Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng

25/11/202218:47(Xem: 6948)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng
Hanh-Huong-India-2022-01
Namo Sakya Muni Buddha
 
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn
 VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI.


        Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn).  Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.

Suốt sáu năm dài đằng đẵng, nếm mật, nằm gai, chịu đựng sự khổ hạnh tối thượng, với nỗ lực siêu phàm, bây giờ lộ trình bất tử mở toang cánh cửa, đã được khai thông. Chưa có ai vĩ đại như ngài, chưa có ai kiêu dũng như ngài, và cũng chưa có ai cô độc như ngài. Cho chí những giây khắc khó khăn nhất, bên mình ngài cũng chẳng có ai, may nhờ bát cháo sữa vi diệu của cô bé Sujata dâng cúng. Có thể nói rằng, ngài đã nỗ lực tự mình, không nương nhờ ai mà cũng có bất kỳ một vị thầy nào trên lộ trình khám phá sự thật (Na me ācariyo atthi - một đạo sư, ta không có - ngài đã từng nói vậy).

 Tuy thế, chẳng phải ngài sáng tạo con đường, mà ngài chỉ tìm ra con đường xưa cũ, đã bị mù sương của vô lượng thời gian che khuất. Ngài chỉ là một con người, sinh ra và lớn lên như một con người, với xương thịt, ngũ quan, tình cảm, tinh thần cũng chỉ là một con người; nhưng nhờ tư duy có chiều sâu, biết giữ cảm xúc chừng mực, biết tra vấn và học hỏi, biết hoài nghi và biết trung thực; không dễ dàng chấp nhận những chân lý có sẵn, những lối mòn sơn son thếp vàng; dám đơn độc chiến đấu với cám dỗ, với truyền thống, với bản ngã cho đến lúc đứng trên đỉnh đầu sinh tử để ca khúc khải hoàn. Vậy ngài đúng là một vị Toàn Giác, một bậc Chánh Đẳng Giác do sự thấy biết chơn chánh và toàn diện.

Ngài còn có khả năng truyền bá giáo pháp nên người ta tôn xưng ngài là bậc Chánh Biến Tri,
là người phi thường(Acchariya manussa),
là bậc làm chủ giáo pháp (Dhammassāmi - Pháp vương),
là người ban bố pháp bất tử (Amatassa dātā),
là người cho vật báu (Varado- vật báu chính là tâm từ bi thanh khiết nhất, trí tuệ sâu xa nhất và chân lý vi diệu nhất).
Ngài còn được gọi Như Lai (Tathāgata - bậc đến như vậy),
Ứng Cúng (Arahaṃ - xứng đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường),
Minh Hạnh Túc (Vijjā-carana-sampanno - Trí vô thượng, Đức vô thượng),
bậc Thiện Thệ (Sugato -khéo đi ra khỏi luân hồi),
bậc Thế Gian Giải (Lokavidū - bậc thông suốt tam giới),
Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu (Anuttaro Purisadammasārathi -
bậc trượng phu vô thượng có khả năng chế ngự, nhiếp phục thân, khẩu ý mình và chúng sanh), Thiên Nhân Sư (Satthādevamanussānaṃ- bậc thầy của chư thiên và nhân loại), Thế Tôn (Bhagavā - xứng đáng được xưng tán, tôn vinh),Phật (Buddho - bậc tỉnh giác, sáng suốt, tỉnh thức).

HÀNH TRÌNH CỨU ĐỘ NHÂN SINH

🌻 Mục đích giảng dạy: Không phải vì sàng toạ, thức ăn, chỗ trú, không vì danh xưng tụng, tán thán, khen ngợi, không vì có đông tín đồ đệ tử, không vì tiền hoặc vàng, không vì gia đình, bà con dòng họ, mà vì thương tưởng cho đời (thật lòng không giả tạo), tình thương không có phân biệt trọng-khinh, giúp học trò hướng thượng, diệt trừ cấu uế về tâm, hành vi sai trái về thân.
🌻 Học phí: Miễn phí, thậm chí Đức Phật còn đi vân du nhiều nơi,  thầy tìm trò.
🌻 Đời sống bề ngoài: Xin ăn ngày 1 bữa, sống bằng tình thương của quần chúng, không ăn phi thời, 3 y, một bát, không ngủ giường cao rộng, không tích chứa của cải. (cho riêng mình hay cho tập thể), Phật dạy điều gì thì thực hành điều đó.
🌻 Công cụ, năng lực giảng dạy:
 Bốn vô lượng tâm, bốn vô sở úy, 10 Như lai lực, lục thông, tam minh.
🌻 Nội dung giải dạy: Tứ Thánh Đế, 37 phẩm trợ đạo.
🌻 Tiêu chuẩn căn bản của người học trò xứng đáng: ít nhất thành tựu giới, định một phần, tuệ một phần. (Cho đến ... diệt trừ các lậu hoặc), có 4 hàng đệ tử: tại gia nam, tại gia nữ, tỳ khưu nam, tỳ khưu nữ. Giáo pháp có 4 quả chứng đắc ngay hiện tại: Dự lưu quả, Nhất lai, Bất lai, Vô sanh quả.
🌻 Học trò được xem chưa đủ tiêu chuẩn so với lời dạy đức phật khi vi phạm các điều rất cơ bản sau: Sát sanh hoặc hoan hỷ khi thấy người sát sanh, nói láo nói lời hư ngụy, nói lời gây chia rẽ, nói lời phù phiếm vô nghĩa, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, ưa thích mê đắm chất men say.

