Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

01/04/202312:16(Xem: 4604)
Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

SỐNG VỚI “THÁN DỊ SAO” CỦA NGÀI THÂN LOAN
YAMAZAKI RYUUMYOU
THÍCH NHƯ ĐIỂN
Việt dịch

Sống-Với-Thần-Dị-Sao-của-Ngai-Thân-Loan-HT-Thích-Như-Điển-001-1


Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
Tác giả: Yamayaki Ryumyo (Sơn Khí Long Minh).
Nhà xuất bản Đại Pháp Luân Các. Phát hành lần thứ nhất
vào ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 13 (2001).
Phát hành lần thứ ba vào ngày 4 tháng 11 năm Bình Thành thứ 17 (2005)
tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.

Việt dịch: Thích Như Điển.

Viên Giác Tùng Thư
Ấn hành lần thứ nhất, quý I/2023

Trách nhiệm xuất bản: Nguyên Đạo
Dò chính tả: Thanh Phi
Kỹ thuật và bìa: Nhuận Pháp

ISBN: 978-1-0879-2171-6


MỤC LỤC

Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
HT Thích Như Điển dịch
Cư Sĩ Diệu Danh Tuyết Mai diễn đọc






LỜI NÓI ĐẦU...............................................................7
I. NGÔN NGỮ CỦA “THÁN DỊ SAO” VÀ HÃY HỌC THEO LỜI DẠY................................................................................. 11
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐÓNG CHẶT NIỀM TIN LÀ SỰ NGUY HẠI............................................................................................ 25
Chương Thứ Nhất: SỰ ĐÒI HỎI CẦN THIẾT CỦA THÂN MẠNG................................................................................................ 37
CHƯƠNG THỨ HAI: SỐNG VỚI LÒNG TIN NGHIÊM MẬT....................................................................................................... 49
CHƯƠNG THỨ BA: NGAY CẢ NGƯỜI ÁC CŨNG ĐƯỢC CỨU GIÚP....................................................................................... 61


CHƯƠNG THỨ TƯ: HÃY DÙNG TÌNH THƯƠNG ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ SẨY CHÂN............................................................. 73
CHƯƠNG THỨ NĂM: KHAI MỞ CUỘC SỐNG............................................................................................................................. 85
CHƯƠNG THỨ SÁU: NGHĨ SAI VỀ CUỘC SỐNG BỊ VẬT TƯ HÓA.......................................................................................... 97

 


CHƯƠNG THỨ BẢY: HÃY TÔN TRỌNG CÁCH SỐNG TỰ TẠI................................................................................................ 109
CHƯƠNG THỨ TÁM: SỰ THẬT LÀ KHÔNG CÓ CÁI GÌ THUỘC VỀ TÔI CẢ......................................................................... 121
CHƯƠNG THỨ CHÍN: CHƠN THẬT CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI PHÍA SAU MÌNH.................................................................. 133




CHƯƠNG THỨ MƯỜI: CHÍNH MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THƯỚC ĐO CỦA THẾ GIỚI............................................................ 145


II. TỪ CHỖ SAI KHÁC (KHÁC NGHĨA) ĐẾN VIỆC HỌC THEO ĐIỀU ĐÚNG .................................................................... 157
CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT: LỜI DẠY VÀ SỰ NIỆM PHẬT, CÔNG VIỆC QUA MỘT TỜ GIẤY.............................................. 159
CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI: CON NGƯỜI SỐNG VỚi SỰ HỌC VẤN............................................................................................ 171



CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA: QUA CÁCH SUY NGHĨ CỦA TỰ THÂN LÀ CUỘC SỐNG SAO?.................................................... 183
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: CÓ PHẢI VÌ MUỐN DIỆT CÁI TỘI VÀ CÁI ÁC MÀ NIỆM PHẬT CHĂNG?............................... 195
CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM: THẾ GIỚI CHÂN THẬT VÀ THẾ GIỚI GIẢ (TƯỚNG) HAI VIỆC CỦA TỊNH ĐỘ...................... 207



CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU: HỒI TÂM - PHƯƠNG HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CON NGƯỜI...................................................... 221
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY: TRƯỜNG HỢP TÁI SANH LÀM NGƯỜI - PHƯƠNG TIỆN CỦA TỊNH ĐỘ................................. 235
CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM: TIỀN BẠC (CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ) DÙNG ĐỂ MUA SỰ LỢI ÍCH LÀ VIỆC HIỂU SAI......... 249


Chương 18 (tiếp theo 1)

