Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Hiền Như Bụt của Hạ Long Bụt Sĩ

08/11/202104:20(Xem: 6194)
Đọc Hiền Như Bụt của Hạ Long Bụt Sĩ

Hien Nhu But_Ha Long But Si

Đọc Hiền Như Bụt của Hạ Long Bụt Sĩ

            Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học.

            Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.

Tổng Quát:


1) Hiền Như Bụt: Trong tiểu luận này tác giả nói lý do tại sao lại có chữ “Bụt”. Buddha người Việt Giao Chỉ gọi nôm na là Ông Bụt. Mãi sau theo Tàu, thời Minh thuộc (1407-1428) mới gọi là Phật vì người Tàu phiên âm Buddha là Phật Đà. Ông Bụt đi cạnh ông Tiên đi vào đời sống tâm linh của người dân từ những đầu thế kỷ Dương Lịch đã trở thành một triết lý, một tôn giáo dân tộc. Ông Trời hay Tạo Hóa hay Thượng Đế thì cao xa quá còn Ông Bụt gần hơn, thân mật, hiền từ hơn. Triết gia Đức Schopenhauer khi được hỏi là các tôn giáo triết lý Tây Phương có thể thay thế được Đạo Phật ở Á Đông từ Thế Kỷ Thứ 19 đã trả lời, “Không có đạo nào có thể thay thế  Đạo Phật ở Đông Phương được vì làm như thế chẳng khác gì bắn một viên đạn lên vách núi cao.”


2) Văn Hóa Hữu Lễ và Mẫu Người Hiền Như Bụt: Qua cách xưng hô của người Việt Nam, Văn Hóa Hữu Lễ bao hàm nghĩa đồng bào. Lễ liền với nhạc là trật tự tiết tấu hài hòa vũ trụ phổ vào trật tự xã hội. Dân chủ Tây Phương từ gốc duy lý đều coi nhẹ tình cảm gia tộc dẫn tới xã hội cá mè một lứa. Trong ngôn ngữ Việt, chữ “Hiền” được dùng nhiều nhất để chỉ định một người tốt như: Mẹ hiền, vợ hiền, cha hiền, anh hiền, chị hiền, vua hiền, tôi hiền (hiền thần), hiền như Bụt và ở hiền gặp lành.


3) Đạo Bụt Sáng Nghĩa: Trong Khóa Hư Lục, nhà vua hiền triết Trần Nhân Tông đã tóm lược con đường tu học như sau:

Lễ Phật giả, kính Phật chi đức.

Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân.

Trì giới giả, hành Phật chi hạnh.

Khán kinh giả, minh Phật chi lý.

Tọa thiền giả, đạt Phật chi cảnh.

Tham thiền giả, hợp Phật chi tâm.

Thuyết pháp giả, mãn Phật chi nguyện.


4) Chết đi về đâu? Tác giả tóm gọn vào một câu, “Dựa trên mức độ tu tập và nghiệp nặng, nghiệp nhẹ, mỗi người có thể đi vào các cõi: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, A Tu La, Người, Trời gọi là Lục Đạo.


5) Nghiệp: Đó là hành động lành-dữ của chúng ta trong kiếp trước. Thế nhưng chúng ta có thể tu tập để chuyển nghiệp. Ta có tự do hành động, ta trồng cây nào thì ăn quả đó.


6) Cái Gì Luân Hồi?: Tác giả đã dùng một thí dụ rất sống động để nói về luân hồi. “Như một ngọn đèn (hay ngọn nến) cháy từ canh này sang canh khác. Tuy khác nhau, biến dịch mỗi canh nhưng ánh sáng liên tục phát ra. Cũng vậy, không có một linh hồn bất biến trong con người mà

chỉ có tâm thức diễn tiến liên tục. Còn dục vọng thì còn luân hồi kiếp này kiếp khác. Còn cái để cháy để đốt thì ngọn lửa còn cháy. Còn luyến ái thì vẫn còn mồi cho ngọn lửa cháy liên tục.


