Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Chưa Hề Thiếu.

20/11/202107:46(Xem: 4833)
Hạnh Phúc Chưa Hề Thiếu.
Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-01

Namo Sakya Muni Buddhaya

Hạnh Phúc Chưa Hề Thiếu.


Phật ơi! sao người không cho con có được một nhan sắc thật đẹp để vạn người mê, mỗi khi xuất hiện là được nhiều người yêu mến và vây quanh?
- Ta đã cho con sức khoẻ. Chẳng phải con là cái đứa dễ ăn dễ ngủ,...và trong cơ thể không mắc phải các bệnh nan y đó sao?

Phật ơi! sao người không cho con một bộ đồ hàng hiệu thật đẹp và sang trọng?
- Ta đã cho con sự ấm áp, không phải chịu đựng những lãnh lẽo và giá rét vì không có vải để che thân.

Phật ơi! sao ngài không cho con có người yêu, người định bắt con phải ế như vậy đến suốt đời hay sao?
- Ta đã cho con có được sự tự do và không bị ràng buộc. Con muốn đi chơi với ai, ở đâu, đi ta bà thế giới bao lâu cũng đều được.

Phật ơi! sao ngài không cho con cơ hội thăng tiến trong công việc để con có thể kiếm ra thật nhiều tiền đem về cho gia đình của con?
- Ta muốn con có nhiều thời gian ở bên gia đình và chăm sóc những người con thương yêu. Vì Ta biết, người thân của con đang cần con ở bên cạnh nhiều hơn là đống tiền trơ lạnh mà con vừa mới đem về. Có nhiều tiền mà không có thời gian sống con chỉ là một cỗ máy.

Phật ơi! sao Ngài để con vuột mất dự án một triệu đô?
- Ta vừa cứu con thoát khỏi cảnh tù tội.

- Phật ơi! Tại sao....
Tell me why?

- JUST BECAUSE... HAPPY PEOPLE FOCUS ON WHAT THEY HAVE UNHAPPY PEOPLE FOCUS ON WHAT,S MISING... 😊
( Chỉ bởi cảm thấy đủ rồi nên con người ta hạnh phúc,
 cứ lo để ý đến những cái còn thiếu nên cảm thấy thiếu hoài!)

 - Này bạn. Trước khi khóc và than thở với Phật về những mất mát, khổ sở và đau thương.
 Bạn hãy kể trước cho Ngài nghe những gì bạn hiện đang sở hữu nhé!
 
Namo Buddhaya
_(())_
 
CHẮP TAY SEN

Chắp tay chưa hẳn nguyện cầu
Trọn lòng trước Phật ngõ hầu Biết ơn
Chắp tay không phải van lơn
Mà đưa tâm niệm chánh chơn trở về.

Chắp tay không thiết hẹn thề
Mời tâm rong duỗi.. cận kề với thân.
Chắp tay không để phân trần
Dứt lòng phân biệt, ngã nhân chẳng còn..

Chắp tay không phải cầu toàn
Để yêu thương cõi nhân hoàn bấp bênh!
Chắp tay nào phải cầu xin..
Trong niềm cát bui..,biết mình nhỏ nhoi..

Chắp tay chẳng phải khấn trời
Âm thầm chúc phúc một lời cho nhau..
- Chắp tay không ước nhiệm mầu
Nhủ lòng bắc những nhịp cầu Hiểu Thương
Chắp tay thôi kết mộng trường
Thắp lên đèn Tuệ tìm đường bước ra.

Chắp tay một đóa Liên hoa
Sống cùng Vô ngã vị tha trọn đời..
Chắp tay trên bến luân hồi
Quay về Tỉnh thức đây rồi cố hương!

- Chắp tay, đừng nghĩ chuyện thường
Chỉ trong một niệm mười phương đại đồng.
Chắp tay vẹn cả tấm lòng
Trần duyên dứt sạch, qua dòng tử sinh..

Như Nhiên -TTT
Bodhgaya 2008
 Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-02Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-03Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-04Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-05Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-06Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-07Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-08Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-09Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-10Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-11Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-12Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-13Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-14Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-15Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-16Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-17Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-18Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-19Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-20Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-21Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-22Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-23Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-24Hanh-Phuc-Chua-He-Thieu-25
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2014(Xem: 10456)
Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Ông Einstein là một trường hợp rất đặc biệt.
02/06/2014(Xem: 12252)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 10501)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
01/06/2014(Xem: 19471)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 10242)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11416)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 9055)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 8349)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 17850)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 15827)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]