Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bông Hồng mùa Vu Lan Tu Viện Viên Đức 2022

16/09/202221:31(Xem: 2778)
Bông Hồng mùa Vu Lan Tu Viện Viên Đức 2022

 

Tu viện Viên Đức 2022.

 

Bong-Hong-Mua-Vu-Lan-000

 

    Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.

 

Tôi ngước mặt nhìn cô bé mặt áo dài hoa thật xinh hỏi hoa hồng trắng, cô bé lắc đầu bảo chỉ có loại này. Thế là cả đạo tràng ai ai cũng còn có mẹ, người vui nhất có lẽ là cô cháu Thi Thi, nỗi buồn mất mẹ chưa nguôi, lại nghe các Thầy thay phiên nhau hát nhạc ca tụng Mẹ thật cảm động, khiến nàng nước mắt vòng quanh, nay được cài hoa hồng đỏ cứ tưởng mẹ vẫn còn ở quanh đây, cũng đủ ấm lòng, cũng đỡ tủi thân. 

 Bong-Hong-Mua-Vu-Lan-001-1

Ngồi trên hàng ghế đầu trong khuôn viên Tu viện để dự lễ, tôi lắng nghe những lời đạo từ của HT Thích Như Điển, còn được gọi bằng những tên thân thương như Sư Ông Viên Đức hay Sư Ông Viên Giác tùy theo sự xuất hiện của Người ở đâu?

 

Hôm ấy trời nắng đẹp cho một ngày đầu tháng 9, Sư Ông đem chuyện thế sự nói về những "Tiểu Tam tai và Đại Tam tai" như trong “Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới“ đã viết, hiện tại chúng ta đang trải qua những tiểu tam tai như: nghèo đói, bệnh tật và chiến tranh. Mấy năm qua cơn dịch Covid đã lấy đi không biết bao mạng sống, trở về quá khứ khoảng hai trăm năm, văn hào Nguyễn Du cũng bị chết vì dịch bệnh vào năm 1820, một cơn dịch đã lấy đi gần 10% dân số thời bấy giờ. Còn chiến tranh thì xảy ra ngay trước mắt giữa Nga và Ukraine cũng đã gần bảy tháng chưa phân thắng bại, nhưng thiệt hại cho cả đôi bên và cho toàn thế giới thì chưa lường trước được. 

 

Mới có tiểu tam tai thôi mà chúng ta đã lo sợ cho mùa đông này không có đủ năng lượng để sưởi ấm. Nghe đến đại tam tai mới chấn động toàn thân! Sư Ông bảo, một khi con người phá hoại thiên nhiên, làm nhiều điều ác hay nghịch lý, thiên nhiên sẽ trả lời bằng những trận động đất, lòng đất sẽ vỡ tung và nước từ khắp nơi đổ về sẽ dâng cao, xóa tan bao châu lục. Lúc ấy không còn sự sống nữa. Sư Ông không dùng chữ "Ngày tận thế" như trong những phim khoa học dã tưởng ta đã xem. Chỉ có cõi dục giới mới bị đại tam tai, Sư Ông chỉ đường cho ta tu lên cõi tiên với Thập Thiện, hay lên cõi sắc giới và vô sắc giới để tránh nạn. Nếu chưa muốn vãng sanh về thế giới Tây Phương của Đức Phật A Di Đà.

 

Bong-Hong-Mua-Vu-Lan-004

 

Tuy bức tranh vân cẩu toàn một màu tối đen với tiểu tam tai và đại tam tai cho quả đất chúng ta đang sống, nhưng tôi vẫn thấy hạnh phúc cho những giây phút hiện tại, đang ngồi dự lễ Vu Lan tại Tu Viện Viên Đức. Phải cám ơn đời, cám ơn người..., nhiều người nữa lắm!