7) Chân Không khác Hư Vô: Vào Thế Kỷ IXX, các triết gia Tây Phương lúc đó chưa hiểu Phật pháp đều cho rằng Phật Giáo theo chủ nghĩa hư vô (nihility). Thế nhưng Hư Vô và Không của Phật Giáo khác hẳn nhau. Hư vô là không có gì hết. Còn tánh không là thể tánh của muôn loài, do duyên khởi mà có hình tướng. Chính vì thế mà trong Không đã Có và thể tánh của Có chính là Không.

8) Nhân Chủ và Thần Chủ: Theo tác giả, truyền thống Đông Phương không có đạo giáo nào đưa ra kinh sách bằng “thần khải” như các tôn giáo phát xuất từ thần quyền Trung Đông gồm Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Đạo giáo Đông Phương nghiêng về triết lý (từ trí tuệ mà đi lên)…từ đó không để một ông thần ngồi trên đầu mình mà xây dựng một xã hội Nhân Chủ, con người tự làm chủ vận mệnh của mình, tự do, nhân bản và khai phóng.


9) Quốc Độ Bồ Tát: Theo tác giả vì Đức Phật nói về quốc độ của nhiều vị Phật như Cực Lạc của Phật A Di Đà, Đế Thích với 33 tầng trời…cho nên Phật Giáo là hữu thần nhưng không độc thần như Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo. Truyền thống văn hóa tôn giáo xứ nào cũng vậy. Nó là một tổng hợp sáng tạo cũ mới, xa gần, nội ngoại. Vấn đề là có tổng hợp (dung hợp) được không. Tổng hợp được thì với thời gian ngàn năm sẽ thành truyền thống, không được sẽ thành ngoại lai. Ngoại lai thì khó tồn tại bên cạnh tổng thể. Phật Giáo dung hợp được tập tục thờ cúng tổ tiên, Nho Giáo lẫn Đạo Giáo đã có sẳn trong lòng người dân Việt Nam.


10) Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi: Đó là lời di giáo của Phật trước khi nhập niết bàn. Nhìn dung mạo khác phàm của Phật có người hỏi ngài là người hay thần linh? Đức Phật nói rằng ta không phải là người mà cũng không phải là thần linh mà ta là Bụt. Đạo pháp của bậc đại giác ngộ đó không dựa vào thần linh, không cần tới thế lực, xảo thuật, không cần tới vũ lực gươm giáo vẫn chinh phục được nhân thế kể cả chúng sinh cõi trời và thần linh cõi khác.


11) Chiều Kích Vũ Trụ: Có sự dung thông giữa Phật-Nho-Lão ở khoảng dưới, khoảng giữa và khoảng cao. Nhưng tới mức độ tột cao thì Đạo Phật vượt lên như một nỗ lực siêu việt.


12) Diệu Âm và Diệu Hương: Điểm đặc sắc của Đạo Phật là dùng nhiều phương tiện để giáo hóa, hoằng pháp trong đó có Diệu Âm và Diệu Hương. Điển hình về Diệu Âm có Quán Thế Âm Bồ Tát nghe tiếng kêu than mà tới cứu khổ. Còn Hương Tích Phật - giáo chủ quốc độ Chúng Hương, dùng mùi thơm kỳ diệu để giáo hóa chúng sinh. Mùi thơm của sen cũng có tác dụng làm chúng ta thanh tịnh để đi vào “bầu trời cảnh Bụt”.


13) Tu Bao Lâu Thì Đạt Đạo?: Tác giả đưa ra câu trả lời qua câu chuyện ngụ ngôn rất vui: Một tu sĩ trẻ trên đường đi tới Hy Mã Lạp Sơn, đi qua làng, dừng lại hỏi cụ bà bán nước bên đường, “Cụ cho tôi hỏi từ đây đi bao lâu nữa thì tới chân núi?” Bà cụ không trả lời. Gạn hỏi thêm hai lần nữa bà cụ cũng làm ngơ. Vị tu sĩ nghĩ bà cụ tai điếc, đành tiếp tục lên đường. Mới đi được một quãng bỗng nghe tiếng bà cụ réo gọi, “Bẩy ngày thì tới.” Vị tu sĩ ngạc nhiên quay qua hỏi, “Sao con hỏi cụ ba lần cụ không trả lời. Nay mới đi lại nghe cụ gọi?” Cụ bà trả lời, “Già này phải xem thầy đi nhanh hay đi chậm, có quyết tâm không thì mới trả lời được.”

