Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp Theo Ta Như Bóng Với Hình

08/10/201509:21(Xem: 6947)
Nghiệp Theo Ta Như Bóng Với Hình
 
Nghiệp Theo Ta Như Bóng Với Hình
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?

 

Quý Phật tử hãy nên suy nghĩ chín chắn chỗ này. Tu chính là nền tảng vững chắc để xây dựng hạnh phúc gia đình và xã hội. Một giờ tu là một giờ hạnh phúc, một ngày tu là một ngày an lạc, giác ngộ, giải thoát ngay tại đây và bây giờ.

 

Trong đời, ta thấy có người hay làm những việc xấu ác, bất thiện, bất nhân, bất nghĩa, mà họ vẫn khoẻ mạnh, giàu có, không gặp hoạn nạn, là do nhiều đời, nhiều  kiếp, họ đã gieo trồng quá nhiều nghiệp lành, tích luỹ nghiệp tốt của họ trong quá khứ còn nhiều, nên những nghiệp xấu ác họ đã gây trong đời hiện tại chưa đủ sức chi phối.

 

Có người thắc mắc cho rằng, tại sao có người suốt đời toàn làm điều ác, mà họ vẫn sống đầy đủ, giàu có, chẳng thiếu một thứ gì. Vậy luật nhân quả nghiệp báo có chuẩn xác và công bằng hay không? Trong kinh Phật dạy rất rõ ràng, “nếu làm thiện sẽ được quả báo vui, làm ác thì bị quả báo khổ”.

 

Bởi tích luỹ nghiệp và cận tử nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với người sắp lâm chung. Người làm ác mà vẫn sống phây phây là do tích luỹ nghiệp thiện lành của họ quá nhiều. Phật thường nói về nhân-duyên-quả, có nhân thì phải có duyên, đủ duyên thì chiêu cảm quả báo. Nhưng nhân quả có thể thay đổi được, nếu không chúng ta tu cũng tốn công, vô ích thôi.

 

Tu là mục đích chuyển khổ thành vui, chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ. Như khi xưa ta chưa biết tu nên hay hút thuốc, uống rượu; nay nhờ biết tu, nên mình không uống rượu, hút thuốc nữa, vậy không phải đã chuyển là gì. Bỏ thuốc, bỏ rượu là do ta bỏ, chứ đâu có ông thần linh thượng đế nào giúp cho mình làm được điều này.

 

Muốn được trọn vẹn đường tu, chúng ta phải thường xuyên sám hối, quyết tâm chừa bỏ lỗi lầm, phát nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo con đường Phật đạo. Chúng ta phải phát nguyện mãnh mẽ và ý thức rằng, làm ác sẽ chịu quả báo khổ đau trong hiện tại và mai sau, nhờ vậy mình mới đủ sức vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

 

Phát nguyện để làm mới lại chính mình và tin sâu Tam bảo, giúp chúng ta có đủ niềm tin trên bước đường tu học. Mỗi khi gặp điều bất hạnh, ta biết đó là nghiệp xấu quá khứ còn rơi rớt lại, nên không thối chí, nản lòng, mà còn cố gắng nhiều hơn để vượt qua cạm bẫy cuộc đời. 

 

               Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên,

               Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,

               Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm,

               Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.

 

Chúng ta hãy nên bắt chước ông vua Thiền sư Phật hoàng Trần Nhân Tông, xem ngai vàng như dép rách, chẳng màng đến vinh hoa phú quý, một lòng nhất tâm tu hành, buông xả quyền cao chức trọng, để sống đời trong sạch, giải thoát.

 

Thời Phật còn tại thế, vua Ma Ha Nam- con của Cam Lộ Phạm Vương, là em nhà chú bác với đức Phật, ông tu tại gia, giữ năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai. Một hôm, ông đến gặp đức Phật và bạch rằng, “bạch Thế Tôn, con giữ gìn năm giới, tu thập thiện, thọ bát quan trai thường xuyên như vậy, nếu chẳng may con bị chết bất đắc kỳ tử, sau khi chết, con sẽ tái sanh được chỗ tốt đẹp hay không?”

