Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh

10/10/202109:03(Xem: 9121)
Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh


Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 4   
TỪ CÂU CHUYỆN NGHE ĐƯỢC TRONG PHÒNG KHÁM BỆNH


Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc  theo  định kỳ của bác sĩ điều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
                  
Trước đó, vốn có nhiều định kiến về bác sĩ, y tá trong các bệnh viện nên rất ngại tìm đến, nếu có chỉ là các phòng khám tư nhân. May mắn cho mình là thể trạng luôn rất tốt, không mang lắm bệnh ngoài những dị ứng sương gió cảm mạo thông thường. Nhưng khi đến với căn bệnh này, được khám với hầu hết các bác sĩ, y tá khoa tim mạch bệnh viện này đã trở nên gần gũi và thân tình. Các bác sĩ, y tá tất cả đều trẻ trung, vui tươi, hòa nhã, dễ gần gũi, tạo cho bệnh nhân sự an tâm cấn thiết mỗi khi đến lượt  mình tái khám. Theo quan sát cá nhân, ngoài hai vị bác sĩ chuyên khoa mắt, trực tiếp phẫu thuật cho người viết trong hai lần mổ mắt tại đây, có tuổi hơn đôi chút; còn lại tất cà đều rất trẻ. Từ đây bao nhiêu ý nghĩ chưa tốt về đội ngủ nắm vai trò quan trọng với các bệnh nhân trong mình đều tan biến hết nhanh chóng. Đây chính là điều tự hào nhất với các vị thầy thuốc áo trắng, nơi bệnh viện này. Đó cũng có thể là một loại thuốc tích cực, độc đáo nhất của các bác sĩ, y tá giúp hỗ trợ bệnh nhân tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, đúng như lời dạy của Hyppocrates - Asclepiades ( 460 – 370 trước CN ) ông Tổ ngành y trong “
Lời Thề Hyppocrates “ rằng “ Biết kiểu người bệnh quan trọng hơn là biết họ có căn bệnh gì” và  “Lực chữa lành tự nhiên bên trong mỗi người là người chữa lành bệnh tật thật sự”.

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 1
Khi đến lượt mình, sau vài câu hỏi xã giao cần thiết, các bác sĩ đi ngay vào trọng tâm, ngắn gọn và nhanh chóng thao tác trên bàn phía với những loại thuốc được chỉ định.Với sức trẻ, năng động và kiến thức của các bác sĩ, y tá như vậy càng làm cho bệnh nhân thêm cũng cố niềm tin để chiến thắng bệnh tật.

Nhưng rồi có một lần, Khi ngồi chờ đến lượt, nghe vị bác sĩ trẻ sau khi xem hồ sơ bệnh nhân là một cụ bà đã trên 80 tuổi, nói hơi lớn tiếng (vì nghĩ cụ lãng tai ?):

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 3
Bác đừng có ăn chay nữa- Bác nên ăn nhiều rau hơn- Đừng ăn nhiều chất bột quá- Bác thấy không, bác ăn chay  mà lượng đường của bác lên quá trời nè- Mấy lọai thịt chay cũng làm từ bột không đó!

Đó là một chuỗi câu nói của vị bác sĩ trẻ nọ xen lẫn với những lời phân bua của cụ bà bệnh nhân hết sức bình thản, không một chút  ngại ngùng hay lo sợ, đồng thời chen vào đó còn có một vài “lời khuyên” ăn theo lạc lõng của một hai bệnh nhân cũng đang ngồi chờ gần đó, như thể đồng tình với những câu nói của bác sĩ vừa rồi mà nếu chịu khó suy tư đôi chút chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra họ thuộc niềm tin nào.

