Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Lễ Bách Nhật Cố Sa Di Ni Thích Nữ Hoa Khai (Thơ)

25/09/202210:59(Xem: 7173)
Nhân Lễ Bách Nhật Cố Sa Di Ni Thích Nữ Hoa Khai (Thơ)
NHÂN LỄ BÁCH NHẬT CỐ SA DI NI BỒ TÁT GIỚI THÍCH NỮ HOA KHAI PHÁP DANH KHÔNG NGẠI
Chủ nhật 2022-09-25 (29 Tháng 8 năm Nhâm Dần) 
Giỗ 100 ngày Thích Nữ Hoa Khai PD Không Ngại
Thấm thoát đã đến Giỗ Trăm Ngày
Cố Sa Di Ni Bồ Tát Giới
Thích Nữ Hoa Khai danh Không Ngại
Thân mẫu Trụ Trì tại Quan Âm 
Mệ của Cam Vũ Mẹ Việt Nam
Một đời cưu mang bao sương gió
Chín mươi sáu năm trăng tròn tỏ
Dù mưa giông tố vững con thuyền 
Tình Mệ dịu dàng ánh bình minh
Ấp ủ trong tim là tâm nguyện
Dưới ánh mắt nhìn đầy bẽn lẽn
Lòng Mệ bao la biển Thái Bình 
Tâm nguyện của Mệ ẩn trong tim
Của những người con theo chân Phật
Của con cháu đạo nương chánh Pháp
Bất kể tuổi tác bắc trung nam 
Mỗi khi nói chuyện Mệ hân hoan
Nụ cười chứa chan như nắng hạ
Rồi khi lặt rau luôn thong thả
Buông cả thế giới lúc tu hành 
Nhìn hình của Mệ lòng buồn tênh
Ngày nào gắn bó tình mẫu tử
Quan Âm Từ Thuyền Hiếu Giang tự
Mệ không ở lâu lại lên đường 
Giờ đây Mệ về cõi Tây Phương
Phận sự đã xong đời lẫn đạo
Bỏ thân tứ đại như thay áo
Quảy gót ra đi, mong đáo về 
Vì con đã nguyện trong sông mê
Ngồi thuyền Bát Nhã đi cứu độ
Ngày nào chúng sanh chưa giác ngộ
Con còn trở lại cõi Ta Bà 
Và chỉ mong muốn được sinh ra
Làm con của Mệ không ai khác
Đời đời kiếp kiếp mẹ con gặp
Để cùng lập nguyện Bồ đề tâm 
Thu về, dưới mái Chùa Quan Âm
Gần xa Tứ chúng cùng vân tập
Thắp nén hương lòng dạ ghi khắc
Nơi Cõi Cực Lạc Mệ chứng tri. 
Ngưỡng nguyện Chơn Linh Cố Sa Di Ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Hoa Khai, Pháp Danh Không Ngại, Thế Danh Lê Thị Vân, sinh năm Đinh Mão (1927), thuận tịch vào lúc 18 giờ 30 thứ bảy ngày 18 tháng 6 năm 2022 nhằm ngày 20 tháng 5 năm Nhâm Dần, tại thủ đô Ottawa Canada, hưởng thọ 96 tuổi,
Trực Vãng Lạc Bang, Cao Đăng Phật Quốc.
 
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư
A DI ĐÀ PHẬT.
2022-09-21 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 9410)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7679)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12226)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11942)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6942)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 7011)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7449)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6771)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 12999)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]