Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

01/04/202312:16(Xem: 4630)
Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (sách PDF) HT Thích Như Điển dịch, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

SỐNG VỚI “THÁN DỊ SAO” CỦA NGÀI THÂN LOAN
YAMAZAKI RYUUMYOU
THÍCH NHƯ ĐIỂN
Việt dịch

Sống-Với-Thần-Dị-Sao-của-Ngai-Thân-Loan-HT-Thích-Như-Điển-001-1


Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
Tác giả: Yamayaki Ryumyo (Sơn Khí Long Minh).
Nhà xuất bản Đại Pháp Luân Các. Phát hành lần thứ nhất
vào ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 13 (2001).
Phát hành lần thứ ba vào ngày 4 tháng 11 năm Bình Thành thứ 17 (2005)
tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.

Việt dịch: Thích Như Điển.

Viên Giác Tùng Thư
Ấn hành lần thứ nhất, quý I/2023

Trách nhiệm xuất bản: Nguyên Đạo
Dò chính tả: Thanh Phi
Kỹ thuật và bìa: Nhuận Pháp

ISBN: 978-1-0879-2171-6


MỤC LỤC

Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
HT Thích Như Điển dịch
Cư Sĩ Diệu Danh Tuyết Mai diễn đọc






LỜI NÓI ĐẦU...............................................................7
I. NGÔN NGỮ CỦA “THÁN DỊ SAO” VÀ HÃY HỌC THEO LỜI DẠY................................................................................. 11
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐÓNG CHẶT NIỀM TIN LÀ SỰ NGUY HẠI............................................................................................ 25
Chương Thứ Nhất: SỰ ĐÒI HỎI CẦN THIẾT CỦA THÂN MẠNG................................................................................................ 37
CHƯƠNG THỨ HAI: SỐNG VỚI LÒNG TIN NGHIÊM MẬT....................................................................................................... 49
CHƯƠNG THỨ BA: NGAY CẢ NGƯỜI ÁC CŨNG ĐƯỢC CỨU GIÚP....................................................................................... 61


CHƯƠNG THỨ TƯ: HÃY DÙNG TÌNH THƯƠNG ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ SẨY CHÂN............................................................. 73
CHƯƠNG THỨ NĂM: KHAI MỞ CUỘC SỐNG............................................................................................................................. 85
CHƯƠNG THỨ SÁU: NGHĨ SAI VỀ CUỘC SỐNG BỊ VẬT TƯ HÓA.......................................................................................... 97

 


CHƯƠNG THỨ BẢY: HÃY TÔN TRỌNG CÁCH SỐNG TỰ TẠI................................................................................................ 109
CHƯƠNG THỨ TÁM: SỰ THẬT LÀ KHÔNG CÓ CÁI GÌ THUỘC VỀ TÔI CẢ......................................................................... 121
CHƯƠNG THỨ CHÍN: CHƠN THẬT CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI PHÍA SAU MÌNH.................................................................. 133




CHƯƠNG THỨ MƯỜI: CHÍNH MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THƯỚC ĐO CỦA THẾ GIỚI............................................................ 145


II. TỪ CHỖ SAI KHÁC (KHÁC NGHĨA) ĐẾN VIỆC HỌC THEO ĐIỀU ĐÚNG .................................................................... 157
CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT: LỜI DẠY VÀ SỰ NIỆM PHẬT, CÔNG VIỆC QUA MỘT TỜ GIẤY.............................................. 159
CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI: CON NGƯỜI SỐNG VỚi SỰ HỌC VẤN............................................................................................ 171



CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA: QUA CÁCH SUY NGHĨ CỦA TỰ THÂN LÀ CUỘC SỐNG SAO?.................................................... 183
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: CÓ PHẢI VÌ MUỐN DIỆT CÁI TỘI VÀ CÁI ÁC MÀ NIỆM PHẬT CHĂNG?............................... 195
CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM: THẾ GIỚI CHÂN THẬT VÀ THẾ GIỚI GIẢ (TƯỚNG) HAI VIỆC CỦA TỊNH ĐỘ...................... 207



CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU: HỒI TÂM - PHƯƠNG HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CON NGƯỜI...................................................... 221
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY: TRƯỜNG HỢP TÁI SANH LÀM NGƯỜI - PHƯƠNG TIỆN CỦA TỊNH ĐỘ................................. 235
CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM: TIỀN BẠC (CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ) DÙNG ĐỂ MUA SỰ LỢI ÍCH LÀ VIỆC HIỂU SAI......... 249


Chương 18 (tiếp theo 1)