 

Người đầu tiên tôi phải cám ơn là HT Thích Tuệ Sỹ, người được mệnh danh là "Viên ngọc quý của Phật giáo". Chính nhờ sự thông minh, dũng cảm của Thầy cùng với thân giáo và khẩu giáo như những tiếng Sư tử hống nặng ngàn cân, lật ngược được thế cờ tưởng chừng như mất mạng. Thật thế! Cũng vào mùa Vu Lan năm 1984 Thầy bị bắt và đến năm 1988 bị tuyên án tử hình với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, cùng với Thầy Thích Trí Siêu - Lê Mạnh Thát. Và đến năm 1998 nhờ sự can thiệp của quốc tế hai thầy đều được thoát án. Rồi bây giờ cũng đúng vào mùa Vu Lan, ngày 21 tháng 8 năm 2022 Thầy được cái chính quyền đã tặng bản án tử hình năm xưa, phải nhìn nhận Thầy là nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Là nhân vật số một, là Number One!

 

Vừa nhậm chức xong Thầy đã tỏ ngay thái độ cương quyết của mình, trăm lần không vạn lần không chấp nhận Giáo Hội Phật giáo nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc. Nhất định không để Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào. Không đem 2.500 năm lịch sử truyền thừa của Phật giáo đi bán rẻ. Không cho luật pháp xâm phạm lý tưởng của mình. Với 3 Không dũng mãnh như thế, Thầy phải niệm câu: Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Phật. 

 

Một điều tôi tâm đắc nhất là Thầy đòi làm cuộc chỉnh đốn thanh lọc nhà Chùa. Với tấm gương chiếu yêu trên tay, Thầy sẽ tống hết các bọn Ma Vương đội lốt thầy tu cỡ như Bò Vàng hay Ba Vàng ra khỏi nhà Chùa, để mọi người còn có niềm tin với Phật giáo Việt Nam. 

 

Đang miên man nghĩ đến các "Ma Vương trong thời Mạt Pháp", bỗng nghe tiếng Thầy Hạnh Vân, Trụ trì Tu Viện Viên Đức, đang giới thiệu vườn chùa với 18 tượng đá bằng cẩm thạch đen, chạm trổ rất công phu hình các vị A La Hán. Thầy kêu gọi mỗi người nên đóng góp một tay để năm sau vườn chùa sẽ hoàn thành thật đẹp, thật trang nghiêm. 

 

Buổi lễ Vu Lan năm nay có sự hiện diện của 16 vị Tôn Túc đến từ các nơi trong Âu Châu và Việt Nam tham dự. Thầy Hoằng Khai đến từ chùa Khuông Việt ở Na Uy, một Đạo sư về Đàn tràng Chẩn tế. Thầy Quảng Đạo của chùa Khánh Anh bên Paris Pháp quốc. Thầy Hạnh Tấn của Tu Viện Vô Lượng Thọ ở Dresden Đức quốc. MC điều khiển chương trình là Thầy Chúc Từ đến từ Việt Nam. Đặc biệt lần này, các ca khúc hát về Mẹ hay Bông Hồng cài áo đều do các Thầy trẻ có chất giọng tốt trình bày, còn hay và cảm động hơn các ca sĩ tay ngang hát như mọi lần. 

 

Bong-Hong-Mua-Vu-Lan-005

 

Đến giờ đi khất thực, để thể hiện sự bình đẳng và cúng dường đồng đều không thiên vị, các vị Tôn Túc ngồi tại chỗ. Mười sáu bình bát được đặt dài trên bàn cho các Phật tử nối đuôi nhau đến bỏ vào những vật dụng cúng dường tùy thích, rất ư phong phú. Có người cúng cả bánh ú, Sô-Cô-La Thụy Sĩ nữa, vì Phật tử ở vùng Thụy Sĩ, Áo đến khá đông.

 

Sau mùa Covid đây là mùa Vu Lan đông người đến tham dự nhất, nếu phải đếm đầu người tôi xin chịu vì sân Chùa quá rộng lớn, lớp ngồi ăn uống dưới rạp, lớp theo Sư Ông đi hái táo trong vườn, Sư Ông sẽ chỉ cho cây táo nào ngon, dòn, ngọt tha hồ hái đem về. Cô bạn Nhật Hưng của tôi mừng ra mặt, nàng hái đem về Thụy Sĩ để dành nấu canh chay hay mặn gì cũng ngon cả! 

