Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mỹ Hạn chế Nhập khẩu Vật phẩm Văn hóa Phật giáo Afghanistan để Ngăn chặn 'Cướp bóc'

01/03/202221:07(Xem: 5873)
Mỹ Hạn chế Nhập khẩu Vật phẩm Văn hóa Phật giáo Afghanistan để Ngăn chặn 'Cướp bóc'

Mỹ Hạn chế Nhập khẩu Vật phẩm Văn hóa Phật giáo Afghanistan
để Ngăn chặn 'Cướp bóc'

(US restricts import of Afghan Buddhist cultural items to prevent ‘pillage’)

Một pho tượng Phật tạc bằng đá được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kabul, là một phần của bộ sưu tập 843 món đồ tạo tác 

Hình 1: Một pho tượng Phật tạc bằng đá được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kabul, là một phần của bộ sưu tập 843 món đồ tạo tác quý hiếm có niên đại từ thời kỳ đồ đồng đến thời kỳ Hồi giáo. Ảnh: Mohammad Ismail/Reuters

 

Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021.

 

Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn. 

 

Nghị định, được thực hiện trên cơ sở "khẩn cấp" và có hiệu lực vào thứ Sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2022, bao gồm tranh, thủy tinh, ngà voi, hàng dệt cổ, ghạch lát và các mảnh gỗ cùng những thứ khác, nhập khẩu vào nước này, theo danh sách của Chính phủ Hoa Kỳ . . .

 

Trong bản Tường trình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: "Những hạn chế nhập khẩu này, nhằm mục đích ngăn chặn các tài vật bị buôn bán bất hợp pháp nhập khẩu vào thị trường nghệ thuật Hoa Kỳ, do đó làm giảm động cơ chiếm đoạt Di sản Văn hóa của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan và chống lại việc buôn bán các vật thể văn hóa này của những kẻ khủng bố và các tổ chức tội phạm".

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, họ đang thực hiện hành động đơn phương áp đặt các hạn chế nhập khẩu khẩn cấp vì "hoàn cảnh tại Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan".

 

Động thái của Mỹ thực hiện theo yêu cầu vào tháng 04 năm 2021 từ Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn khi một bộ sưu tập gồm 33 tài vật tạo tác bị thu giữ từ một nhà buôn nghệ thuật có trụ sở tại New York - người được Chính quyền địa phương cho là một trong những kẻ buôn lậu cổ vật nhiều nhất thế giới - đã được trả lại cho Afghanistan.

 

"Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể hành động dựa trên 'yêu cầu' của một Chính phủ không còn tồn tại không?" Người ủng hộ và sưu tầm tiền xu cổ đã hỏi trong một bài đăng trên blog của mình, Người giám định tài sản văn hóa Peter Tompa.

 

Ông Peter Tompa viết: "Thực sự là những câu hỏi hạn chế này được thực thi như thế nào và nếu bất kỳ tài liệu nào có thể bị tịch thu sẽ được hồi hương cho Taliban, sau khi quan hệ ngoại giao 'với Mỹ' được khôi phục".

 

'Điều tra' Taliban cướp bóc

 

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết, tài liệu khảo cổ quý hiếm thuộc bị cấm có niên đại từ 50.000 năm trước Kỷ nguyên Tây lịch đến năm 1747 và tài liệu văn hóa quý hiếm thuộc bị cấm bao gồm các vật phẩm từ thế kỷ thứ 9 đến năm 1920.

 

Các quy định mới có thể tạo ra các vấn đề hậu cần cho các nhà sưu tập hoặc giám tuyển, những người đã có mặt hàng trên đường đi đến Mỹ, khi các nhà đấu giá chuẩn bị bán các tác phẩm trong Tuần lễ Châu Á tại New York vào tháng tới, ấn phẩm nghệ thuật The Newspaper chỉ ra.

 Các đồ tạo tác quý hiếm đã được buôn lậu sang Mỹ trong các cuộc chiến và được trả lại cho Bảo tàng Quốc gia Afghanistan

Hình 2: Các đồ tạo tác quý hiếm đã được buôn lậu sang Mỹ trong các cuộc chiến và được trả lại cho Bảo tàng Quốc gia Afghanistan ở Kabul, vào tháng 4 năm 2021 trước khi Taliban tiếp quản Afghanistan. Ảnh: Omar Sobhani/Reuters

Đối với Người giám định tài sản văn hóa Peter Tompa, một điểm ngược lại của các quy tắc nhập khẩu, vốn được ấn định sẽ có hiệu lực cho đến tháng 4 năm 2026 và có thể được gia hạn, chúng không bao gồm các lệnh cấm đối với hàng dệt hiện đại.

 

Ông Peter Tompa viết: "Nếu nó xảy ra những hạn chế nhập khẩu như vậy sẽ có khả năng tàn phá sinh kế của những phụ nữ Afghanistan kiếm sống bằng nghề dệt vải xuất khẩu".

 

Năm ngoái, UNESCO đã kêu gọi Taliban giúp bảo tồn Di sản Văn hóa của Afghanistan.

 

Ngay cả trước thời kỳ nắm quyền đầu tiên của họ kết thúc vào năm 2001,Taliban đã phá hủy hai pho tượng Phật khổng lồ đã trơ gan cùng tuế nguyệt đến hàng thế kỷ trên mặt vách đá ở thung lũng Bamiyan, làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn cầu.

 

Trước đây các quan chức địa phương và cựu nhân viên của UNESCO có trụ sở tại Afghanistan nói với hãng tin AFP rằng, khoảng 1.000 đồ tạo tác vô giá từng được cất giữ trong kho gần các pho tượng Phật đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau khi Taliban tiếp quản năm 2021.


"Tôi xác định rằng việc cướp bóc đã xảy ra, nhưng đó là trước khi chúng tôi đến", thành viên Taliban địa phương Saifurrahman Mohammadi nói với hãng tin AFP vào tháng 10 năm ngoái, đổ lỗi cho các vị trộm do chính quyền cũ để lại sau khi họ bỏ trốn.

 

Ông Saifurrahman Mohammadi nói thêm: "Chúng tôi đang điều tra và chúng tôi đang cố gắng lấy lại chúng".

 

Trong khoảng thời gian này, nhóm đã hứa hẹn một phiên bản cai trị nhẹ nhàng hơn và các chiến binh Taliban hiện bảo vệ những gì còn lại của các di sản văn hóa Phật giáo.

 

Vào tháng 12 năm 2021, Bảo tàng Quốc gia Afghanistan mở cửa trở lại dưới thời Taliban, các thành viên của chúng từng xông vào cơ sở phá hủy những mảnh ghép không thể thay thế của Di sản quốc gia của đất nước này. Hiện Taliban canh gác tòa nhà nằm ở thủ đô Kabul.

 

Lip video:

 

Afghanistan: Taliban chịu áp lực bảo vệ các di tích lịch sử

 

Mối quan tâm của quốc tế đang gia tăng đối với việc bảo tồn một tiểu bảo tháp đã được UNESCO công nhận ở Afghanistan. Chính quyền lâm thời Taliban đang phải chịu nhiều áp lực trong việc bảo vệ các di tích lịch sử của đất nước. Đã có sự lên án rộng rãi đối với nhóm này khi phá hủy các bức tượng Phật Bamiyan khoảng 20 năm trước.

 

https://www.youtube.com/watch?v=S11H2ibK3TI

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Al Jazeera's live)      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2011(Xem: 7555)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 11179)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7608)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7651)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8792)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8950)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15700)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7605)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16144)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11441)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]