Người viết cũng như các bạn, sẽ không ai nghĩ vị bác sĩ này thiếu kiến thức về ăn chay, nhất là mô-típ kiến thức ăn chay và dinh dưỡng. Nhưng nếu được hỏi, chúng ta cũng sẽ nói thay vị bác sĩ ấy ngắn gọn cho cụ bà dễ hiểu là “ Ăn nhiều rau củ, quả, bới ăn  tinh bột như cơm, mì, phở bánh trái làm từ bột…”. Cụ bà ăn chay trường, hay ăn chay định kỳ, nói chung là ăn chay cũng tức là đã có ăn nhiều rau rồi. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng khi trả lời một vị Phật tử hỏi rằng một bác sĩ khuyên anh ta từ bỏ việc ăn chay, bác sĩ trả lời “ Trường hợp này vị bác sĩ đó không sai nhưng khá vụng về! Con người không phải cái máy, muốn vặn qua vặn lại thế nào cũng được. Anh cứ tiếp tục ăn chay và bác sĩ nên cho ăn thêm các sinh tố, khoáng tố, nhất là khoáng tố kẽm. Nếu chẳng đặng đừng thì nên chuyển qua ăn chay định kỳ. Nếu không khá nữa thì đổi bác sĩ chứ đừng đổi thuốc” ( Trích  buổi nói chuyện “ Ăn chay làm sao để đừng gặp bác sĩ”). Điều này càng hiểu sâu xa hơn lời dạy của Hippocrates “Hãy để thực phẩm là thuốc và thuốc là thực phẩm”( câu số 1trong “Lời thề Hippocrates”). Bác sĩ lương Lễ Hoàng đã làm rõ hơn điều này qua chế phẩm của chính ông mang tên “Tảo Spirulina”, Một vị bác sĩ tốt nghiệp đại học Minh Đức  và có  thời gian rất dài định cư và làm việc tại CHLB Đức, luôn chủ trương kết hợp Đông Tây y  để tôn vinh  giá trị y học cổ truyền của dân tộc.

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 2
Chúng ta thử xét cụ thể các thành phần trong chế phẩm này của bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ thấy rõ hơn điều này:

        Tảo Spirulina = 150 mmg
        Dâu Tằm        = 100 mmg
        Chùm Ngây    = 100 mmg
       Trà Xanh      = 70 mmg
       Rau Má         = 30 mmg
       Và phụ liệu lactose.
       
Trong hầu hết thực đơn ăn chay, từ ăn chay thuần túy tôn giáo cho đến ăn chay vì sức khỏe, rau củ quả đóng vai trò rất quan trọng và áp đảo tất cả. Khi ngành công nghiệp thực phẩm phát triển thì thức ăn chay cũng theo đó nâng dần lên mức cao cấp mà giá trị dinh dưỡng từ thực vật vẫn luôn là hàng vô địch. Cũng chính ngành công nghiệp thực phẩm ngày nay làm rỏ thêm giá trị của việc ăn chay cũng như nâng cao thêm ý nghĩa của nó qua các thành phần, nguyên tố được phân tích, hòa quyện kỹ lưỡng trong chế biến. Chính vì thế mà thực phẩm chay thường có giá đắc hơn, nhất là trong các siêu thị nước Phương Tây.

Ăn chay truyền thống, khi chưa có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chay, thì các loại ra, củ, hạt rất giàu protein; sang hơn một chút là mỳ căn, thay thế được thịt, ngoài giàu protein nếu chịu khó tự tay chế biến thêm vơi nước tương hoặc vài gia vị khác sẽ còn phát sinh thêm axit amin lysine.