Chương 18 (tiếp theo 2)


III. “THÁN DỊ SAO” NGUYÊN VĂN VÀ DỊCH RA NGÔN NGỮ HIỆN ĐẠI............................................................................. 303

LỜI CUỐI: NIỀM TIN CỦA AI CŨNG GIỐNG NHAU CẢ................................................................................................................ 343
LỜI PHỤ................................................................................................................................................................................................. 349
LỜI SAU CÙNG.................................................................................................................................................................................... 353
TIỂU SỬ TÁC GIẢ................................................................................................................................................................................ 357
ĐÔI LỜI CỦA DỊCH GIẢ..................................................................................................................................................................... 359

 





LỜI NÓI ĐẦU


Buồn thảm và nhiều việc không như ý.

    Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ.

   Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.

   Những việc nói ở trước sẽ như thế nào, nói sao đây? Ở trong những bất an đó phải làm sao cho tốt, mà mỗi ngày, mỗi ngày chúng ta phải đương đầu sống với nó? Cả chính trị, lẫn giáo dục rồi tôn giáo cũng bị ngộp thở. Sự thật thì chúng ta phải sống để nương vào đâu cho tốt đây, mà đường đi thì thật là mờ tối.

   Việc hủ bại của những chính trị gia về những hành vi quan liêu bất chính, mà dưới mắt của cảnh sát cũng dư biết việc không rõ ràng nầy. Kết quả của việc sa đọa về giáo dục cũng như của những giáo đoàn của tôn giáo về việc dối trá trong việc cưỡng ép việc hiến tặng tiền bạc v.v... toàn là những chuyện đau lòng. Mặt khác chung quanh chúng ta thực tế có nhiều vấn đề hiện thực như sự cùng khổ, đói nghèo, vấn đề dân tộc sai biệt và ngay cả vấn đề chiến tranh cũng  đang gặp phải.

   Với ý nghĩa nầy, đối diện với ngũ trược ác thế (nghĩa là thời đại mà con người và xã hội bị ô nhiễm), trong đời ngũ trược không có Phật (thời đại hầu như không thấy được sự chân thật), ngoài ra thì chẳng còn gì cả. 

    Tuy nhiên con người của thời đại đang hướng mắt tìm về Phật Pháp, không những chỉ để quan sát suông, cũng không phải chỉ để tìm cầu những lời dạy cho tâm được an ổn, tìm cầu lòng bi mẫn trước hiện thực khó khăn, lại cũng chẳng phải để ta thán. Nếu đúng như vậy, thì điều nầy đơn thuần là lời dạy

yếm thế (nghĩa là lời dạy cho cuộc đời đầy bi quan nầy) cũng không phải là quá lời.

     Ngài Thân Loan lúc đương thời có dạy Phật Pháp về sự xa rời uế độ, vui cầu Tịnh độ, đơn thuần là xa rời thế gian, phủ định nó, thích tìm cầu ở đời sống khác, mà đạt được sự nghi ngờ lớn và tự chính mình mở ra con đường của đạo. Điều căn bản là hãy sống với hiện thực, theo đuổi hiện thực, vượt khỏi hiện thực để có một thế giới của Phật giáo. Đây chính là điểm then chốt vậy.

   Đối với chúng ta bây giờ khi tìm cầu đến xã hội và con người thì bi lụy, ta thán nên muốn chấm dứt. Dạo gần đây người ta thường hay nói đến những thiếu niên làm những điều phi pháp và phạm tội rất nhiều. Người lớn thì với những hành vi sai trái ấy, lại không so sánh với những việc phạm tội kia. Hành vi sai
trái của trẻ con đó có thể nói chẳng phải là hình ảnh của người lớn phạm tội sao? Sự thật của vấn đề giáo dục ở đây là vấn đề chính bản thân của người lớn vậy.

   Ngày nay Ngài Thân Loan loại bỏ con đường xấu ác mê mờ kia, hãy nên tìm cầu đến “Thán Dị Sao”, chính là quyển sách nầy. Trải qua trong quá khứ, vượt khỏi cả thời đại cùng lịch sử, nó luôn mang tính cách hiện đại. Hãy đọc sách một lần, quả là điều hân hạnh.

Tháng 8 năm 2001.
Tác giả Yamazaki Ryumyo.

(Dịch từ tiếng Nhật sang Việt ngữ
bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2022
nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Nhâm Dần
tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc).


pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2020(Xem: 5342)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 5035)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5578)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5620)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7334)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8165)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5641)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7500)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7563)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8023)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]