Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kể Cho Người Ngoài Zoom (Tường thuật Đại Hội Hoằng Pháp kỳ 1 ngày 27/11/2021)

03/12/202108:39(Xem: 4409)
Kể Cho Người Ngoài Zoom (Tường thuật Đại Hội Hoằng Pháp kỳ 1 ngày 27/11/2021)

dai hoi hoang phap 1


Kể Cho Người Ngoài Zoom
(Tường thuật Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất ngày 27.11.2021)
Trần thị Nhật Hưng


Hằng ngày theo thông lệ kiểm mail, tôi bất chợt nhận thư mời tham dự Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) qua Zoom do Hòa Thượng Thích Như Điển thông báo.

     Gần ngày Đại Hội, lại nhận mail của anh Phù Vân Chủ Bút báo Viên Giác giao nhiệm vụ cho tôi và cô bạn văn Hoa Lan tường thuật buổi Đại Hội. Thế là có động lực thôi thúc tôi quyết định ghi danh tham dự.

 

     Đại Hội bắt đầu lúc 4 giờ Âu Châu, thì phải lo dậy từ 3 giờ sáng mới có thể chuẩn bị cho kịp vào Zoom vì trước 15 phút Zoom khóa cửa. Chẳng những thế, từ chiều, còn phải chuẩn bị sạc pin cho đủ 100%, ăn cơm sớm, ngủ sớm lấy sức và không quên vặn đồng hồ báo thức...

     Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất quy tụ rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật Tử khắp nơi trên thế giới từ Âu, Mỹ, Á, Úc... cùng nhau vào Zoom bàn chuyện phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếp nối con đường tiền nhân để lại.

     Đại Hội khai mạc với bài diễn văn của Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, sau đó, dưới sự điều hợp Zoom của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng vốn phụ trách Ban Báo chí, niệm Phật cầu gia bị và truy niệm nhập từ bi quán để tưởng nhớ tiền nhân đã khuất và đồng bào tử nạn trong mùa Covid vừa qua.

     Nhưng diễn giả chính của Đại Hội không ai khác hơn là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và Thiền sư Tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Nhị vị là hai học giả hàng đầu của Việt Nam hiện đại, đã đóng góp cho Phật Giáo nhiều thành quả đáng kể. Và hôm nay, với tâm nguyện tiếp tục con đường tiền nhân để lại, HT Tuệ Sỹ, mong thành lập lại Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh, kế thừa của những bậc tiền bối mà từ 1973 đã có 18 vị lão Tăng trong đó có Ngài là trẻ nhất từng đào tạo Tăng, Ni, Cư sĩ Phật tử qua các cơ sở giáo dục của Giáo Hội từ tiểu đến đại học (có hai viện Cao Đẳng) đóng góp thiết thực xây dựng đất nước và duy trì, phát triển Phật Giáo. Với tư cách của người kế thừa duy nhất còn tồn tại và với tấm lòng vì đạo và dân tộc, HT Tuệ Sỹ huy động mọi người trong Giáo Hội, làm sống dậy nhiệm vụ hoằng pháp, mục đích lăn chuyển bánh xe chánh pháp.

     Theo HT Tuệ Sỹ, vì thời gian gián đoạn khá lâu, đã không làm được gì, sẽ khiến ta bỡ ngỡ khi tiếp nối lại con đường xưa. Do vậy, để cho công việc từng bước vững vàng tốt đẹp, Ngài đề nghị thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng lâm thời, gồm:

    1- Chủ Tịch: HT Thích Tuệ Sỹ.

    2- Chánh Thư Ký: HT Thích Như Điển.

   3- Phó Thư Ký quốc nội: HT Thích Thái Hòa.

   4- Phó Thư Ký hải ngoại: HT Thích Nguyên Siêu.

     Đặc biệt Thiền Sư Tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát giữ vai trò cố vấn phiên dịch. Còn các thành viên khác sẽ tuyển cử vào sau.

      Đây không phải là Hội Đồng mới mẻ được thành lập, mà chỉ là sự kế thừa của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương do 18 vị chư Tôn Trưởng lão tiền bối quyết định lập Hội Đồng Phiên dịch Tam Tạng từ tháng 10 năm 1973 mà thôi.

     Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có các Ban như:

     1- Phiên dịch và trước tác.

     2- Truyền bá giáo lý.

     3- Báo chí và xuất bản.

     4- Ban bảo trợ.

     Sau một thời gian sinh hoạt, nếu có đủ cơ sở Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng mới chính thức ra đời. Mà theo truyền thống, nguyên tắc từ thời lão Tăng tiền bối Thích Trí Tịnh, người tham dự, đại diện tinh hoa Phật Giáo Việt Nam, phải từng có tác phẩm có giá trị, có uy tín trong giới nghiên cứu, có tài, đức mới xứng đáng vai trò lãnh đạo vì đó là nền tảng phát huy Phật Giáo Việt Nam.

