Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những cột mốc trong cuộc đời của cố tác giả Inamori Kazuo.

31/08/202219:56(Xem: 4133)
Những cột mốc trong cuộc đời của cố tác giả Inamori Kazuo.

Những cột mốc trong cuộc đời
của cố tác giả Inamori Kazuo


 Inamori Kazuo 01



Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. 

 

Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc. 

 

Trong lúc ông vô cùng tuyệt vọng, ông đã đọc được cuốn sách mang tên “Chân tướng của sinh mệnh”, cuốn sách đó đã thay đổi cuộc đời của ông rất nhiều. 

 

Năm 16 tuổi, ông nhập học vào trường trung học phổ thông thành phố Kagoshima. Năm 19 tuổi, ông tham dự kỳ thi tuyển sinh của đại học Osaka nhưng không đỗ, ông nhập học khoa Hoá học ứng dụng, ngành Công nghệ, đại học Kagoshima.

 

Năm 23 tuổi, Ông gia nhập công ty Shofu - một công ty sản xuất vật chất cách điện tại Kyoto do giảng viên tại trường đại học giới thiệu. Đồng thời, ông cũng tham gia vào việc nghiên cứu vật liệu sứ cao cấp. 

 

Năm 27 tuổi, ông thành lập công ty cổ phần Ceramic Kyoto với chức vụ Giám đốc Kỹ thuật. Trong suốt quá trình làm việc và phát triển, ông đã xây dựng nên những phương châm kinh doanh và đưa công ty lên vị trí thứ hai sàn giao dịch chứng khoán Osaka, lên sàn giao dịch chứng khoán Kyoto. Năm 1976 (Khi ông 44 tuổi), Ceramic Kyoto lên sàn chứng khoán của Mỹ và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Kyocera vào năm 50 tuổi. 

 

Năm 1984, ông dùng tài sản cá nhân để thành lập Quỹ Inamori, tổ chức trao giải Kyoto theo mô hình giải Nobel hằng năm dành cho các nhà nghiên cứu có công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học cơ bản, nghệ thuật và triết học.

Sau khi từ chức Chủ tịch HĐQT hãng Kyocera, ông trở thành nhà sư Đạo Phật với pháp danh Đại Hòa. Trước đó, ông sùng bái đạo Phật và luôn áp dụng những triết lý Phật giáo vào kinh doanh, tiêu biểu như “Hãy làm cho nhân viên hạnh phúc”. Đồng thời ông cũng luôn cống hiến hết mình, đem đến nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân, cho toàn xã hội.

 

Năm 78 tuổi, ông nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị hãng Hàng không Nhật Bản JAL,  Japan Airlines đã hồi sinh dưới sự lèo lái của ông Kazuo Inamori. Cổ phiếu của hãng hàng không này đã được niêm yết trở lại trên sàn chứng khoán vào năm 2012, chưa đầy 3 năm sau khi hãng hàng không này bị buộc hủy niêm yết.


Sách của tác giả Inamori Kazuo (1)

 

Vì những đóng góp to lớn đó, ông đã được trao tặng giải thưởng Othmer Gold Medal. Đồng thời được một số được một số trường đại học Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cống hiến của mình trong lĩnh vực kinh doanh cũng như hoạt động xã hội.

 

Ngày 30/08, báo chí Nhật Bản đưa tin ông đã qua đời vì tuổi già và hưởng thọ 90 tuổi. Những giá trị mà ông đã để lại cho Nhật Bản nói riêng và những doanh nghiệp, doanh nhân trên khắp cả nước nói chung là vô cùng to lớn. 


Inamori Kazuo 1

 

Những cuốn sách của Inamori Kazuo cũng là một trong những gia tài vô giá, được phiên dịch rộng rãi, những cuốn sách của ông thường nói đến con người có khả năng phát triển tuyệt vời nếu như có ước mơ, hoài bão và nỗ lực thực hiện chúng. Có rất nhiều những đầu sách của tác giả như: Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo, Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn, Triết lý kinh doanh của Kyocera, Cách sống từ bình thường trở nên phi thường, Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời và cuốn sách mới nhất được xuất bản của ông Tâm - Sức mạnh khiến cuộc đời như mình mong muốn. 

 


Minh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 7636)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9836)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 54045)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
06/10/2015(Xem: 15810)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 16506)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11743)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 10102)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
03/10/2015(Xem: 15150)
Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân / 'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.
03/10/2015(Xem: 9673)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
03/10/2015(Xem: 19959)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]