Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sớ Táo Quân Mộng Lệ An 2022

28/01/202220:19(Xem: 7607)
Sớ Táo Quân Mộng Lệ An 2022
so tao quan

SỚ TÁO QUÂN MỘNG LỆ AN 2022 
Tùng xèng tùng xèng 


1. Hôm nay lại đến
Hăm ba tháng Chạp
Mặc trời giá lạnh
Tất ba tất bật
Khoác vào áo coat
Bít tất dày cui
Xỏ đôi giày bốt 
Vọt ga lên trời cái mà lên trời 

2. Ngọc Hoàng ới ơi
Ngài thức dậy chưa
Thần đây là Táo
Xin được báo cáo
Chuyện của năm qua
Tân Sửu sao mà
Vẫn còn Covid
Thế giới quá mệt cái mà quá mệt 

3. Ghét con Delta
Lấy bao sinh mạng
Việt Nam điêu đứng
Vắng lặng Sài gòn
Dịch bệnh tràn lan
Cách ly phong tỏa
Đồ ăn mắc mỏ
Dân bỏ về quê cái mà về quê 

4. Nhà nước kêu gọi
Bộ đội lên đường
Phân phát đồ ăn
Lần mò đường xá
Mừng có síp-pơ
Thổ địa xưa giờ
Ai mà cần tới
Gọi phone có liền cái mà có liền 

Tùng xèng tùng xèng 


5. Khi hoạn nạn đến
Mới thấy xuất hiện
Bao người thiện nguyện
Thầy Cô các Chùa
Nhà Thờ Giáo xứ
Ra tay cứu trợ
Vé số thực phẩm
Chẳng quản nắng mưa cái mà nắng mưa 

6. Cảm ơn nhà vườn
Mùa màng chín tới
Diệu Quang gặt hái
Chất lên xe hàng 
Đoàn xe tình thương
Hướng về Sài Gòn
Long An Bà Rịa
Tiếp tế thức ăn cái mà thức ăn 

7. Biết ơn Phi Nhung
Danh ca chơn chất
Giọng hát tuyệt vời
Nuôi hăm ba con
Nấu cơm từ thiện
Chẳng may bị nhiễm
Triệu người tiễn đưa
Thương nhớ vô cùng cái mà thương nhớ 

8. Tịnh Bình Phật tử
Có phải hóa thân
Quan Âm Bồ Tát
Ngài mượn tiếng hát
Bát ngát ngọt ngào
Đi vào trái tim
Khán giả, Mạnh Quỳnh 
Khơi niềm hạnh phúc cái mà hạnh phúc 

9. Phi Nhung đã mất
Thương các chú tiểu
Các con mẹ Nhung
Ơn nghĩa chưa tròn
Tội Chùa Pháp Lạc
Phải ngừng xây cất
Cầu xin chư Phật
Hộ pháp gia trì cái mà gia trì 

10. Cũng bởi Cô Vy
Xây dựng trì hoãn
Mừng Chùa Việt Ấn
Xong Đại Phật nằm
Địa Tạng Quan Âm
Tôn tượng về đến
An Châu khánh thành 
Nhờ Mạnh thường quân cái mà thường quân 

11. Muôn tâu Ngọc Hoàng
Táo thần xin kể
Pháp Hội Quán Âm
Của Thầy Hằng Trường
Trang nghiêm thanh tịnh
Xuất gia đoản kỳ
Hộ pháp hoan hỷ
Pháp hội như ý cái mà như ý 

Tùng xèng tùng xèng 

12. Bên kia đại dương
Phổ Môn Đạo tràng
Pháp Hội chưa dứt
Kinh Duy Ma Cật
Long Thụ Bồ Tát
Trung Luận Tánh Không
Cùng học Giới Luật
Pháp hỷ sung mãn cái mà sung mãn 


13. Phổ Quang Hòa Thượng
Chẳng trụ đông tây
Mắt tai cùng khắp
Thí pháp thí tài
Biệt đội công đức
Lùng khổ đó đây
Quà trao tận tay
Tình người nồng ấm cái mà nồng ấm 

14. Trí Minh Phương Trượng
Tuổi ngoài tám mươi
Miệng luôn nụ cười
Di Lặc ngời sáng
Liên Hoa Đạo tràng
Tịnh độ nhân gian
Tứ chúng huân tập
Nauy cội phước 

15. Rồi Chùa Viên Giác 
Được tặng Huân chương
Khánh Anh Đạo tràng
Từ Dung Vạn Hạnh
Gần xa tự viện
Tinh tấn huân tu
Tứ chúng lục hòa
Gìn giữ Chánh Pháp 


16. Trang nhà Quảng Đức
Xứ Úc Đại Lợi
Giáo hội thông tin
Thượng Tọa Nguyên Tạng
Giảng pháp quanh năm
Năm châu bốn bể
Gởi thơ thi vị
Ơn nghĩa tròn đầy cái mà tròn đầy 

