Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?

07/12/202122:49(Xem: 6827)
Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?

buddha

Cơ học Lượng tử Xuất phát từ Triết học Phật giáo?
(Does quantum mechanics favor Buddhist philosophy?)

Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau.

 

* Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.

 

Cuốn sách đầu tiên tôi đọc về Cơ học Lượng tử không phải là sách giáo khoa. Thay vào đó là tác phẩm "Đạo của Vật lý" (The Tao of Physics, 物理學之道) của tác giả Fritjof Capra, được xuất bản lần đầu năm 1974. Kể từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Một cuốn sách bán chạy nhất vào những thập niên 1975, tuyên bố rằng những khám phá trong Cơ học Lượng tử đã có sự hỗ tương cho nhau giữa Thế giới quan Phật giáo cổ đại. Tôi đọc tác phẩm "Đạo của Vật lý" được xuất bản lần thứ nhất; và trong đó, tác giả Fritjof Capra, vị giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh đã đưa ra những miêu tả tuyệt đẹp về cả Khoa học Lượng tử và Triết học Phật giáo.

 

Tôi đã phải trả giá từng . . . từng phần riêng biệt.

 

Bốn mươi năm sau, tôi vừa là một hành giả Phật giáo (đặc biệt thực nghiệm thiền định) vừa là một nhà vật lý với niềm quan tâm sâu sắc đến các cơ sở lượng tử. Nhưng tôi chưa bao giờ tin vào tuyên bố rằng những khám phá trong Cơ học Lượng tử đã có sự hỗ tương cho nhau giữa Thế giới quan Phật giáo cổ đại, và hôm nay tôi muốn suy ngẫm về mối liên kết sai lầm đó, có lẽ là một cách tốt hơn để tư duy giữa Phật giáo và Vật lý.

 

Phật giáo có thuận theo tự nhiên từ Cơ học Lượng tử không?

 

Cuốn sách của tác giả Fritjof Capra, vị giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh là một phần của làn sóng quan tâm đến cái gọi là "triết học phương Đông" và khoa học vật lý lượng tử. Ngoài ra, còn có tác phẩm "Điệu Vũ Của Các Thầy Vật-Lý" (The Dancing of Wu-Li Masters) của Tiểu thuyết gia Gary Zukav. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một yếu tố chính của Mumbo-Jumbo thời đại mới để gắn "Lượng tử" trước bất cứ thứ gì đang được tung ra: Chữa bệnh lượng tử, Tâm linh lượng tử, làm sạch ruột kết lượng tử. Trong khi đầu tiên sự thúc đẩy của Giáo sư Vật lý Fritjof Capra và Tiểu thuyết gia Gary Zukav đều thực sự thể hiện sự quan tâm đến việc làm thế nào những điều kỳ lạ nổi tiếng của Cơ học Lượng tử phủ lên lãnh thổ mới (đối với những sinh viên phương Tây này) của triết học Phật giáo, mọi thứ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ví như vụ nghiêm trọng nhất về vòng xoáy đi xuống là Quyền Năng Vô Hạn (What the BLEEP Do We Know 2004). Đây là một bộ phim kết hợp phỏng vấn theo phong cách tài liệu, hoạt hình đồ họa máy tính, và một câu chuyện thừa nhận sự kết nối tâm linh giữa vật lý lượng tử và ý thức.

 

Đầu tiên phát hành tại các rạp vào năm 2004, What the BLEEP Do We Know đã trở thành một trong những bộ phim tài liệu thành công nhất mọi thời đại. Bây giờ phân phối tại hơn 30 quốc gia, nó đã thu phục được khán giả với sự pha trộn của 1 bộ phim đầy kịch tính, tài liệu, hoạt hình, và phim hài, trong khi pha trộn các kiến thức về vật lý lượng tử, tâm linh, thần kinh học và tư tưởng tiến hóa. Thực sự điều đó đầy vô nghĩa đến nỗi tôi ném hộp bắp rang của mình vào màn hình trong khi xem.

 

Như vậy, vấn đề mà chúng ta có thể gọi là "Phật giáo lượng tử" là gì?