     Trong chiều hướng đó, HT Tuệ Sỹ đã chọn Chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc, nơi tạm thời có thể là một “Học Viện Phật Giáo“ đào tạo Tăng, Ni vì đủ phương tiện trụ sở, nhân sự, hoằng pháp, phiên dịch... trực tiếp đảm nhận. Điều này ai cũng nhận rõ rằng, ngoài cơ sở, HT Thích Như Điển là người đủ tài, đức đạt đúng tiêu chuẩn cấp lãnh đạo đề ra, có nhiều tác phẩm phiên dịch, nghiên cứu giá trị. Dưới trướng Ngài đã có rất nhiều nhân tài đệ tử xuất gia lẫn tại gia, và đã từng cấp học bổng đào tạo 132 Tăng, Ni theo học các trường đại học từ Mỹ, Đài Loan và nhiều nhất tại Ấn Độ, đã có nhiều Tăng, Ni đạt tới học vị Tiến sĩ.

     Thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, vì theo HT Tuệ Sỹ, Phật Giáo là hệ tư tưởng chủ yếu của dân tộc để phát triển đất nước. Như Nhật đã từng dùng bộ Đại Chánh Tân Tu Tạng Kinh tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc, uy tín văn hóa để đoàn kết dân tộc chinh phục thế giới với chính sách “Đại Đông Á“ lấy Phật Giáo làm nền tảng và chẳng những chinh phục cả Mỹ bằng văn hóa Nhật Bổn bắt nguồn từ Phật Giáo mà đối với Trung Quốc, dù Nhật từng là đàn em học từ Trung Quốc vẫn là thủ lãnh của Trung Quốc như thường!

     Do vậy, Hội Đồng Phiên Dịch Lâm Thời cần quan tâm bộ Đại Tạng Kinh tức Tam Tạng thánh giáo gồm: Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Mật Tạng. Trong đó Thanh Văn Tạng là nền tảng giáo lý căn bản của các truyền thống xuất phát từ Đại Thừa phải thật hoàn chỉnh qua đó mới đóng góp cho dân tộc được.

     Và muốn được như thế, HT Tuệ Sỹ hy vọng sang năm 2022 trước lễ Phật Đản, Ban Phiên Dịch sẽ dịch được phần đầu bộ Đại Tạng, tiếp theo đào tạo người giỏi tiếng Phạn vì đó là điều chính yếu cho phiên dịch mới chính xác được. Điều này thật đáng mừng và khỏi lo, vì hiện nay tại Đức đã có nhân sĩ trí thức Giáo Sư Đỗ Quốc Bảo đã và đang có lớp dạy tiếng Phạn cho học viên, và Giáo Sư hy vọng sẽ có 54 người tốt nghiệp nay mai! Nói chung, cần rất nhiều tài năng trình độ Phật học thượng thừa cùng sự quyết tâm mới có thể đưa Đại Tạng Kinh Việt Nam vào tiêu chuẩn và tầm cỡ quốc tế như HT Tuệ Sỹ mong đợi.

 

     Chương trình tiếp nối là vài câu hỏi của nhân sĩ Phật tử, tôi đặc biệt chú ý câu hỏi vô cùng thực tế “Ngày nay với công nghệ văn minh hiện đại, đã có... máy dịch, thì Ban Phiên Dịch định hướng thế nào khi... dịch máy?” Những câu hỏi đã được Giáo Sư Lê Mạnh Thát, với tư cách cố vấn Ban Phiên Dịch đã đáp ứng một cách thiết thực qua lời thuyết trình của Ngài. Chuyện phiên dịch là vấn đề hệ trọng, dịch xong, Hội Đồng còn có ban duyệt lại, do vậy, dù máy dịch hay người dịch vẫn phải có ban biên tập xét lại hết.

     Trong việc phiên dịch, Giáo Sư đã từng in toàn bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam truyền của HT Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali cổ sang Việt ngữ. Và chính Giáo Sư cũng từng dịch từ Hán văn ra nữa. Và trong suốt bốn năm, dịch và in nhiều lần theo di chúc của HT Thích Minh Châu, chính Giáo Sư và HT Tuệ Sỹ đã từng gởi một số sinh viên qua Mỹ học tiếng Tây Tạng để giao trách nhiệm dịch bản kinh đầu tiên của Đại Tạng Kinh Tây Tạng. Ngoài ra, còn phải dịch bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Hán truyền. Đây là bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng cho cả thế giới, với sự đóng góp của nhiều dân tộc: Ba Tư, Ấn Độ, Tích Lan, Trung Quốc, Campuchia và có cả Việt Nam tham gia chính là Ngài Khương Tăng Hội.

     Phật Giáo Chiêm Thành cũng đóng góp rất nhiều cho thế giới qua bộ Đại Tạng Kinh, chỉ tiếc do chiến tranh, Trung Quốc đã lấy về nước từ kinh đô Chiêm Thành nhiều kinh sách đã dịch ra tiếng Hán.