I. Phật Pháp Trị Liệu: Trong 11 trang của chương này tác giả cho biết rất nhiều bác sĩ tâm thần của Tây Phương đã dùng Phật pháp như trị liệu pháp để chữa căn bệnh lan tràn ở Phương Tây đó là các bệnh; Thần kinh tâm trí (neurosis và psychosis) cả triệu người, lo âu (anxiety disorders) 12 triệu người ở nước Mỹ, bệnh điên (schizophrenia, phân ý) 3 triệu người điên khùng rồ dại. Cả thế giới có khoảng 1%-2% tức vài trăm triệu người điên! Tờ New York Times nói rằng chỉ cần chữa phân nửa số bệnh nhân tâm thần ở Mỹ thôi cũng phải tốn kém khoảng 75 tỷ Mỹ Kim. Carl Jung - một bác sĩ Thụy Sĩ nổi tiếng về trị liệu bệnh tâm thần đã nói rằng, “Nhiệm vụ của tôi là chữa bệnh khổ tâm não vì thế tôi phải làm quen với lối nhìn và phương pháp của bậc vạn thế sư biểu. Là một bác sĩ tôi xác nhận những giảng dạy của nhà Phật đã giúp tôi và kích thích tôi hết sức lớn lao. Nếu vậy thì cũng chỉ là noi theo con đường đã vạch ra hơn hai ngàn năm trong dòng tư tưởng của nhân loại.” Vì sống trong lòng Âu Châu Thiên Chúa Giáo, BS Carl Jung đã phải biện minh, “Nếu lòng tin Thiên Chúa không chữa được tâm bệnh thì có lấy phương pháp trị liệu từ Phật pháp cũng không có gì là lạ.”

            Trong chương này tác giả bàn thêm về Khẩu Nghiệp rất nặng của người Việt Nam qua lối chửi, dè bỉu, chê bai, ví von, khinh bạc người khác, đè người khác qua sự chửi bới thô tục, ác độc…mà nguyên do chỉ vì xã hội bất an, thiếu ăn và thiếu giáo dục. Thậm chí trong sách vở, thi ca cũng đầy rẫy những tiếng chửi, ngôn ngữ thô tục, ví von hiểu theo hai nghĩa bị cấm đoán ở các quốc gia khác… nhưng lại được ưa chuộng và kể đi kể lại, truyền tụng tại Việt Nam.

            Trong chương này tác giả còn nói thêm về Thiền Định, Thiền Quán là pháp môn tu tập chứ không phải chỉ tụng kinh, cầu nguyện. Rồi tác giả nói về lợi lạc của pháp môn Tịnh Khẩu qua lời Phật khuyên bảo ngài Mục Kiền Liên, “Thầy nên yên lặng như bậc Thánh, chớ sinh buông lung, nên tịnh tâm, không để bất cứ điều gì làm chượng ngại.”

II. Đạo Bụt và Khoa Học:

            Trong chương này, tác giả trình bày tỉ mỉ hai tiểu luận Vạn Pháp Dung Thông và Vật Lý Lượng Tử đi cùng với Diệu Lý Hoa Nghiêm của nhà Phật.

            Trong thế giới của Hoa Nghiệm thì “Tam thiên đại thiên thế giới thu trên đầu hạt cải” và “Tất cả chỉ là một và một là tất cả”. Với Einstein, “Sự tương đối dạy ta tính dung thông giữa những hình sắc dị biệt của cùng một thực tướng.” Còn Stephen Hawking muốn thống nhất quang lực quantrum với trọng lực trong Lý Thuyết Bao Gồm Tất Cả (A Theory of Everything). Còn Max Plank, Niels Bohr và Heisenberg- cha đẻ của Cơ Học Lượng Tử, đầu Thế Kỷ XX nói rằng: Lượng tử vừa là hạt vừa là sóng (particle and wave) năng lượng như vậy không liên tục, bất định, không thể một lúc biết được vị trí và xung động của hạt (position and momentum of particle). Trong khi đó Duy Thức Học của Phật Giáo và trong Kinh A Di Đà, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm thì “hằng mà chuyển” là quy luật của vạn pháp, vừa thường hằng, vừa biến hóa, vừa là hạt vừa là sóng. Vạn pháp thay đổi trong từng sát-na.