 

Đức Phật không trả lời mà hỏi lại ông, “như có một cây cổ thụ thân và cành nghiêng hẳn về một bên, vậy khi cưa gốc, cây đó sẽ ngã về bên nào?” Vua Ma Ha Nam trả lời, “dạ thưa Thế Tôn, cây sẽ ngã về phía đang nghiêng”. “Cũng vậy, bình thường nhà vua hay làm điều lành, giữ giới liên tục, không gián đoạn, khi gặp tai nạn bất thường, tuy có hơi bị khủng hoảng đôi chút, nhưng do nghiệp thiện tích luỹ quá nhiều, nên sẽ được sinh về cảnh giới an lành, nhà vua khỏi phải lo lắng, sợ hãi mà cứ yên tâm”.

 

Người tu hành chân chính phải biết tích luỹ nghiệp lành khi còn trẻ khoẻ, chứ không phải chờ đến tuổi già, sức yếu, rồi mới làm lành, lánh dữ, và tu hành, thì e rằng không còn kịp nữa. Tránh dữ, làm lành là phương pháp sống của người Phật tử, hễ khi có cơ hội và nhân duyên thì mình phát tâm làm ngay dù việc lớn hay nhỏ.

 

Cho nên, tu là phải chịu khó hành trì bền bỉ từ khi còn trẻ, ta chỉ làm một việc là kiểm soát chặt chẽ từ ý nghĩ cho đến lời nói và hành động cho được thuần nhất, không làm tổn hại cho mình và người.

 

Cận tử nghiệp đối vối việc tái sinh trong đời sau rất quan trọng. Một người trong đời đã làm nhiều việc thiện lành, tốt đẹp, nhưng đến lúc sắp lâm chung lại khởi lên tâm niệm xấu ác, hay oán giận ai, thì chưa chắc được sinh về cõi an lành. Ngược lại, ai trong đời lỡ tạo một vài nghiệp ác, đến lúc sắp lâm chung mà biết khởi tâm niệm lành mạnh mẽ, người ấy có thể chuyển được nghiệp xấu và sanh về cảnh giới an lành. Bởi nghiệp không cố định, nên ta có thể chuyển hoá và thay đổi chúng.

 

Qua câu chuyện trên, đức Phật đã chỉ ra cho ta một bài học quý báu về tích luỹ nghiệp, chúng ta phải thường xuyên huân tập việc tốt bền bỉ, lâu dài. Lúc nào, ta cũng ý thức việc làm ác sẽ gây quả xấu cho mình trong hiện tại và mai sau, nên không dám lơ là, buông lung, mà luôn cố gắng tinh cần chuyển hóa chúng khi còn trong trứng nước, tu hành như vậy ta mới có thể làm chủ tâm mình trước lúc lâm chung.

 

Cận tử nghiệp có thể chuyển hoá được các nghiệp xấu ác ta đã gây tạo ra từ trước. Nếu trước đây, chúng ta đã từng làm những việc xấu ác, đến lúc gần chết mình biết hồi đầu chuyển hướng, khởi tâm niệm lành mạnh mẽ, nhờ tâm niệm đó, mình có thể được sanh về chỗ an vui, hạnh phúc.

 

Ngoài việc tích luỹ nghiệp lành, người Phật tử còn phải biết tu hạnh buông xả. Nghĩa là không chấp trước vào việc làm thiện lành của mình. Người chấp trước vào việc tốt mà mình đã làm thì dễ sanh tâm ngã mạn, lúc gặp duyên xấu không làm chủ được bản thân, hay bị người khác xúi giục làm điều xấu ác không cưỡng lại được, biết xấu mà vẫn làm, biết mà cố phạm, vì thói xấu đã được thuần thục.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 8181)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.
03/10/2015(Xem: 7919)
Milarepa có một người chị cứ khăng khăng bảo ngài đi cưới vợ, xây nhà và sinh con, nhưng ngài đã bỏ nhà ra đi và gặp vị thầy của mình là Marpa. Khi chị của ngài biết rằng Marpa đã lập gia đình, bà càng ép buộc Milarepa hơn nữa.
03/10/2015(Xem: 7499)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.
03/10/2015(Xem: 10251)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
03/10/2015(Xem: 6447)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01/10/2015(Xem: 9116)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8229)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6884)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6541)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 9982)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]