tư lợi của con người. Vì lòng dục ấy đã làm cho lòng tin bị ngộ nhận về tín ngưỡng được sản sinh. Cho nên nhiều người đã bắt đầu nổi loạn. “Thán Dị  Sao” ở chương thứ 11 đã chỉ cho chúng ta thấy về việc dị nghĩa này.” (Sđd., tr. 51)

Giáo Sư Yamazaki cũng đã đề cập đến nguyên nhân khác của sự sai biệt là quan điểm “tự thấy tự ngộ,” “nói về cái ta” trong những người tu theo Tịnh Độ vào thuở đó.

“Thời của Ngài Thân Loan hay nói đúng hơn là sự chỉ dạy về Đức Phật A Di Đà đã trôi qua và sinh ra ngộ giải rất nhiều. Tại sao việc ngộ giải lại xảy ra như vậy? Nếu chỉ nói một lời là: Bởi vì chuyện “Tự thấy tự ngộ,” “nói về cái ta” trong sự suy nghĩ của nhiều người về tín ngưỡng đã phát sanh ra vậy. Với tôi việc nầy lòng tin của con người bị đóng cửa về chữ tín rồi.” (Sđd., tr. 34)

Nhưng, nội dung cốt lõi mà Tổ Sư Thân Loan đã dạy trong “Thán Dị Sao” là gì?

Theo “Thán Dị Sao,” thì Ngài Thân Loan cho rằng khi con người khởi tâm nghĩ tới và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đã đặt trọn vẹn niềm tin và sinh  mệnh của mình vào bản nguyện cứu độ của Đức Phật A Di Đà. Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà thành lập Cõi Tịnh Độ để cứu giúp tất cả chúng sinh trong mười phương thế giới là thệ nguyện rộng lớn, sâu xa và vi diệu mà trí phàm phu không thể nghĩ bàn tới. Giáo Sư Yamazaki cũng đã xưng tán bản nguyện của Đức Phật A Di Đà:

“Những lời thệ nguyện nầy vượt lên khỏi trí tánh hay giá trị quan thế tục của chúng ta. Đó là “Thệ nguyện bất tư nghì (Bất tư nghì có nghĩa là vượt lên trên sự suy nghĩ của con người, cũng đồng với nghĩa không thể suy nghĩ được). Bởi lẽ Đức Phật A Di Đà đã phát nguyện vì hạnh phúc của con người, nên nói là Thệ Nguyện. Lại nữa “Bổn Nguyện” có nghĩa là lời nguyện căn bản về hạnh phúc cho con người.” (Sđd., tr. 41)

Chính niềm tin tuyệt đối vào bản nguyện cứu độ rộng lớn của Đức Phật A Di Đà đã tiếp dẫn người ấy vào thế giới của Đức Phật A Di Đà bất kể là người đó có làm việc thiện, việc ác hay không, cũng không kể người đó là già hay trẻ. Điều này đã được “Thán Dị Sao” gọi là “nghiếp thủ bất xả,” tức là được giữ chặt không bao giờ buông bỏ một khi con người đặt tín tâm trọn vẹn của mình vào bản thệ của Đức Phật A Di Đà.

Trong Chương Thứ Nhất của “Thán Dị Sao” viết rằng:

“Tất cả mọi người được hạnh phúc, suy nghĩ làm sao có thể tiếp tục đến thế giới rộng lớn đó, được an ổn qua lời thệ nguyện đã nguyện để cứu độ nhơn gian; tin rằng thế giới tự nhiên ở Tịnh Độ sẽ được sanh ra, khi phát ra câu Phật hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ của Đức Phật A Di Đà thì việc cứu độ và sự giải phóng con người của chúng ta sẽ được thành lập.

“Lời dạy của Đức Phật A Di Đà (túc nguyện) ngay cả tuổi tác hay việc lành việc dữ của nhơn gian cũng không kể đến, vì sự chơn thật của Đức Phật A Di Đà sâu xa với tâm bị ngủ quên là điều tối cần thiết vậy. Vì sao thế? Bởi với túc nguyện của Đức Phật A Di Đà, Ngài muốn cho kẻ mang trọng tội chất chồng hay ngay cả những người đầy dục vọng lẫn phiền não bị trói buộc là nhơn gian chúng ta, sẽ được giải phóng và mọi người đều được sinh về thế giới ấy.” (Sđd., tr. 306)

Đây là điểm đặc biệt của Tịnh Độ Chân Tông mà Ngài Thân Loan là vị khai tổ. Trong chủ trương tha lực tuyệt đối của Ngài Thân Loan thì mọi tự lực của con người để cầu vãng sinh về cõi Phật A Di Đà đều bất khả. Duy chỉ có tha lực cứu độ từ bản nguyện độ sinh rộng lớn của Đức Phật A Di Đà mới giúp con người được sinh vào Cõi Tịnh Độ. Ngài Duy Viên đã viết trong Chương Thứ XIII của “Thán Dị Sao”:

“Cho nên tất cả những việc làm của chúng ta cả thiện lẫn ác đều do nghiệp tạo ra vậy. Cuối cùng do nghiệp ấy dẫn dắt và vượt lên khỏi nghiệp, chúng ta được sự hướng dẫn để được cứu độ là nhờ sự tín thuận theo lời dạy của Đức A Di Đà Như Lai; thế nhưng đó là tha lực do sự tín tâm mà được sanh ra vậy.” (Sđd., tr. 328)

Giống như Ngài Long Thọ đã nói, trong Thập Trụ Tỳ-bà-sa Luận, có hai phương pháp tu tập: Dị hành đạo và Nan hành đạo, Ngài Duy Viên trong Chương Thứ XII của “Thán Dị Sao” cũng đề cập đến pháp môn niệm Phật là pháp môn dễ thực hành.