Chương 18 (tiếp theo 2)


III. “THÁN DỊ SAO” NGUYÊN VĂN VÀ DỊCH RA NGÔN NGỮ HIỆN ĐẠI............................................................................. 303

LỜI CUỐI: NIỀM TIN CỦA AI CŨNG GIỐNG NHAU CẢ................................................................................................................ 343
LỜI PHỤ................................................................................................................................................................................................. 349
LỜI SAU CÙNG.................................................................................................................................................................................... 353
TIỂU SỬ TÁC GIẢ................................................................................................................................................................................ 357
ĐÔI LỜI CỦA DỊCH GIẢ..................................................................................................................................................................... 359

 





LỜI NÓI ĐẦU


Buồn thảm và nhiều việc không như ý.

    Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ.

   Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.

   Những việc nói ở trước sẽ như thế nào, nói sao đây? Ở trong những bất an đó phải làm sao cho tốt, mà mỗi ngày, mỗi ngày chúng ta phải đương đầu sống với nó? Cả chính trị, lẫn giáo dục rồi tôn giáo cũng bị ngộp thở. Sự thật thì chúng ta phải sống để nương vào đâu cho tốt đây, mà đường đi thì thật là mờ tối.

   Việc hủ bại của những chính trị gia về những hành vi quan liêu bất chính, mà dưới mắt của cảnh sát cũng dư biết việc không rõ ràng nầy. Kết quả của việc sa đọa về giáo dục cũng như của những giáo đoàn của tôn giáo về việc dối trá trong việc cưỡng ép việc hiến tặng tiền bạc v.v... toàn là những chuyện đau lòng. Mặt khác chung quanh chúng ta thực tế có nhiều vấn đề hiện thực như sự cùng khổ, đói nghèo, vấn đề dân tộc sai biệt và ngay cả vấn đề chiến tranh cũng  đang gặp phải.

   Với ý nghĩa nầy, đối diện với ngũ trược ác thế (nghĩa là thời đại mà con người và xã hội bị ô nhiễm), trong đời ngũ trược không có Phật (thời đại hầu như không thấy được sự chân thật), ngoài ra thì chẳng còn gì cả. 

    Tuy nhiên con người của thời đại đang hướng mắt tìm về Phật Pháp, không những chỉ để quan sát suông, cũng không phải chỉ để tìm cầu những lời dạy cho tâm được an ổn, tìm cầu lòng bi mẫn trước hiện thực khó khăn, lại cũng chẳng phải để ta thán. Nếu đúng như vậy, thì điều nầy đơn thuần là lời dạy

yếm thế (nghĩa là lời dạy cho cuộc đời đầy bi quan nầy) cũng không phải là quá lời.

     Ngài Thân Loan lúc đương thời có dạy Phật Pháp về sự xa rời uế độ, vui cầu Tịnh độ, đơn thuần là xa rời thế gian, phủ định nó, thích tìm cầu ở đời sống khác, mà đạt được sự nghi ngờ lớn và tự chính mình mở ra con đường của đạo. Điều căn bản là hãy sống với hiện thực, theo đuổi hiện thực, vượt khỏi hiện thực để có một thế giới của Phật giáo. Đây chính là điểm then chốt vậy.

   Đối với chúng ta bây giờ khi tìm cầu đến xã hội và con người thì bi lụy, ta thán nên muốn chấm dứt. Dạo gần đây người ta thường hay nói đến những thiếu niên làm những điều phi pháp và phạm tội rất nhiều. Người lớn thì với những hành vi sai trái ấy, lại không so sánh với những việc phạm tội kia. Hành vi sai
trái của trẻ con đó có thể nói chẳng phải là hình ảnh của người lớn phạm tội sao? Sự thật của vấn đề giáo dục ở đây là vấn đề chính bản thân của người lớn vậy.

   Ngày nay Ngài Thân Loan loại bỏ con đường xấu ác mê mờ kia, hãy nên tìm cầu đến “Thán Dị Sao”, chính là quyển sách nầy. Trải qua trong quá khứ, vượt khỏi cả thời đại cùng lịch sử, nó luôn mang tính cách hiện đại. Hãy đọc sách một lần, quả là điều hân hạnh.

Tháng 8 năm 2001.
Tác giả Yamazaki Ryumyo.

(Dịch từ tiếng Nhật sang Việt ngữ
bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2022
nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Nhâm Dần
tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc).


pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2010(Xem: 7015)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9065)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10257)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9048)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7901)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5703)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10416)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7184)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8479)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6988)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]