            Thế mới hay Đức Phật do Thiên Nhãn và Tuệ Nhãn đã nhìn thấu rõ bản thể của vũ trụ mà hơn 20 thế kỷ sau các khoa học gia mới tìm ra.


III. Bóng Bụt Trong Thơ Văn Việt Nam và Quốc Tế:

1)Trong cổ thi vùng Trung Đông (Thế Kỷ XII-XVI)

            Những thi hào Ba Tư như Omar Khayyam, Hafiz, Rumi…đều theo tông phái  Sufi là tông phái cởi mở của Hồi Giáo và chất chứa nhiều tư tưởng dung hợp với Phật Giáo, nếu không muốn nói là thoát thai từ Phật Giáo. Vì khá nhiều cho nên tôi chỉ có thể trích dẫn được một bài:

Cần chi phải dạo vườn hoa.

Bản tâm cây lá trong ta mọc đầy.

Cánh sen an trụ tọa đài.

Vạn xuân tuyệt mỹ búp tay vẹn toàn.

2) Thơ Thiền Xứ Anh Đào:

            Có quá nhiều như: Thiền Sư Ryokan, Basho, Shinkichi Takahashi, Dogen. Tôi chỉ xin trích dẫn một hai bài thơ:

Nói năng bàn chuyện ích gì?

Khi lòng chỉ muốn quên đi sự đời.

Tôi mang bình bát xin ăn.

Trùng trùng cúc nở,

Mênh mang núi rừng.

Hạt sương đầu cỏ lạnh lùng.

Phải chăng nước mắt côn trùng đêm qua? (Ryokan1758-1831)

 

Thế gian ảo ảnh hơi sương.

Hơi sương ấy thế mà thường khổ đau. (Buson 1715-1783)

3) Bút pháp phá chấp của Bồ Tùng Linh Trong Liêu Trai Chí Dị:

            Liêu Trai Chí Dị là “Chuyện thật lạ viết ở một căn buồng hiu hắt” của Bồ Tùng Linh (1640-1715) - một văn sĩ nghèo lận đận đời Nhà Thanh. Sách đã được 30 quốc gia dịch sang tiếng của họ, kể cả Nga, Tiệp Khắc. Tại Việt Nam, Liêu Trai Chí Dị được cụ Đào Trinh Nhất dịch sang Việt Ngữ năm 1900. Theo tác giả Lưu Văn Vịnh, “Đặc tính sáng tạo chính là tài năng mở rộng cõi thế gian tới vô biên, phá tung biên cương giữa các cõi, các quốc độ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, ma, trời, người, tiên, Bụt…giải thoát tâm tưởng khỏi màn vô minh hẹp hòi biên kiến. Sức hấp dẫn của tuyệt bút Tây Du Ký và Liêu Trai Chí Dị là ở chỗ đó. Nó như chìa khóa thần đưa độc giả vào thăm chùng chùng thế giới mới lạ dị kỳ, mở toang 8,4000 cánh cửa ngục tù. Càng vào sâu càng thấy cuộc sống dài ra, rộng ra, sâu thêm, cao thêm…”

4) Cung Đàn Bạc Mệnh Trong Thung Lũng Ma

            Theo sử liệu thì cuộc đời của Cụ Nguyễn Du là một ca khúc đoạn trường. “Năm 10 tuổi cha chết. Năm 13 tuổi mẹ chết. Năm 21 tuổi anh cả Nguyễn Khản chết. Năm 26 tuổi anh thứ là Nguyễn Quýnh bị quân Tây Sơn giết. Ngoài 30 tuổi vợ đầu chết.” Có lẽ chính nỗi bi thương này mà Nguyễn Du đã phổ cuộc đời mình vào hai nhân vật Đạm Tiên và Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh và Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh. Theo tác giả, “Nhà đạo diễn Nguyễn Du đã đặt chính đời ông vào nhân vật Kiều “chữ tài liền với chữ tai một vần” là câu dành cho đời ông chứ không phải dành cho một kỹ nữ. Ông sống trong cơn lốc tam phân thiên hạ: Lê-Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Ông sống trong nghèo nàn, bốn vợ mười sáu con, trong bất mãn, “Hàng thần lơ láo phận mình ra sao”. Ông ra làm quan cho nhà Nguyễn với tâm sự của một nhân sĩ Bắc Hà từng phò Lê và phục Lê như Phạm Thái. “Thế nhưng cuối cùng Nguyễn Du đã “tâm thức hoàn lương an lạc, tìm ra Phật pháp vốn dĩ là một phương pháp tâm lý trị liệu (psychotherapy):

Khắp trong tứ hải quần chu.