“Một chữ cũng chẳng đọc được, những người chẳng học được chữ nào, cuối cùng thì việc kinh điển và chú thích, v.v… hầu như chẳng biết để gọi một cách dễ dàng, đều suy nghĩ là tên gọi của Đức Phật A Di Đà. Dẫu cho bất cứ ai, hay bất cứ nơi đâu, hay bất cứ lúc nào cũng có thể học, việc thực tiễn có thể làm được là từ thế giới của Đức A Di Đà Như Lai, gọi đó là dị hành (dễ làm).” (Sđd., tr. 322)

Một điểm đặc thù khác trong chủ trương của Ngài Thân Loan được nói đến trong “Thán Dị Sao,” như đã trích dẫn ở một đoạn trên, là bất kể “mang trọng tội chất chồng hay ngay cả những người đầy dục vọng lẫn phiền não bị trói buộc” nhờ đặt niềm tin trọn vẹn vào tha lực của bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà đều được tiếp độ vãng sanh. Đối với Ngài Thân Loan, qua giải thích của vị đệ tử là Ngài Duy Viên, thì những người tu Tịnh Độ bằng tự lực thì chỉ có thể sinh vào “bên cạnh Tịnh Độ.”

“Tuy nhiên nhờ vài cái đức của sự niệm Phật, có thể sanh về Tịnh Độ được, nhưng Tịnh Độ ấy là không phải chân thật Tịnh Độ như xưa nay. Từ đó cách xa, cho nên gọi những người như vậy là sanh về bên cạnh Tịnh Độ (Dịch giả: đó là thai cung Tịnh Độ hay nghi thành), vì nghi ngờ Phật trí của sự chơn thật. Chỉ có điều là khi sanh về đó không bị rơi vào thế giới địa ngục nữa. Ở thế giới đó quá tin về tự kỷ; tội nghi ngờ về sự chơn thật sâu dày, mất đi sự tỉnh thức, tương lai sẽ sanh về Tịnh Độ chơn thật và sẽ được Satori thành Phật, học hỏi.” (Sđd., tr. 339)

Hòa Thượng Thích Như Điển, đối với việc này, đã có giải thích thêm như sau trong “Đôi Lời Của Dịch Giả”:

“Nếu chúng ta dựa vào Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Quán Vô Lượng Thọ, phần quán thứ 16 về Hạ Phẩm Hạ Sanh thì những người sanh về đây là do phạm tội ngũ nghịch và nhứt xiển đề, nhưng với hai điều kiện là chính bản thân người niệm Phật ấy phải có tâm tàm quý, xấu hổ về những nghiệp cũ đã tạo ra và nhất là phải có những thiện hữu trí thức ở gần đó, khi cận tử nghiệp đến, khuyên ta phát tâm. Cuối cùng sẽ sanh về được Hạ Phẩm Hạ Sanh.

“Do vậy cả hai tư tưởng truyền thống rút ra từ kinh điển và tư tưởng Tịnh Độ Chơn Tông của Ngài Thân Loan cũng như của Ngài Duy Viên có ít nhiều sai biệt. Để từ đó chúng ta có thể hiểu rõ Phật Giáo Tịnh Độ Chơn Tông của Nhật Bản xưa nay chủ trương như vậy.” (Sđd., tr. 363)

Để đúc kết bài giới thiệu này, xin mượn lời của Giáo Sư Yamazaki đã viết trong “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan”:

“‘Thán Dị Sao’ không phải là tài liệu để thưởng lãm, bởi lẽ từng chữ từng chữ một trong nầy ý nghĩa rất thâm sâu, mỗi ngày khi tôi mở ra đọc cũng có thể phát hiện ra nhiều kinh nghiệm cần nên nhớ biết không phải là ít. Ở chương thứ nhất (của Thán Dị Sao) là điểm khởi đầu. Không tin được, toàn bộ về tín ngưỡng của Ngài Thân Loan, cũng như tư tưởng, không có gì để nghi ngờ nữa. Cũng chẳng phải chỉ có vậy, với tôi theo thiển ý thì đó là chương khó nhất. Tuy nhiên, chỉ một chương nầy với tôi đã trở thành vĩ đại, dùng làm điểm tựa để sống theo.” (Sđd., tr. 39)

Xin thành kính cảm ơn Hòa Thượng Thích Như Điển đã dịch cuốn sách này sang tiếng Việt để cống hiến cho độc giả người Việt một tác phẩm giá trị đối với con đường tu tập theo pháp môn Tịnh Độ.

Và xin kính giới thiệu đến quý độc giả dịch phẩm “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt.

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2016(Xem: 8458)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
22/12/2016(Xem: 11058)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
22/12/2016(Xem: 8532)
Mẹ ưu sầu suốt một tháng qua. Có lẽ giữa mẹ và cha có bất đồng xích mích về chuyện gì đó, mà tôi không được rõ. Cha mất việc làm, nói đúng là bị đuổi việc, bởi một sự trù dập trả đũa về chuyện cha viết bài báo tố cáo những hành vi tiêu cực của ban giám đốc cơ quan.
22/12/2016(Xem: 10896)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
22/12/2016(Xem: 28879)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8537)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
18/12/2016(Xem: 6389)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
14/12/2016(Xem: 13523)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
12/12/2016(Xem: 7207)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7388)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]