 

Khoảng một giờ rưỡi trưa, mọi người được kêu vào Chánh điện để nghe Thầy Quảng Đạo tâm tình với các Phật tử về đề tài hiếu đễ với cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan. Thầy hỏi trò trả lời và trò hỏi Thầy trả lời, không khí rất ấm áp và vui tươi. 

 

Sau ba giờ chiều là lễ cúng Chẩn tế cô hồn, ngày rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân nên rất quan trọng cho những cô hồn vất vưởng. Thầy Hoằng Khai làm chủ lễ với Mũ mão Y áo rất trang trọng. Bọn cô hồn sống chúng tôi chỉ chờ Thầy rải gạo muối và tiền cắc xuống là chạy lại các mâm cúng nhặt bắp luộc và khoai lang chín. Một niềm vui khó tả! 

 

Những câu chuyện bên lề sẽ làm bài tường thuật thêm phần khởi sắc, chẳng là lúc ngồi dự lễ tôi thấy một anh chàng mặc áo tràng rất trang nghiêm, tay cầm máy hình loại chuyên nghiệp với ống kính thật to, chạy tới chạy lui chụp hình quay phim như phóng viên phải đưa hình lên trang web hay Youtube. Bỗng nhận ra người quen, tôi quay lại hỏi Nhật Hưng: "Có phải anh chàng Giết người trong mộng không?". Tại sao anh lại có tên kinh khủng đến như thế? Nguyên do là vào Khóa tu học Phật pháp Âu Châu kỳ thứ 30 tổ chức tại Neuss Đức Quốc, cô nàng Nhật Hưng có tâm hồn văn nghệ đã soạn ra vở kịch "Đời là bể khổ" để trình diễn vào cuối khóa. Vở kịch có 4 vai diễn với 4 mảnh đời bất hạnh, anh chàng điển trai này được chọn vai người chồng thất nghiệp bị vợ bỏ, cầm chai rượu say lè nhè vừa đi vừa hát bài “Giết người trong mộng“ của nhạc sĩ Phạm Duy, cuối cùng anh đi lạc vào một ngôi Chùa và được cứu rỗi. Anh diễn hay quá đến nỗi cháy tên! Ai gặp anh cũng gọi là anh chàng Giết người trong mộng. Hôm nay anh cùng gia đình vợ con tháp tùng Thầy Quảng Đạo từ Paris sang Đức dự lễ Vu Lan. 

 

Tôi đã đi dự lễ Vu Lan ở rất nhiều Chùa, nhưng chưa có nơi nào thu hoạch được rất nhiều trái cây như ở Tu Viện Viên Đức. Sáng sớm vừa bước chân xuống xe buýt, đi bộ vào con đường hai bên trồng trái cây từng luống thẳng tắp. Năm nay họ trồng mận vỏ đậm sai trái nặng trĩu, mận chín rụng đầy gốc. Các bác lớn tuổi đi cùng chia cho tôi và Thi Thi những túi ny lông để lượm mận rụng. Họ bảo, mình không hái mận trên cây của người ta, nhưng mận rụng vất đi có quyền lượm. Ôi những trái mận chín cây sao mà ngon thế! Đến Tu Viện lại được Sư Ông cho hái táo thả giàn, chỉ sợ không đủ sức mang về. 

 

Tôi đang tìm điểm nhấn để điểm nhãn cho bài viết này, nhưng cứ loay hoay mãi với mớ trái cây hái trong vườn Chùa. Tâm tôi rất an lạc và hạnh phúc khi được dự lễ Vu Lan ngày hôm nay và với túi trái cây nặng trĩu trên tay sẽ là nguồn vui tiếp nối của tôi trong vài ngày nữa. Ôi, cuộc đời vẫn đẹp sao!

 

Hoa Lan - Thiện Giới. 

Mùa Vu Lan 2022.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2021(Xem: 5514)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5146)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5742)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6244)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5262)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 5017)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5043)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5463)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4882)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4190)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]