Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp

19/11/202116:37(Xem: 4949)
Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp



duc the ton 2a


Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp




Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.

Nay xin làm câu đối ngợi ca hai vị Thầy chủ trì Đại Hội:

Tuệ Sỹ thắp hương giải thoát, vâng lời chư Phật,
đọc luận thánh tăng, ghi nguyên ngữ, dịch Kinh Đại Tạng

Trí Siêu xô cửa vô thường, thuận ý vua Trần,
dò trang cổ sử, ngộ bản tâm, hiển Pháp Vô Sanh.

Hiển nhiên là quý Thầy đã nghĩ nhiều, đã dịch nhiều và  đang định hướng hoàn tất Kinh Đại Tạng. Nơi đây, con xin góp vài ý nhỏ.

Trước tiên, xin dịch kho tàng Phật Học của tiền nhân. Việc này, đặc biệt là văn học Phật Giáo thời Lý Trần, phần lớn đã được dịch ra tiếng Việt thời nay, nhưng có thể vẫn còn nhiều bản văn chưa dịch ra. Quý Thầy  như Thanh Từ, Nhất Hạnh, Trí Siêu Lê Mạnh Thát… đã dịch ra phần lớn. Duy có điểm, một số bản văn nên dịch lại cho dễ hiểu hơn, vì nếu giới trẻ không hiểu tận tường, khi họ dịch sang tiếng Anh thế nào cũng sai.

 Thí dụ, để dẫn ra vài dòng đầu trong Hội Thứ Năm từ bài phú Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông.

Thầy Nhất Hạnh dịch là:

Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Thanh Từ dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà, Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà; Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt; Đến cốc hay chỉn bụt là ta.

Ngay cả khi có chú giải, có những chữ nên viết lại theo ngôn ngữ thời nay. Như các chữ “cong, khuây (khuấy), bản (bổn), cóc (cốc), chỉn.” Bởi vì, điều quan trọng là hoằng pháp, nên ưu tiên dịch làm sao cho tất cả các em học sinh lớp 10 hay lớp 11 đều có thể hiểu được. Bởi vì, đa số học sinh Việt Nam học xong lớp 12 là nghỉ học. Do vậy, nên tính trình độ chung Phật Tử là lớp 12. Đó là lý do hầu hết các bản văn đều nên viết sao cho đa số hiểu được. Dĩ nhiên, trừ các luận thư quá phức tạp, không thể nào viết cho dễ hiểu; như về Trung Luận, hay Duy Thức. Nhưng những gì từ cội nguồn Việt Nam đều nên làm cho dễ hiểu, và như thế mới tu học được.

Thứ nhì, cần nhiều bản dịch khác nhau. Xin các dịch giả đừng ngại khi đã thấy có nhiều bản dịch của các bậc tiền bối, vì nếu thấy cần, hãy dịch thêm bản mới. Bởi vì, mỗi dịch giả đều chiếu rọi một cách hiểu riêng. Đó là lý do, chúng ta thấy Tạng Pali dịch sang tiếng Anh đầy đủ đã có nhiều dịch giả: Ajahn Thanissaro, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato. Còn dịch từng phần thì thêm rất nhiều dịch giả khác, như Bhikkhu Analayo, Bhikkhu Ñāṇamoli, Maurice O’C. Walshe, KR Norman, John D. Ireland, Anandajoti Bhikkhu, Khantipalo Mills… Nghĩa là, mặc dù đã có một số vị dịch rồi, một số vị khác đã dịch lại, theo nhận biết riêng. Đó là lý do Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Tạng Pali đã được dịch ra tiếng Anh có lẽ hơn 25 bản dịch khác nhau.

Cũng y hệt như bài phú Cư Trần Lạc Đạo dẫn trên, cho thấy đã có ba vị thầy (Thanh Từ, Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát) dịch. Không nên nói rằng người đi trước dịch sai, chỉ nên nói là người sau muốn làm sáng tỏ hơn. Thêm nữa, trong khi quý Thầy dịch lại, các dòng chú giải hiển nhiên sẽ giúp độc giả biết cách tu, biết cách an tâm, biết cách xa lìa tham sân si.

Như trường hợp Ngài Sujato, giải thích trong bài viết nhan đề “Notes on the translation of Sutta Nipāta” (Ghi Chú về Bản Dịch Kinh Tập) về lý do tại sao ngài dịch Kinh Tập, dù là đã có trước mặt Thầy là các bản Anh dịch của Lawrence Khantipalo Mills (mà Sujato giúp biên tập bổ túc, sau khi Khantipalo từ trần), KR Norman, Bhikkhu Bodhi, E.M. Hare, Ven Saddhatissa, Ven Thanissaro. Đó là chưa kể khoảng 10 bản Anh dịch khác mà Ngài Sujato không có trước mặt — thí dụ như các bản Anh dịch Kinh Tập của Andrew Olendzki, Ajahn Buddhadāsa, John D. Ireland, Piyadassi Thera, Nyanaponika Thera, Narada Thera… và một số dịch giả khác chỉ dịch một phần Kinh Tập như Gil Fronsdal, Leigh Brasington…