Não phiền trút sạch, oán thù rửa xong.

…Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,

Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao. (Văn Tế Thập Loại Chúng  Sinh)

Và:

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh.

…Tài chi vô tự thị chân kinh.

Kim Cương Kinh đọc ngàn lần.

Mới hay không chữ mới gần chân kinh.

            Cũng trong chương này tác giả còn nói về Phạm Thái nổi danh Chiêu Lỳ say sưa với lý tưởng phục Lê đã đến Chùa Tiêu Sơn khoác áo thiền sư che dấu hoạt động và Cung Oán Ngâm Khúc để cho thấy tư tưởng Thiền, tư tưởng Phật đã thấm vào thi ca Việt Nam trong suốt chiều dài của lịch sử.

            Cũng trong chương này tôi thật cảm khái với những dòng tác giả viết khi thăm lại quê hương: “Và tôi đã trở về Thăng Long sau 39 năm. Mới năm nào chớm thu, bắt chước người lớn, mắt ứa lệ qua Cầu Long Biên. Hôm nay một ngày tàn thu trở lại mắt đã khô như sa mạc và lòng bình thản nhìn tuồng ảo hóa như một cơn bụi lốc của mê tâm. Những trang kinh Kim Cương, Pháp Hoa …quả có tác dụng giải thoát của nó. Tôi lần bước bên Hồ Gươm lối đi học năm xưa, lấy tay sờ lên mấy viên gạch cổ miếu chỗ vua chúa từng ngồi câu cá và là chỗ bán lạc rang nổi tiếng của ông già Tàu thời 1950. Bên kia Vườn Hoa Chí Linh từng chiếc lá vàng rơi lác đác trong cơn mưa phùn.” Và tác giả cũng đã đi thăm Chùa Hương để “tìm loài hoa ba nghìn năm mới xuất hiện một lần”. “ Vào một buổi sớm tinh sương, ăn lót lòng bằng một nắm cốm gói lá sen thanh tịnh, tôi đi vào Chùa Hương, qua những con đương chất đống rơm rạ và những cánh đồng cày sâu quốc bẫm. Trời lại lất phất mưa như bụi hoa linh diệu trải đầy không gian- một không gian thân thuộc, êm ấm như vòng tay người mẹ ôm lấy đứa con thơ – đứa con hư đốn ngỗ nghịch- đứa con ngoan ngoãn hiền lành, đứa cười đứa khóc.”


IV.Văn Hóa Tam Giáo
:

                Có bốn vị thánh bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam đó là: Thần Núi Tản Viên, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Công Chúa Liễu Hạnh bắt nguồn từ thời Hùng Vương, đó là tín ngưỡng bình dân, là Thần Đạo thờ thần sông, thần núi, anh hùng và các nhân vật lạ kỳ. Theo tác giả, tuyển chọn nhân tài ra giúp nước là từ Đạo Nho. Ổn định nề nếp xã hội, gia đình, làng nước cũng là Đạo Nho. Nhưng phong tục, cốt tủy nghìn năm là Đạo Phật. Phật vượt lên trên Khổng-Lão biến thành tâm linh và tâm thức Việt. Ba nền tảng đạo đức và tôn giáo đó kết hợp hài hòa trong lòng dân tộc qua cấu trúc của làng quê với Đình Làng, Miếu Đền và Chùa. Tác giả đã dẫn chứng nguồn ca dao trong lòng người dân như:

Lên chùa lạy Phật Thích Ca.

Lạy ông Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng.

Bước ra kết nghĩa cùng nàng.

Túi anh có nhẫn cho nàng đeo tay.

