Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng

14/11/202122:30(Xem: 5758)
Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan
'Con đường Hải tuyến Phật giáo'
vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng
(馬英九參觀 '佛教海線絲綢之路' 展 讚歎震撼人心)

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 1

Hình 1: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (4 từ phải sang) và đoàn của ông đã đến thăm Kỷ niệm Phật Đà quán để thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới". Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"

Vào ngày 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu đã có cuộc gặp với phương trượng trụ trì Tổ đình Phật Quang Sơn, Hòa thượng Tâm Bảo và đã trải lòng chia sẻ vì lợi ích chung cho Đạo pháp và Dân tộc Đài Loan. Buổi gặp gỡ hài hoà thắm tình đạo vị.


Khi tham quan triển lãm, ông được tiếp xúc Pháp sư Từ Dung, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn, và Pháp sư Tuệ Truyền, Phó trụ trì thường vụ Tổ đình Phật Quang Sơn, Pháp sư Như Thường, Trưởng quán Kỷ niệm Phật Đà quán.


Đề cập đến việc kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Đại sư Tinh Vân, trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp (法務部長), Đài Loan, Cư sĩ Mã Anh Cửu tin rằng uy thần Tam bảo rất hữu hiệu trong việc hóa giải những nỗi khổ niềm đau cho mỗi cá nhân, đạt đến an lạc hạnh phúc kể từ khi thiết lập cơ sở "phòng chống và cai nghiện ma túy". Hôm đó, khi thỉnh vấn Đại sư có tham gia phòng chống và cai nghiện ma túy hay không thì Đại sư Tinh Vân nói rằng: "Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thử thách".


Kể từ đó, chư tăng và Phật tử Tổ đình Phật Quang Sơn đã hết mình cống hiến trong công tác phòng chống và cai nghiện ma túy trong các trại giam, bao gồm cả việc tổ chức các buổi chia sẻ pháp thoại, các khóa tu tập thiền ngắn hạn, dạy tụng kinh, niệm Phật, v.v và tất cả đều đạt được kết quả rất tốt, điều này khẳng định uy thần Tam Bảo khiến con người thực sự cải hóa nội tâm con người, lánh ác hành thiện.


Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 2

Hình 2: Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới". do Pháp sư Như Thường hướng dẫn Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tham quan. Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, Phật giáo giúp an ninh, định tĩnh, hòa bình, và Đại sư Tinh Vân vị cao tăng nho nhã, nhưng Ngài lại có hoài bảo vì lợi ích xã hội cộng đồng. Nếu nhân sĩ nước ngoài muốn nhận thức về Phật giáo, đề nghị hãy đến Đài Loan, tôi đặc biệt ngưỡng mộ tài nghệ của Đại sư Tinh Vân về Văn chương, Thư pháp, tư tưởng, tất cả những thứ ấy, Ngài đều đệ nhất thiên hạ. 

Sau đó, Pháp sư Như Thường, Trưởng quán Kỷ niệm Phật Đà quán hướng dẫn triển lãm: "Con đường Hải tuyến Phật giáo", ngoài kịch trường hoàn hình 360 độ, Cư sĩ Mã Anh Cửu còn được thưởng lãm các hạng mục "Địa đồ Phật giáo trên biển", "Nghi Quỹ và Khánh điển", "Hang động""Tác phẩm điêu khắc Phật giáo". Cư sĩ Mã Anh Cửu thỉnh thoảng đặt câu hỏi về triển lãm, chẳng hạn như ý nghĩa của pho tượng Đức Phật nhập Niết bàn với tư thế nằm nghiêng bên hữu, mối liên quan giữa Bồ tát Quán Thế Âm và Thiên Hậu Thánh Mẫu; và thực tế khi ông đề cập đến triều đại nhà Đường, ông rất cảm phục bởi Nhật Bản đã dâng cúng hàng nghìn chiếc Cà sa để thỉnh cầu Đại sư Giám Chân hoằng quang lâm Đông độ dương Phật pháp. 

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 3

Hình 3: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới".
Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社


Sau chuyến viếng thăm, Cư sĩ Mã Anh Cửu khen ngợi: "Triển lãm này xem rất ngoạn mục, thật tốt!" thông qua màn ảnh rộng và hiệu ứng chiếu rất tuyệt vời.  Chuyến viếng thăm này, ông đã hiểu mối quan hệ giữa Con đường Tơ lụa trên biển, Phật giáo và thương mại. Nói đến sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, nhưng sự phát triển bên ngoài Ấn Độ lại rất hưng thịnh, đặc biệt là từ khi Phật giáo truyền bá vào Trung Hoa, có thể gọi là tiên phong trong sự phát triển. 

Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, Phật giáo tại Đài Loan đã trở thành một đảo quốc Phật giáo bất khả chiến bại trên thế giới bởi "Giáo nghĩa nhập thế hóa, quản lý xí nghiệp hóa, Phật giáo đồ công hóa, phát triển quốc tế hóa" (教義入世化, 管理企業化, 信徒義工化, 發展國際化). Đây là một đặc sắc trọng yếu của Phật Quang Sơn. 

Cựu Tổng thống Đài Loan Tham quan 'Con đường Hải tuyến Phật giáo' vừa Ngưỡng mộ lại Cảm động trong Lòng 4

Hình 4: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và đoàn tùy tùng đang trong kịch trường tương tác 360 độ để có để có tự thân trải nghiệm.
Ảnh: Tri Tụng/人間通訊社

 

Cùng tháp tùng trong đoàn Bà Tăng Lệ Yến, Chủ tịch Hội đồng thành phố Cao Hùng, ông Tiêu Húc Sầm, Giám đốc điều hành Quỹ Mã Anh Cửu, cựu Phó Tổng Thư ký Văn phòng Tổng thống Đài Loan, ông Hoàng Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Xí nghiệp Nam Lục, và các Nghị viên Hoàng Bách Lâm, Hoàng Thiệu đình. . .

Clip video

20211112 前總統馬英九訪佛館 參訪海線絲綢之路

https://www.youtube.com/watch?v=f6lIUCuDvDg


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 人間通訊社 佛光山)

 ***

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 4784)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6223)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5361)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12204)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5387)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4966)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5125)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4484)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4171)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4767)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]