Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?

10/08/202212:08(Xem: 2980)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?
Tam-Rong-Lon-10 
Namo Buddhaya
 
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?

Này bạn!!
Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình,
mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn,
quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.

Nếu tất cả những người trong thành phố này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái thành phố, tất cả những người trong quận mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái quận.

Tất cả người trong đất nước mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cả nước, tất cả người trên thế gian này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng thế gian.

Nếu tất cả mọi người trong toàn bộ các cõi vô hình dù mình không biết được mà vẫn thương hết thì tâm mình lớn bằng cõi vô hình.

Như vậy nếu mình không thương được.. con dâu thì tâm mình chưa bằng con dâu, chỉ khi nào mình thương được thì cái tâm mình mới bằng con dâu. Mình chưa thương được người đệ tử (cho dù nó khó thương!!) thì tâm mình vẫn chưa hơn chi.. người đệ tử..

Luyện tập để mở tâm lớn ra.
Tâm lớn ra đương nhiên sẽ có hạnh phúc lớn.


'' Mở Rộng Tâm Ra Lòng Thanh Thản
An Vui Tự Tại Đời Thong Dong.''

With Metta
🌸🙏😊
Tam-Rong-Lon-11


Hương Bình Minh

Chào buổi sáng, mỉm môi cười thanh thản
Những ưu phiền … khuất dạng với đêm qua
Chào nắng sớm chiếu soi, hồn xán lạn
Kìa ... bình minh ưu ái lại trao quà!!

Chào lũ bướm múa theo lời chim hót
Khóm Tường Vi khoe lộc biếc hồi sinh
Vẳng trong gió tiếng chuông chùa thanh thoát
Gửi vào đời ấm áp một câu Kinh .

Chào ngày mới, nguyện ngày hôm nay mới
Cõi lòng vui thế giới đẹp dường bao
Khi trí tuệ, tình thương … là lẽ sống
Từng phút giây hạnh phúc đến ngọt ngào


Như Nhiên -TTT


Tam-Rong-Lon-12Tam-Rong-Lon-13Tam-Rong-Lon-14

Namo Buddhaya - Kính chia sẻ hình ảnh Khóa thiền Du Mục : Về với Thiên Nhiên
cùng Đạo Tràng Thiền Sinh Sợi Nắng và nhiều Sợi.. Mưa với sự có mặt của 3 thầy Thích Huệ Phúc, Thích Tánh Tuệ & Thích Quảng Hiếu. 
Kính chúc cả nhà luôn sức khỏe, an vui... Sadhu, sadhu!! EmojiEmojiEmoji
Tam-Rong-Lon-15Tam-Rong-Lon-16Tam-Rong-Lon-17Tam-Rong-Lon-17Tam-Rong-Lon-18Tam-Rong-Lon-19Tam-Rong-Lon-20Tam-Rong-Lon-21Tam-Rong-Lon-22Tam-Rong-Lon-23

Tam-Rong-Lon-24

       Làm Sao Sống Bận Mà Không Rộn, Như Nhiên Thích Tánh Tuệ, 07/2022



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 5063)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 6211)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 4769)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 4765)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 5341)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 9646)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 6758)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 8439)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 7183)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 5440)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567