''Con quỳ đảnh lễ Đức Thế Tôn
Bậc tránh biến tri đáng cúng dường
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh
Làm lành lánh dữ lợi quần sinh.''
 
Thành Kính Đảnh Lễ Đức Đức Thế Tôn Gotama -
Vị Phật Có Thật Của Nhân Loại.
 
 🙏
NAM MÔ NHƯ LAI, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯƠNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT THẾ TÔN...
Hanh-Huong-India-2022-03
Theo Dấu Như Lai

Con trở về đây... theo dấu xưa
Ôi ! bao tha thiết nói sao vừa .
Lòng như mở hội ngày quê cũ
Nghe niềm hạnh phúc thoảng hương đưa..

Con trở về quê gặp lại Cha
Thôi làm du tử kiếp xa nhà.
Ưu Đàm thuở trước vừa tươi nở
Nơi lòng con trỗi khúc hoan ca.

Đây Vườn Lộc Uyển đạo hoằng khai
Tiếng gầm Sư Tử Hống Như Lai .
Ba nghìn thế giới còn rung chuyển
Ánh Sáng Đông Phương cứu vạn loài.

Bước đến Kỳ Viên một sớm mai
Sương đêm còn đọng lối hoa nhài.
Quỳ bên Hương thất dâng lời nguyện
Thôi bước trầm luân, tỉnh mộng say.

Lần lên Núi Thứu sớm tinh sương
Đất trời thanh khiết đến lạ thường !
Sau lưng rơi rớt bao phiền muộn
Vui nào hơn, cất bước siêu phương .

Văng vẳng bên trời Kinh Pháp Hoa
Quyện cùng chuông mõ sớm ngân nga.
Không gian phút ấy như ngừng đọng
Cho lòng con rộng mở, bao la...

Đoàn hành hương đến Bodh-gaya .
Hoa Đăng thắp nến đẹp chan hòa.
Bên Cội Bồ Đề hương khói quyện
Lòng vui.. sao mắt lệ nhạt nhòa.!.

Con trở về quê thỏa ước mơ
Từ lâu ấp ủ đến bây giờ.
Kiếp bèo trôi dạt từ vô thủy
Nay đời ấm cúng hết bơ vơ.

Con trở về đây dưới bóng Từ
Như vừa thức giấc cõi phù hư .
Trăm năm sương khói trần gian mộng
Sao bằng một bước hướng Chân Như....
Hành hương Xứ Phật

Như Nhiên - TTT
 
Nam Mô Phật Pháp Tăng Thường Trú Tam Bảo..

- Chia sẻ hình ảnh Đoàn hành hương Theo Dấu Như Lai kỳ 14 November 2022, hành hương Tứ Động Tâm và Tứ Thánh Tích India trong tinh thần Moving Retreat (Khóa tu di đông) bao gồm những hình thức tu tâp như chiêm bái, dâng hoa đăng cúng dường các bảo tháp, tụng kinh, thiền hành, thiền tọa... đảnh lễ Cội Bồ Đề nơi đức Phật Thành Đạo trong tâm tình Tri ân sâu xa giáo Pháp mà đức Thế Tôn đã dày công tìm ra và khai sáng.
 Kính chúc chư Tôn Đức và cả chùa luôn sức khỏe, vô lượng an lành..

Như Nhiên-
Thích Tánh Tuệ
Hanh-Huong-India-2022-04Hanh-Huong-India-2022-05Hanh-Huong-India-2022-06Hanh-Huong-India-2022-07Hanh-Huong-India-2022-08Hanh-Huong-India-2022-09Hanh-Huong-India-2022-10Hanh-Huong-India-2022-11Hanh-Huong-India-2022-12Hanh-Huong-India-2022-13Hanh-Huong-India-2022-14Hanh-Huong-India-2022-15Hanh-Huong-India-2022-16Hanh-Huong-India-2022-17Hanh-Huong-India-2022-18Hanh-Huong-India-2022-19
Hanh-Huong-India-2022-20Hanh-Huong-India-2022-21Hanh-Huong-India-2022-22Hanh-Huong-India-2022-23Hanh-Huong-India-2022-24Hanh-Huong-India-2022-25Hanh-Huong-India-2022-26Hanh-Huong-India-2022-27Hanh-Huong-India-2022-28Hanh-Huong-India-2022-29Hanh-Huong-India-2022-30Hanh-Huong-India-2022-31Hanh-Huong-India-2022-32Hanh-Huong-India-2022-33Hanh-Huong-India-2022-34Hanh-Huong-India-2022-35Hanh-Huong-India-2022-36Hanh-Huong-India-2022-37Hanh-Huong-India-2022-38Hanh-Huong-India-2022-39Hanh-Huong-India-2022-40Hanh-Huong-India-2022-41Hanh-Huong-India-2022-42Hanh-Huong-India-2022-43Hanh-Huong-India-2022-44Hanh-Huong-India-2022-45Hanh-Huong-India-2022-46Hanh-Huong-India-2022-47Hanh-Huong-India-2022-48Hanh-Huong-India-2022-49Hanh-Huong-India-2022-50
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2010(Xem: 8313)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9283)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8578)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7929)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8346)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7210)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10055)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9761)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11533)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7310)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]