 

Hãy bắt đầu của mọi thứ khía cạnh vật lý. Vật lý lượng tử là lý thuyết xử lý những thứ rất nhỏ như nguyên tử, proton và quark. Thực sự kỳ lạ bởi vật lý ở quy mô cực nhỏ này mà chúng ta đã học ở quy mô con người hơn. Điều kỳ lạ quan trọng nhất đối với quan hệ Phật giáo là "Vấn đề đo lường". Giống như cơ học cổ điển được điều chỉnh bởi các phương trình Newton, Cơ học Lượng tử có các phương trình Schrodinger miêu tả cách hệ thống lượng tử phát triển. Nhưng đây là phần kỳ lạ: Sau khi hệ thống được quan sát, các phương trình Schrodinger không còn được áp dụng nữa. Phép đo lường được ưu tiên hơn phương trình. Tại sao một hệ thống vật lý cần quan tâm đến việc nó được quan sát? Không ai biết, và mọi người đã tranh cải về "Vấn đề đo lường" kể từ khi Cơ học Lượng tử lần đầu tiên được hình thành.

 

Những lập luận nêu trên đã được kết tinh thành danh từ Diễn giải lượng tử. Mặc dù các nhà vật lý biết chính xác cách áp dụng các quy tắc của Cơ học Lượng tử để thiết kế những thứ như la-de và máy tính, nhưng họ không đồng ý về ý nghĩa của các phương trình theo nghĩa triết học. Họ không biết cách diễn giải chúng.

 

Đây là nơi mà Phật giáo xuất hiện. Có một cách Diễn giải về Cơ học Lượng tử rất phù hợp với các quan điểm triết học Phật giáo. Giáo sư Vật lý Fritjof Capra và những người khác lưu ý rằng, cách giải thích Copenhagen, được phát triển bởi nhiều nhà sáng lập khoa học nguyên tử, đã coi Cơ học Lượng tử mang lại cho chúng ta một cái gì đó khác với bức tranh khách quan về nguyên tử như những quả bóng nhỏ tồn tại trong chính chúng. Thay vào đó, Cơ học Lượng tử thể hiện một kiểu vướng mắc giữa của người quan sát và người bị quan sát. Đối với những người theo cách giải thích Copenhagen, Cơ học Lượng tử là Nhận thức luận hơn là Bản thể học. Đây là việc khám phá kiến thức về cách thế giới hoạt động thay vì cố gắng xác định một quan điểm "đúng". Nói cách khác, cách giải thích Copenhagen cho rằng, không có cái nhìn Thiên nhãn hoàn toàn khách quan về vũ trụ.

 

Hoặc ít nhất, Phật giáo là phiên bản của họ được biết đến nhiều ở phương Tây, cũng tập trung vào Nhận thức luận và tách rời ý tưởng về một quan điểm hoàn toàn khách quan về kinh nghiệm. Đối với nhiều vị triết gia Phật học, thế giới và trải nghiệm của chúng ta về nó là không thể tách rời (ít nhất là theo miêu tả và diễn giải). Không có thuộc tính thiết yếu, siêu việt thời gian, và mọi thứ phát sinh phụ thuộc lẫn nhau.

 

Tại sao Phật giáo Cơ học Lượng tử không hoạt động?

 

Vậy là vấn đề là liên kết Cơ học Lượng tử và quan điểm Phật giáo này là gì? Vấn đề không phải là ở khía cạnh Phật giáo. Phật giáo đã tồn tại gần 26 thế kỷ, và tự nó đã duy trì và phát triển hoàn hảo. Bạn có thể chọn tham gia với đạo Phật như một triết lý hoặc một thực hành nếu cảm thấy phù hợp với bạn. Nếu không, điều đó vẫn tốt. Nhưng chắc chắn Phật giáo không cần vật lý hỗ tương.