     Ngài Huyền Trang Trung Quốc, sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về, trong 19 năm (645-664) dịch thuật cũng đào tạo được 300 đệ tử trẻ và lập thành giới đàn.

     Sau khi sơ lược qua các bộ Đại Tạng Kinh thế giới, Giáo Sư Lê Mạnh Thát tỏ lòng lo lắng, mong đào tạo gấp rút Hội Đồng Phiên Dịch để dịch cho xong bộ Đại Tạng Kinh Tây Tạng mà theo Ngài có những điểm hay không thể bỏ qua, trước khi Ngài về cõi Phật.

     Tiếp nối phần dành cho hai diễn giả chính, có 10 phút giải lao cho chúng ta chiêm ngưỡng dung nhan 18 vị Tôn Túc Trưởng Lão của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, dịch giả Đại Tạng Kinh Việt Nam, nay đã viên tịch gần hết, chỉ còn hiện tiền HT Thích Thanh Từ (nay vì sức khỏe trong tình trạng vô ngôn) và HT Thích Tuệ Sỹ.



dai hoi hoang phap 2

Danh sách 18 vị dịch giả Đại Tạng Kinh Việt Nam từ năm 1973






dai hoi hoang phap01_Dai hoi hoang phap
dai hoi hoang phap-ky 1 (1)dai hoi hoang phap-ky 1 (2)dai hoi hoang phap-ky 1 (3)
dai hoi hoang phap-trang 8

     Chương trình lại tiếp nối để trước khi kết thúc, là những cảm tưởng của các vị Tôn Túc Trưởng Lão chủ tọa tham dự Đại Hội, có vị đã 94 tuổi như HT Thích Huyền Tôn, HT Thích Thắng Hoan v.v… đã hỗ trợ Đại Hội bằng chính sự hiện diện của mình trong suốt thời gian gần 4 tiếng đồng hồ.

     Điều mà không chỉ riêng tôi mà có thể rất nhiều tham dự viên tâm đắc về lời phát biểu của HT Thích Thái Hòa (quốc nội) có ý nhắn nhủ “nghiệp trọng, phước khinh“ muốn làm gì cũng cần có sự gia trì của Tam Bảo, Tổ Tông gia hộ, cùng với sự hợp lực của tất cả mọi người trong sự hòa hợp, thanh tịnh. Nếu chỉ hòa hợp mà không thanh tịnh sẽ là tổ chức của thế tục. Mà thế tục thì chúng ta biết rồi, chỉ một thời gian sau cũng tranh cãi rồi chia rẽ. Nếu chỉ thanh tịnh mà không hòa hợp thì cũng chẳng đem lại một kết quả tốt đẹp nào cả…!

     Ban tổ chức cũng không quên giới thiệu những nhân sĩ Phật tử còn rất trẻ tài cao của các Ban, trình bày công việc của mình mấy tháng qua, như Ban Báo chí và Xuất bản, Tiến sĩ Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ thông báo, đã có 5 tác phẩm được in, phổ biến. Ban Truyền bá giáo lý cũng cập nhật thu hút giới trẻ vào tham dự; rồi Ban Bảo Trợ, Ban phiên dịch và Trước tác. Ban nào cũng nỗ lực hết mình đã đem lại thành quả đáng kể.

     Cuối cùng là bài đúc kết thật tuyệt vời, vô cùng đầy đủ do Đại Đức Thích Thanh An, một vị sư còn rất trẻ đang học tại Tích Lan và là một trong ba vị sư thuộc Ban Thư ký của Đại Hội thực hiện.

 

     Đóng Zoom lại, tôi còn ngẩn ngơ, ngưỡng mộ quá chừng. Đại Hội đạt thành công với 441 người tham dự, hầu hết là thành phần thượng thừa của GHPHVNTN trên khắp thế giới, với múi giờ khác nhau, không phải đơn giản, đòi hỏi bao công lao khó nhọc khi điều hành, sắp xếp tổ chức.

     Ngồi trong Zoom tham dự, chứng kiến bao nhân tài, nghe trước tên của nhiều người, ai cũng có danh vị Học giả, Giáo sư, Tiến sĩ, “Bác sĩ, Thạc sĩ... đủ danh hiệu, tôi cảm thấy mình nhỏ nhoi như hạt cát trong sa mạc, chỉ biết... dựa cột mà nghe. Giờ nghe xong, tôi chỉ xin ghi lại, tóm tắt theo những gì tôi nghĩ, tôi hiểu. Trật, trúng thế nào, kính xin chư vị niệm tình tha thứ cho.

     Lời cuối, kính mong Đại Hội Hoằng Pháp thành công, Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Phật tử gần xa dồi dào sức khỏe.

 

     Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

     Trần Thị Nhật Hưng




 ***


facebook
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2021(Xem: 5537)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5160)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5763)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6258)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5282)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 5025)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5056)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5474)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4889)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4207)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]