Có thể dưới nhản quan vị bác sĩ trên, cụ bà kia ăn chay theo kiểu “tương chao đạm bạc”, kham khổ, hành xác? Cũng có thể các cụ già ít quan tâm đến thực phẩm chay công nghiệp nhưng nếu càng như vậy thì các loại rau ăn sẵn có, các cụ còn bổ sung nhiều hơn? Làm sao cụ bà này biết các thuật ngữ tăng men gan có nghĩa là viêm gan, hay hiểu đường huyết tăng có nghĩa là tiểu đường? Thái độ bình tĩnh của cụ bà trước những lời vị bác sĩ trẻ kia phán khiến chúng ta phải suy nghỉ nhiều, nhiều hơn các “hội chứng sáng hôm sau” thường được nghe nhắc tới. Có những điều tưởng nghịch lý từ trong các “hội chứng” đó nhưng đó lại là sự thật. Thí dụ, theo nhiều bác sĩ cho biết, ai cũng lầm tưởng đi tiểu đêm do uống nước nhiều mà quên rằng chính do uống nước ít mới sanh ra chứng tiểu đêm, vì sự hoạt động của bàng quang thất thường nhằm lúc phải thải chất thài cần thiết mà không có nên phải thải nguồn dự trữ giữa khi lẻ ra phải được nghỉ ngơi. Tương tự, tim mạch cũng vì lo âu, thái quá mà thành bệnh, huyết áp tăng cao.

Có thể cụ bà rất tự tin việc ăn chay của mình đã nói trên, chưa hề biết hiện nay ăn chay đã trở thành  xu hướng chung cho nhiều thành phần vượt xa ngoài ý niệm tôn giáo. Các tổ chức thế giới như Tổ chức Y tế thế Giới WHO, Liên Minh các nhà Khoa Học ( Union of concerned Scientists ), Tổ chức Lương Nông Quốc tế ( FAO), Chương Trình Môi Trường LHQ (Un Enviromental Program)…luôn ủng hộ và đồng hành cùng  xu thế ăn chay. Từ đó đã có những nghiên cứu, phân định rõ ràng thịt chay cũng là một loại thịt sạch (clean meat). Trong đó có thịt thực vật ( plant-based meat ), thịt nuôi cấy từ tế bào thực vật (Cell-cultured meat ).v…v… nhưng những người có điều kiện tiếp cận với truyền thông , từ nhà trường, từ  quan hệ, giao tiếp mà vẫn còn đứng ngoài những kiến thức này thì buồn lắm!

Giá trị và ý nghĩa của việc ăn chay ai cũng đều nhận biết, đặc biệt các bác sĩ lo lằng cho sức khỏe cho mọi người. Nhưng ý nghĩa tích cực của việc ăn chay sẽ lệch đi, thậm chí trở nên tiêu cực nếu  không được  tiếp nhận  từ những đầu óc cực đoan, còn nặng thiên kiến. Thí dụ việc thắp hương  trên bàn thờ  theo truyền thống tín ngưỡng  dân tộc, khoan bàn đến trong khía cạnh tôn giáo, nhất là Phật giáo, một tôn giáo luôn đồng hành và gắn bó với  dân tộc từ hơn hai ngàn năm qua, khi một vài cơ sở làm nhang có tẩm  mùi hương mang độc tố, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người thắp, bị phanh phui; thì y như rằng người ta ào ạt lên án một chiều “thắp nhang  là khói độc” với mục đích cuối cùng: Tẩy chay việc thắp nhang! Khi tẩy chay việc thắp nhang thì nào có khác chi sự bỉ mặt vào truyền thống thờ cúng Tổ Tiên của dân tộc mình? Làm như từ xưa đến giờ Ông bà Tổ Tiên chúng ta thắp nhang không biết đâu là nhang tinh khiết, nhang sạch, nhang truyền thống vậy. Họ là ai? Thành phần nào hẳn chúng ta cũng dễ dàng nhận ra. 

Trong việc ăn chay cũng vậy, khi một vài cơ sở công nghiệp thực phẩm chay làm ăn gian đối thì họ cũng hùa nhau hùng hổ lên án việc ăn chay! Thật đáng lo ngại biết bao! Càng lo ngại hơn khi chính chúng ta, những người có tri thức, có chức năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì vô tình hay cố ý khơi màu cho những lối đả kích biên kiến ấy. 

DƯƠNG KINH THÀNH
 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7252)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8102)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5581)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7458)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7524)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 7982)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 6955)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6485)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5455)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7023)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]