 

Thay vào đó, vấn đề là chỉ ra cách giải thích Copenhagen của Cơ học Lượng tử và tuyên bố, "Đây là những gì Vật lý học thuyết minh". Có một danh mục dài các cách diễn giải của Cơ học Lượng tử: giải thích nhiều về thế giới, trong vật lý lý thuyết, các thí điểm lý thuyết sóng, lý thuyết thiết lập mục tiêu, quan hệ cơ học lượng tử và quy tắc Bayes lượng tử (my current favorite). Một trong những số này sẽ không phát hiện bất kỳ điểm tương đồng nào với triết học Phật giáo. Dựa trên thực tế, những người đồng thuận bởi cách cách giải thích khác này sẽ có lý do chính đáng để đối đầu với những tuyên bố của Phật giáo về mối quan hệ giữa tri thức và thế giới. Quan trọng nhất, cho đến khi một phương pháp thử nghiệm để phân biệt giữa các cách diễn giải, thực sự không ai biết cách giải thích thế nào cho chính xác.

 

Vì vậy, sai lầm cơ bản của Phật giáo Lượng tử là thành kiến. Những người đồng thuận nó ưu tiên một cách diễn giải Cơ học Lượng tử hơn tất cả những cách khác bởi họ yêu thích. Bởi họ yêu mến thích Phật giáo. Bản thân tôi cũng kính quý đạo Phật (tôi đã trong im lặng và nhìn vào bức tường với thời gian ba thập kỷ), nhưng điều này không có nghĩa là tôi cho rằng "hiển thị" Cơ học Lượng tử là sự thật.

 

Đối thoại giữa Phật giáo và Vật lý học

 

Liệu rằng có một mối quan hệ, một cuộc đối thoại giữa Phật và Vật lý học không? Điều này hoàn toàn có thể, và đây là dịp tôi nghĩ rằng có những lộ trình mới đang mở ra. Vật lý, cho dù chúng ta có biết về nó hay không, đã bão hòa với các ý tưởng, khái niệm và thể hiện sự kế thừa từ các truyền thống triết học bắt đầu từ người Hy Lạp.  Sau đó, những thứ này được trộn lẫn với các truyền thống của người (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, Abraham) và kế đến được định hình bởi thời kỳ Phục hưng. Truyền thống triết học cổ đại trong vật lý này tạo thành một cuộc đối thoại liên tục về bản chất của nguyên nhân và kết quả. bản sắc và sự chuyển biến bởi thời gian và không gian. Khi các nhà vật lý học làm việc tại cơ sở thuộc các lãnh vực của họ đã cố gắng tưởng tượng ra những con đường mới và sẽ rút ra một cách tự nhiên từ truyền thống này rằng nó có thể là một cách có ý thức hoặc vô ý thức.

 

Những gì triết học cổ điển của Ấn Độ và châu Á (một thuật ngữ tốt hơn nhiều so với "Triết học phương Đông") đưa ra là một mối quan hệ đối tác mới đang được thảo luận. Các cuộc thảo luận về triết học trong thế giới Phật giáo đã xảy ra hàng thiên niên kỷ, đã đặt ra những câu hỏi tương tự như những câu thắc mắc xảy ra ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Châu Âu. Nhưng cuộc đối thoại giữa những Phật tử có một loạt các mối quan tâm, và trọng điểm rất khác nhau. Bằng cách này, có lẽ sự tương tác giữa vật lý học và quan điểm Phật giáo có thể đưa ra một loạt ý tưởng, và quan điểm cần khảo sát khi tư duy về các vấn đề cơ bản trong vật lý học.


Barry Kerzin
Thượng Tọa Barry Kerzin tham gia nghiên cứu thiền định.



 

Thực sự, những đối thoại như thế này tôi rất hào hứng bởi lẽ không phải là vấn đề đưa cả hai lại gần nhau để "chứng minh một điều là đúng", mà thay vào đó, đây là việc mở rộng các khả năng khi tư duy về thế giới mà trong đó có vị trí của chúng ta. Vào các ngày 16-18 tháng 4 năm 2021, tôi sẽ tham gia một hội thảo khoa học ở Berkeler, tiểu bang California, Hoa Kỳ với chủ đề "Buddhism, Physics, and Philosophy Redux" (Triết học Phật giáo, Vật lý học và Redux). Được tổ chức bởi Cư sĩ Robert Sharf, giáo sư nghiên cứu Phật giáo thuộc khoa Văn hóa và Ngôn ngữ Đông phương thuộc trường đại học Berkeley, Hoa Kỳ, đây sẽ hứa hẹn một Niềm vui lớn!