17. Trở lại bổn xứ
Phố Mộng Lệ An
Nơi Quan Âm tự
Các Chùa chưa mở
Tăng Ni an trụ
Đêm ngày thời khóa
Tụng kinh gõ mõ
Thầm độ hữu tình cái mà hữu tình 

Tùng xèng tùng xèng 

18. Táo thần xin kể
Về Chùa Địa Tạng
Đại Đức Trí Thắng
Phật tử quý thương
Nhất là món ăn
Đồ chay hết sảy
Mì chú thoòng ấy
Bán chạy ngon nghê cái mà ngon nghê 


19. Từ dạo Cô Vy
Hết đi tu tập
Các Chùa Đạo tràng
Ai mà siêng năng
Lên zoom niệm Phật
Còn thì Bồ tát
Cung cấp đồ ăn
Thơm ngon đạo tình cái mà đạo tình 

20. Bồ tát chẳng quên
Những người nghèo khó
Kẻ không nhà cửa
Trái tim rộng mở
Mền ngủ thức ăn
Bất phân chủng tộc
Nấu đầy nồi súp
Múc trao tận tình cái mà tận tình 

Tùng xèng tùng xèng 

21. Thương thay phế binh
Hy sinh vì nước
Nay bị khuyết tật
Bồ tát thương tâm
Gửi quà trao tặng
Ấm lòng sẻ chia
Như lời nguyện thề
Từ bi cứu khổ cái mà cứu khổ 

22. Thần thấy đây đó
Phật tử Việt Nam
Quyên góp xa gần
Gửi sang Ấn Độ
Giúp người nghèo khó
Tu viện Đạo tràng
Tây Tạng chư Tăng
Thật là đoàn kết cái mà đoàn kết 

23. Trở lại Covid
Delta biến thể
Thành Omicron
Lây lan bội phần
Nhưng tử nạn ít
Báo hiệu hết dịch
Chỉ biết cầu mong
Cô Vy sớm hết cái mà sớm hết 

24. Vi rút mắc dịch
Muôn tâu Thượng đế
Covid nó ỷ
Cứ thế lộng hành
Mà chúng lại quên
Con người kiên cường
Còn nhẫn phải biết
Lại giỏi thích nghi cái mà thích nghi 

25. Khi bắt đầu dịch
Thấy mệt làm sao
Khẩu trang mang vào
Úi ngộp muốn chết
Giờ thì đã hết
Riết thành thói quen
Luôn có bên mình
Ai nấy gìn giữ cái mà gìn giữ 


26. Rồi ở các chợ
Hết có xếp hàng
Không còn tích trữ
Khử trùng, khẩu trang
Phố Mộng Lệ An
Nhà thương đầy bệnh
Nhân viên lây nhiễm 
Hết bệnh lại làm cái mà lại làm 


27. Thần thấy các nhóm
Bạn hữu gần xa
Lên zoom ca hát
Thường xuyên họp mặt
Vui vẻ ấm áp
Thật là dễ thương
Giờ hát nhạc Xuân 
Quê hương đậm tình 


Tùng xèng tùng xèng 

28. Tết đến cận kề
Nhà thì chuẩn bị
Mứt dừa mứt bí
Bánh tét bánh chưng
Thêm chậu cúc vàng
Cùng mai đào thắm
Nhớ lắm quê hương 
Xa xăm ngàn dặm 


29. Muôn tâu Thánh Thượng
Giữa biển rực lửa
Thầy đã nằm xuống
Sen xanh luôn nở 
Đường xưa mây trắng
Nhẹ bước thênh thang
Vầng trăng tròn sáng
Thấp thoáng Niết bàn 

30. Chóng tàn một năm
Bao duyên trần hết
Công cha Thái Sơn
Nghĩa mẹ nước nguồn
Sao tròn chữ hiếu
Đền đáp Tứ Ân
Thần xin tán thán
Hiếu tử xa gần cái mà xa gần 

31. Muôn tâu Ngọc Hoàng
Táo Thần báo cáo
Thể nào cũng quên
Giờ trên lục tuần
Chẳng để trong tâm
Thần đây xin kiếu
Mong năm Nhâm Dần
Cát tường khởi sắc 

32. Trước khi trở về
Thần xin Thượng Đế
Cho Táo sức khỏe
Để mà ngược xuôi
Chúng sanh muôn loài
Nụ cười lan tỏa
Tiền thật nhiều á
Hỷ xả yêu thương cái mà yêu thương

Bái bai Ngọc Hoooànggggg 
🙏🙏🙏
🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Tùng xèng tùng xèng. 


2022-01-26 (Mộng Lệ An)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 8029)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5790)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4805)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5478)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6064)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6466)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5166)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4816)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4761)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4578)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]