Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời

01/12/202121:15(Xem: 7612)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời
Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-01
Namo Sakya Muni Buddha

Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời.


- Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc.

Thiền sư hỏi:
 “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.

Người phụ nữ chau mày suy nghĩ, rồi chắp tay đáp:
 “Bạch thiền sư, con u mê không hiểu Ngài đang muốn hỏi điều gì”.

Thiền sư mỉm cười, ôn tồn giảng giải:
“Ta hỏi đạo hữu về điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất, vì điều đó quyết định đạo hữu có được hạnh phúc của kiếp nhân sinh hay không.

- Người xem trọng danh tiếng, thể diện, sĩ diện của bản thân, thì sẽ bực tức, oán hận khi có ai đó hạ nhục, coi thường mình.
- Người xem trọng gia tài, lợi lộc, thì khi bị mất mát tiền của sẽ đau như cắt từng khúc ruột, tranh đấu mãi khiến thân thể hao mòn.
- Người xem trọng sắc đẹp, thì ắt sinh lo buồn ủ rũ khi nhan sắc tàn phai theo năm tháng.
- Người xem trọng tình cảm nam nữ, thì không tránh khỏi thất tình khi bị hờ hững, phản bội.
- Người xem trọng và sống hệ lụy tình cảm thân quyến, thì như ngọn cỏ trước gió, hễ người thân gặp phải chuyện gì thì chính mình cũng không gượng dậy được.  Không biết là, đạo hữu xem trọng nhất điều gì trong số đó đây?”.

Người phụ nữ như bừng tỉnh ngộ. Cô nhận ra mình đang xem trọng và ôm giữ tất cả những điều thiền sư vừa nói. Thì ra, những cái ấy chính là nguyên nhân cho nỗi bất an đeo đẳng suốt cuộc đời cô.

“Bạch thiền sư, cảm tạ ngài khai thị.
Vậy con phải xem trọng nhất điều gì thì mới có hạnh phúc của nhân sinh đây?”

Thiền sư mỉm cười, nhẹ nhàng đáp:
''Con ta, tài sản ta
Nghĩ thế, người ngu khổ
Chính ta còn chẳng có
Con đâu! Tài sản đâu!!''

(Kinh Pháp Cú 62)

“Thứ duy nhất mà Đạo hữu nên bảo vệ trên đời này chính là đời sống tâm linh và đạo đức. 
Người có đời sống tâm linh đạo đức thì không hốt hoảng khi mất tiền của, vì tiền của xét cho cùng chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì có thể dễ dàng tìm lại đươc, và dẫu có mất đi không hao tổn đến đức hạnh của anh ta.

Người đó cũng không bực tức khi bị sỉ nhục, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, không bất an khi gia đình có chuyện chẳng hay, không lo buồn theo năm tháng, vì anh ta hiểu rõ rằng.. sỉ nhục, lạnh nhạt, hoạn nạn và tuổi già.. là những thứ nằm ngoài sự kiêm soát của anh ta, dù chúng có xảy ra cũng không động đến được đời sống tâm linh và đạo đức của anh ta.

Anh ta sẽ chấp nhận tất cả những thăng trầm thịnh suy của đời sống, vì bản chất của thế giới hiện tượng xưa nay vốn là như thế, anh ta sẽ cảm ơn khi bị người bôi nhọ, vì đó là cơ hội tốt để tu dưỡng đức hạnh.  Một người sống bình an giữa những biến động, được mất, vô thường, như vậy chẳng phải người có một nội tâm vững chãi và hạnh phúc hay sao?

- Hạnh phúc là khi biết Đạo rồi
Đôi bàn tay đã biết buông lơi.
Tám ngọn gió trần thôi vướng bận
Mặc nắng, mưa.. qua giữa cuộc đời..


- Kính chia sẻ hình ảnh khóa tu Một ngày An Lạc tại Tu viện Đại Bi do Đạo Tràng Thiền Sinh Sợi Nắng 
& chư Ni chúng TV Đại Bi tổ chức on weekend Nov 2021 -

Như Nhiên - TTT
Namo Buddhaya
__(())__
Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-02Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-03Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-04Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-05Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-06Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-07Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-08Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-09Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-10Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-11Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-12Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-13Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-14Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-15Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-16Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-17Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-18Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-19Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-20Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-21Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-22Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-23Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-24Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-25Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-26Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-27Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-28Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-29Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-30Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-31
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2012(Xem: 7026)
Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.
04/10/2012(Xem: 7390)
Cách đây không lâu, một người đàn ông quyết định lấy cắp táo của người hàng xóm. Ông nghĩ rằng, "Mình chỉ lấy vài trái thôi. Người hàng xóm không mất mát gì vả lại anh ta cũng không có thể sử dụng hết những quả táo." Ông ta chờ đến khi trời tối. Để chắc chắn không bị bắt, ông dẫn Natasha, con gái út đi theo để cô có thể canh chừng và cảnh báo nếu có ai đến gần.
04/10/2012(Xem: 8792)
Mèo Xám sống trong một nhà kho với ba mèo con nhỏ của mình. Một mèo khoang màu cam, một màu xanh lá cây và một màu hồng với những đốm đen. Cả ba có mũi màu hồng xinh đẹp và nụ cười dễ thương của mẹ.
04/10/2012(Xem: 8104)
Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.
03/10/2012(Xem: 8310)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
03/10/2012(Xem: 9305)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 9898)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6936)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 12023)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7281)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]