 

Hội thảo khoa học ở Berkeler, tiểu bang California, Hoa Kỳ với chủ đề "Triết học Phật giáo, Vật lý học và Redux" (Buddhism, Physics, and Philosophy Redux), được diễn ra các ngày 16-18 tháng 4 năm 2021 tại, Hoa Kỳ:

 

Vào đầu thế kỷ 20, khi xuất hiện các vấn đề triết học cùng với sự ra đời của Cơ học Lượng tử vẫn còn rất nhiều với chúng ta. Như các Vấn đề đo lường, sự vướng mắc và tính bất định vị, Lưỡng tính sóng–hạt, v.v., buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: các công việc của QM có đề cập đến một thế giới thực, độc lập với tâm trí hay chỉ là một phương tiện dự đoán những gì xuất hiện khi chúng ta đi tìm? Các khái niệm như "Hàm sóng", "Hạt giống", "Môi trường", "Thời gian", v.v., đều có quy chiếu những thứ tồn tại trong và của bản thân chúng, hay chúng chỉ là những cấu trúc trên danh nghĩa hoặc thực dụng? Trong thế kỷ qua, nhiều người đã viết về những câu hỏi này, nhưng vẫn chưa có gì giống như sự đồng thuận về các vấn đề.

 

Thật kỳ lạ, từ nhiều thế kỷ trước, câu hỏi triết học tương tự đã được xuất hiện trong tư tưởng Phật học, khi các nhà triết học Phật giáo đấu tranh để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cách thế giới quan xuất hiện như thế nào, cũng như thực trạng của các lý thuyết của chúng ta về thực tại khi phân tích. Ví dụ, các triết lý đạo Phật về “thuyết duyên khởi” (pratītyasamutpāda, (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद; tiếng Nam Phạn: पटिच्चसमुप्पाद) và "cấu tạo sai biệt" (vikalpa) nêu lên các vấn đề có cấu trúc tương tự với các vấn đề đặt ra bởi Vấn đề đo lường và sóng Lưỡng tính sóng hạt, cách tiếp cận Con đường Trung đạo của Phật giáo song song đối với các vấn đề, ở nhiều khía cạnh, sự cạnh tranh các các công việc của QM.


Những nổ lực đầu tiên vào những thập niên 1970 là để bắt đầu một cuộc đối thoại giữa Phật giáo và Vật lý lý thuyết, dù rằng thời điểm lúc bấy giờ đã bị chỉ trích rất nhiều. Vấn đề là một phần những người tham gia vào những cuộc đối thoại ban đầu, dù am hiểu về các công việc của QM nhưng thường thiếu sự đánh giá tinh tế về triết học Châu Á và Phật giáo.

 

Hội thảo Khoa học này đã quy tụ một nhóm nhỏ các nhà Vật lý học, triết gia và học giả Phật giáo để xem liệu việc khởi động lại cuộc đối thoại có khả thi và hiệu quả hay không.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Big Think)


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 19516)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 20003)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 25042)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9900)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 7083)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8776)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8906)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
09/12/2013(Xem: 8166)
Tự thủy uyên nguyên, khắp các loài chúng sanh cùng với Phật đồng một tâm, tức cái tâm tánh tuyệt đối, chơn thường, vắng lặng, trong trẻo, tròn đầy, trùm khắp, không lay không động, không đến không đi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, cực linh cực mầu, hay sanh các pháp. Do Phật tâm thanh tịnh, vắng lặng, huyền mầu, nhưng lại khéo sanh vạn pháp, nên cổ đức mới tạm mượn lời mà đặt tên, gọi cái tánh huyền mầu đó là "chơn không diệu hữu", tức từ cái tánh linh diệu trong trẻo, không một vật mà pháp pháp tuỳ duyên trùng trùng sanh khởi.
09/12/2013(Xem: 8369)
Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế? - Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]