Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Tưởng Giác Ngộ Của Con Người (pdf)

26/01/202314:14(Xem: 5099)
Lý Tưởng Giác Ngộ Của Con Người (pdf)

Lý tưởng Giác ngộ của con người
The Ideal of Humain Enlightenment

Urgyen Sangharakshita.
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

         Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.

         Nền Phật giáo đó của Trung quốc và cả các nền Phật giáo của các quốc gia lân bang như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng bởi nền Phật giáo Trung quốc, dường như cho thấy những sự suy thoái và khó khăn trầm trọng, nếu không muốn nói là cả một sự bế tắc. Nền văn minh Trung quốc đạt đến tột đỉnh vào thời đại nhà Đường từ thế kỷ thứ VI đến thứ IX, và đã suy tàn dần từ sau đó. Phật giáo Trung quốc cũng diễn tiến song hành với đà thăng tiến và suy thoái đó của nền văn minh Trung quốc. Các nền Phật giáo của các nước lân bang phát triển chậm hơn và cũng đạt được các thời kỳ hưng thịnh chậm hơn, ít nhất là vài thế kỷ. Nói chung các nền Phật giáo phát triển qua các con đường tơ lụa biến dạng và suy tàn dần cho đến ngày nay, nói một cách khác là không còn thích ứng được với các xã hội hiện đại.

       Trái lại nếu nhìn vào nền Phật giáo "non trẻ" trong thế giới Tây phương, thì chúng ta sẽ không khỏi nhận thấy nền Phật giáo đó, nhờ thừa hưởng một nền văn minh duy lý, khoa học và triết học, đã phát triển thật nhanh chóng và vững chắc, nhất là phù hợp và thích ứng hơn với con người tân tiến ngày nay.

    Thế nhưng trong bài thuyết trình dưới đây nhà sư Sangharakshita nêu lên một số các hiểu lầm của người Tây phương về Phật giáo, mà chúng ta có thể là không ngờ đến. Đó là các sự hiểu lầm tạo ra bởi sự liên tưởng giữa Phật giáo và nền tín ngưỡng hữu thần đã ăn sâu vào nền văn hóa và sự sinh hoạt xã hội của họ từ ngàn năm qua. Một số người Tây phương nhìn vào Phật giáo và tìm hiểu Phật giáo xuyên qua các thuật ngữ trong tín ngưỡng của họ. Thế nhưng qua một góc nhìn nào đó thì Giáo huấn của Đức Phật không phải là một tôn giáo theo cách hiểu của của người Tây phương. Thật vậy, chỉ có người Tây phương mới nhìn thấy được các khía cạnh tế nhị đó trong cách nhận định của chính họ về Phật giáo.

       Bài thuyết giảng này được đưa ra vào năm 1975, tức là cách nay đã gần nửa thế kỷ. Những gì trên đây là các nhận xét của nhà sư Sangharakshita vào thời bấy giờ, ngày nay con số sách báo và tư liệu về Phật giáo trong các nước Tây phương rất phong phú, nêu lên các công trình khảo cứu và các sự hiểu biết rất cao. Dầu sao các nhận xét này cũng chỉ là các luận cứ mở đầu cho bài thuyết giảng của nhà sư Sangharakshita. Điều chủ yếu và quan trọng hơn cả trong bài thuyết giảng này là lý tưởng của sự sống con người, lý tưởng của sự hiện hữu của con người. Lý tưởng đó thường được gọi bằng  ột thuật ngữ khá quen thuộc - ít nhất là đối với những người Phật giáo - là sự Giác ngộ.

       Vậy Giác ngộ là gì, thuật ngữ này muốn nói lên điều gì? Giác ngộ là tiếng Hán (覺悟), chữ "giác" có nghĩa là bừng tỉnh hay hiểu ra, chữ "ngộ" có nghĩa nhận thấy được, vỡ lẽ ra. Hai chữ này mang ý nghĩa khá gần nhau, chữ "ngộ" bổ túc và nhấn mạnh thêm cho chữ "giác". Hai chữ giác và ngộ được dịch từ chữ Bodhi trong tiếng Phạn và tiếng Pali. Chữ Bodhi bắt nguồn từ động từ bodheti có nghĩa là thức dậy, tỉnh dậy - sau một giấc ngủ say chẳng hạn - và được xem như là một sự bừng tỉnh hay bừng sáng, một "sự hiểu biết siêu việt" bất thần hiện lên với mình. Tiếng Anh dịch chữ Bodhi là Awakening / sự Thức tỉnh hay Tỉnh thức, Enlightenment / sự Bừng sáng hay Quán thấy minh bạch; tiếng Pháp dịch chữ Bodhi là Eveil hay Illumination, mang cùng một ý nghĩa với tiếng Anh. Chữ Giác ngộ sẽ được dùng trong bản dịch tiếng Việt dưới đây, dù chữ này đã trở nên quá quen thuộc và bị lạm dụng, khiến ý nghĩa của nó trở nên mơ hồ và thiếu chính xác.

     Ngoài ra thiết nghĩ cũng nên nhấn mạnh thêm một khía cạnh khác của chữ Giác ngộ. Chữ giác ngộ không có nghĩa là một sự hiểu biết, với tư cách là một danh từ hay một động từ, liên quan đến một sự vật cụ thể hay một sự hiểu biết nào cả, mà là một "thể dạng" hiểu biết siêu việt và thượng thặng về một cái gì đó thật sâu xa và rộng lớn, mà những người khác - những người chưa thức tỉnh - không có một ý niệm nào cả. Đấy là cách hiểu về chữ Giác ngộ giúp chúng ta theo dõi bài giảng rất khúc triết này của nhà sư Sangharakshita.

pdf-download

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2020(Xem: 5964)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7443)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9215)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5342)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7100)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
09/08/2020(Xem: 7389)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
09/08/2020(Xem: 6507)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh. Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
08/08/2020(Xem: 6450)
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
08/08/2020(Xem: 5664)
Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
08/08/2020(Xem: 5716)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: “Cảm Tạ Xứ Đức”. Trong mùa an cư kiết hạ này tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm để sau đó còn cho dịch ra tiếng Đức, nhằm cho người Đức cũng có thể xem và hiểu nhiều hơn về một dân tộc ở rất xa hơn nửa vòng trái đất, nhưng tại quê hương này đã cưu mang họ hơn 25 năm nay trong bàn tay từ ái đón nhận những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đến tạm dung, sinh sống tại xứ Đức này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]