Rồi:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ.

Xem Cầu Thê Húc xem Chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Bút Tháp chưa mòn.

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?


V. Phương Đông Trước Những Luồng Gió Tôn Giáo Mới:

            Sau khi lược qua những tranh chấp tôn giáo, cải đạo ráo riết ở các nước có truyền thống Phật Giáo như Nam Hàn, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam tác giả nhận định: “Tôn giáo là cốt tủy của văn hóa, là mạch máu của chủng tộc là não bộ của quốc gia. Một nước thiếu thuần nhất về chủng tộc mà có chung tôn giáo thì vẫn gắn bó keo sơn như các nước Hồi Giáo, Ấn Độ, các nước Âu Mỹ với Thiên Chúa Giáo, Nhật Bản với Thần Giáo và các Thiền Phái.” Và tác giả cũng có cái nhìn thực tế về một số tôn giáo: “Cho nên hoạt động tôn giáo trên thế gian phần nhiều là sinh hoạt thế tục, che phủ “hình nhi hạ” bằng hào quang “hình nhi thượng”  thần thánh mà thôi.” (Tức nói thần nói thánh nhưng thực chất là quyền lực và quyền lợi kinh  tế, chính trị.)


V. Chuỗi Ngọc Kinh Bụt
:

            Trong chương cuối này tác giả trích một số lời dạy của Phật trong Kinh Pháp Cú, Viên Giác, Kim Cương, Kinh Trung Bộ, Tiểu Bộ Kinh, Kinh Lăng Già, Kinh Pháp Ấn, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Kinh Pháp Hoa, Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Kinh Trường A Hàm.


Tạm Kết Luận:

            Trong Lời Bạt tác giả nói rằng, “Là người học Phật, sách này chỉ là vòng ngoài của tri kiến Phật, là những bước đầu còn rất xa trí tuệ cao siêu của bậc đại trí, đại giác.”

             Và trong chia xẻ riêng tư, tác giả nói rằng trong Đạo Nho có Nho Sĩ. Trong Đạo Lão có Đạo Sĩ thì trong Đạo Phật có Bụt Sĩ tức là người học Phật và làm theo Phật. Bụt Sĩ không phải là người xuất gia mà là các thiện tri thức sống đời thường nhưng am hiểu Phật, kính trọng Phật và nỗ lực làm theo những gì mà Phật dạy.

            Trong  444 trang tác giả bàn luận về nhiều đề tài kể cả khoa học, y học, tâm lý học, sử Việt và thi ca. Trong nỗ lực trình bày giáo lý vĩ đại và cao siêu của Phật, điều tác giả muốn gửi gấm là:  Học Phật, theo Phật không phải để trở thành ông Thần, ông Thánh như Đạt Ma Tổ Sư nói với Lương Vũ Đế “Quách nhiên vô thánh” tức trống rỗng chẳng có thánh thần gì hết….mà để trở thành một người hiền. Là mẹ thì phải là “mẹ hiền”. Là con thì phải là “Dâu hiền rể thảo”. Là bạn thì là “bạn hiền”. Là người thì phải là “hiền nhân quân tử”. Nếu là trí thức thì phải là “hiền triết”. Làm quan giúp nước phải là “hiền thần”. Còn nếu tu hành đắc quả thì “hiền như Bụt”. Nếu làm được như vậy thì thế giới này trở thành Cực Lạc Tại Thế mà chẳng cần nhọc công tìm kiếm thiên đường ở đâu xa. Lục Tổ Huện Năng nói rằng “Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ”. Tâm Tịnh Độ là tâm hiền. Trong “hiền” có thanh tịnh, trong “dữ” có bợn nhơ.

            Có thể nói sách “khế hợp” với mọi trình độ, từ dân giả bình thường tới đại trí thức. Đó là điều khó nhưng cũng là sự thành công của tác giả. Xin chân thành giới thiệu.


 Đào Văn Bình

(California ngày7/11/2021)


Hien Nhu But_Ha Long But Si

Kính mời vào đọc sách này

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 6700)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
18/09/2010(Xem: 11789)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
17/09/2010(Xem: 8577)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 50689)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 5338)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 6578)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 9818)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 5781)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 5614)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 7382)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567