Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Sen Trong Người

22/12/202122:07(Xem: 6801)
Hoa Sen Trong Người

Hoa sen
HOA SEN 
TRONG NGƯỜI
 
Kinh thành Xá Vệ sáng nay
Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi
Ngược xuôi tấp nập ngựa xe
Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu,
Áo quần sặc sỡ đủ màu
Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
Dáng vui tươi, vẻ tự hào
Đây là giai cấp trên cao hơn người
Được ưu đãi nên thảnh thơi
Ăn trên ngồi trốc sống đời gấm hoa.
Đi sâu vào ngõ hẻm xa
Thời bao thảm cảnh hiện ra chán chường
Bần cùng, khổ cực, tang thương
Với nhà lụp xụp, với đường tối tăm
Bùn lầy nước đọng cơ hàn
Tật nguyền, bệnh hoạn, lầm than, tội tình
Đây là giai cấp cùng đinh
Dân nghèo cuộc sống đã thành nếp quen
Chuyên hầu hạ giai cấp trên
Quanh năm kiếp sống thấp hèn lất lây.
Thể theo thường lệ hôm nay
Là ngày đức Phật tới đây giúp đời
Vào thành đi khắp mọi nơi
Tìm cơ giáo hoá cho người khổ đau,
Chúng sinh bình đẳng như  nhau
Ngài không phân biệt nghèo giàu, hèn sang.
*
Trên đường đi có một chàng
Ni Đề trai trẻ thuộc hàng tiện dân
Chàng đang gánh một gánh phân
Chợt đâu gặp Phật hiện dần phía xa
Thế là chàng vội tránh qua
Nép vào đường hẻm thật là lẹ chân
Hoang mang, bối rối, tần ngần
Buồn đời ti tiện, than thân thấp hèn
Thật là bạc phước triền miên
Tuy nhiên chàng vẫn dõi nhìn phía xa
Hướng về hình ảnh Phật Đà
Rất là rạng rỡ, rất là trang nghiêm,
Từng nghe về Phật nhiều phen
Nên chàng ao ước đủ duyên gặp ngài.
Phật Đà nhìn thấy ngay rồi
Hiểu ra tâm niệm của người thanh niên
Đăm chiêu, lúng túng, lành hiền
Nên ngài hoan hỉ bước liền đến ngay,
Ni Đề hoảng sợ lắm thay
Vội vàng lẩn tránh lòng đầy lo âu
Lo mình nhớp nhúa bấy lâu
Lo người bắt tội! Dám đâu gặp ngài!
Phật bèn nói, giọng khoan thai,
Từ xa vọng lại đôi lời xót thương:
"Sao con tìm cách tránh đường
Tới đây nói chuyện bình thường với ta!"
Để thùng phân xuống, bước ra
Ni Đề run rẩy quỳ và thưa mau:
"Bạch ngài! Con chẳng dám đâu
Xin ngài cứ dạy pháp mầu cho con
Như con thầm ước trong lòng
Nhưng ngài đừng đến gần con làm gì!"
Phật cười chan chứa từ bi
Bước thêm đến sát Ni Đề, nói ngay:
"Nào ai bắt tội con đây
Tự ta đến với con ngày hôm nay,
Con ơi hãy nhớ lời này
Những người đau khổ, đọa đày, nổi trôi
Ta lo cứu độ luôn thôi
Ta là người của muôn loài chúng sinh!"
*
Ni Đề hồi hộp hỏi nhanh:
"Bạch ngài con cũng tu hành được sao?
Từ lâu con vẫn ước ao
Được ngài truyền dạy đạo mầu Thế Tôn!"
Phật Đà nghiêm nghị nói luôn:
"Như Lai muốn nhắc cho con hay rằng
Ta ra đời với đạo vàng
Là nhằm cứu khổ cho hàng chúng sinh
Dị đoan, mê tín quẩn quanh
Thần quyền ỷ lại, phá nhanh giúp đời
Đưa chúng sinh đến an vui
Hoàn toàn bình đẳng, mọi người như nhau,
Nếu con muốn học đạo mầu
Hãy gần ta! Cố lo mau tu hành!"
Ni Đề nước mắt chạy quanh
Vô cùng sung sướng tâm thành khẽ thưa:
"Đó là điều ước từ xưa
Mà con cứ nghĩ thật là khó khăn
Con đây phước báu muôn vàn
Được ngài cứu độ và ban lời vàng!"
Nhìn Ni Đề rất dịu dàng
Phật Đà tiến đến anh chàng gánh phân
Tỏ ra thân ái vô ngần
Dắt tay chàng kéo lại gần bờ sông
Để nhờ dòng nước sạch trong
Gột đi dơ dáy chất chồng lâu nay,
Sau khi tắm rửa sông này
Ni Đề theo Phật về ngay Kỳ Hoàn
Rồi trong tịnh xá khang trang
Phật cho chàng nhập vào hàng tỳ kheo.
*
Ni Đề cố gắng thật nhiều
Thời gian lặng lẽ trôi vèo qua mau
Tu hành tinh tấn bấy lâu
Tỳ kheo mới học đạo mầu tiến nhanh
Giờ đây đắc quả tu hành.
Phật nhân đó dạy chúng sinh đôi lời:
"Trong bùn nhơ nhớp khắp nơi
Cánh sen vươn nở tuyệt vời biết bao
Hương thơm tinh khiết ngạt ngào
Tựa chân giá trị của bao con người.
Máu ai cũng đỏ vậy thôi
Và ai nước mắt mặn thời khác đâu
Chúng sinh bình đẳng như nhau
Đừng chia giai cấp gieo sầu bất công!"
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
__________________________________________


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 4972)
Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.
09/06/2021(Xem: 5807)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 6263)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 13794)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14360)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
07/06/2021(Xem: 13072)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6499)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5748)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3343)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 4338)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]