Tại sao phải dịch Kinh Tập, trong khi đã có nhiều bản Anh dịch? Mỗi dịch giả đều có lý do riêng. Nơi đây, chúng ta không tiện phân tích hay suy đoán, cũng không ghi lại đầy đủ lý do Ngài Sujato muốn dịch lại. Có một điều hiển nhiên: mỗi dịch giả hiểu ý Đức Phật theo cách riêng. Ngài Sujato có nói một điểm, thí dụ Kinh Tê Giác Một Sừng (Rhinceros Sutta, Snp 1.3) trong khi Ngài Norman dịch “Buông bỏ bạo lực…” (Laying down violence…) thì Ngài Bodhi dịch là “Đã buông gậy xuống…” (Having put down the rod…). Về văn phạm, thì Ngài Norman dùng thì hiện tại (laying => present), trong khi  Ngài Bodhi dùng thì hiện tại phân từ (Having put => present participle). Chỉ thí dụ một điểm nhỏ thôi. Không ai sai hết, chỉ nên nói mỗi người hiểu ý Phật hơi khác nhau.

Chỗ này có thể ghi chú thêm, rằng Kinh Tập tuy không được nhiều tăng ni Việt Nam chú ý, nhưng lại được nhiều vị thầy quốc tế chú trọng. Bởi vì trong Kinh Tập, hai phẩm cuối, mỗi phẩm gồm 16 câu hỏi đáp, được Đức Phật cho các nhà sư đọc tụng hàng ngày như Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật hoằng pháp. Trong đó, Đức Phật chưa dùng những chữ bây giờ chúng ta quen thuộc. Không dùng chữ “Niết Bàn” thay vào đó là các chữ “giải thoát” hay “bình an” hay “bất tử”… Không dùng chữ A La Hán, nhưng dùng chữ “người trí huệ” hay “người không bị trói buộc”…

Hai nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó là Aṭṭhaka (Phẩm Tám, tức là phẩm thứ tư của Kinh Tập) và Pārāyana (Phẩm Qua Bờ Bên Kia, tức là phẩm thứ năm của Kinh Tập). Trong Hán Tạng, thiếu Phẩm thứ năm vừa dẫn, chỉ có Phẩm thứ tư, được Ngài Nhất Hạnh dịch là “Kinh Nghĩa Túc – Đạo Bụt nguyên chất”…

Thầy Nhất Hạnh giải thích, trích: “Đạo Bụt Nguyên Chất là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới thành đạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc phẩm thứ tư của kinh tập (Sutta- Nipàta)…”

Nếu đọc kỹ, sẽ thấy những lời dạy trong Lâm Tế Lục của Thiền Tông Trung Hoa (như “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ…”) thực sự Đức Phật đã dạy trong Phẩm Aṭṭhaka của Kinh Tập, và hệ thống Tánh Không và Trung Luận của Long Thọ  đã nằm sẵn trong hai phẩm Aṭṭhaka và Pārāyana. Đó là lý do nhiều vị thầy đã dịch Kinh Tập sang Anh văn.

Thứ ba, cánh cửa lớn. Đây là cơ hội làm việc chung cho tất cả các tăng ni, cư sĩ trong và ngoài nước, cho dù thuộc bộ phái nào, cho dù thuộc giáo hội nào… cũng đều có thể góp sức. Ngày hôm nay, hai vị trong nước chỉ mới thấy Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, nhưng tương lai đây là cánh cửa lớn để có thể dung thông với nhau. Nơi đây không dám bàn nhiều, chỉ là một gợi ý nhỏ, nhưng thực tế là nhiều ngăn cách lớn. Ai cũng tự hiểu.

Thứ tư, khuyến tấn Phật tử hoằng pháp. Cụ thể, xin quý Thầy tổ chức Giải sáng tác văn học, có thể gọi đơn giản là Giải Viết Về Phật Giáo. Và mỗi năm (hay mỗi 2 năm) sẽ gom các truyện hay hồi ký xuất sắc thành tuyển tập. Lý do: đây là một cách đơn giản để lôi cuốn những Phật tử đời thường, học lực trung bình. Khi họ viết, họ sẽ suy nghĩ, và đây là một phương tiện để Phật tử từ nhiều nơi khắp thế giới có thể tham dự, có thể góp sức để hoằng pháp. Như thế, Đại Hội Hoằng Pháp mở thêm được một cánh cửa cho người đời thường tham dự, không với tư cách dịch giả, nhưng với tư cách người đang tu học kể truyện về tu học, về buồn vui cõi này, về những vấp ngã và về những thay đổi.

Cuối bài, kính xin dâng 2 câu đối tới tất cả quý ngài dịch giả:

Bỏ quá khứ, buông tương lai, ngồi dịch trang Kinh, sống với đương thể hiện tiền
Xa hận thù, dứt tham ái, về chép lời Phật, đi qua kia bờ tỉnh thức.

Nguyên Giác
California, ngày 17/11/2021.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2014(Xem: 15720)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
06/08/2014(Xem: 18135)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7442)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9623)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7714)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 7174)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 9149)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 9033)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 11010)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 10145)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]