Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 6 - Câu 117 đến câu 141

24/09/202118:52(Xem: 4385)
Bài 6 - Câu 117 đến câu 141

 

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

His-Holiness-Dalai-Lama-trung-dao 


Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

Bài 6

 

Câu 117 đến 141

 

10) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự u mê

 

Câu 117

 

Cuộc chiến chống lại sự u mê (vô minh )

phải mang lại chiến thắng trong từng ngày,

và sau hết nó phải mở ra cho mình một tầm nhìn

không một chút mờ ám nào.

 

(chiến thắng u mê là cách mang lại cho mình sự sáng suốt

giúp mình nhìn vào thế giới và cả chính mình một cách minh bạch hơn.

Sự tu tập là một cuộc chiến trong từng ngày.

Cuộc chiến đó khởi đầu từ bên trong tâm thức mình.,

và cũng sẽ diễn ra bên trong cái tâm thức đó của chính mình)

 

Câu 118

 

Chống lại u mê (vô minh) cũng là cách chống lại khổ đau.

U mê là cội nguồn tạo ra các thứ độc tố và tình trạng lú lẫn tâm thần.

 

Câu 119

 

Tôi nghĩ rằng tất cả mọi thứ khổ đau đều phát sinh từ sự u mê (vô minh).

Con người sở dĩ gây ra khổ đau cho nhau là để tìm kiếm

hạnh phúc và sự thỏa mãn cho cá nhân mình.

Thế nhưng niềm hạnh phúc đích thật chỉ hiện lên với mình

từ sự an bình và thỏa mãn bên trong nội tâm mình.

Các cảm tính đó chỉ có thể đạt được

bằng cách trau dồi lòng vị tha, tình thương yêu, lòng từ bi

và bằng cách loại bỏ các sự u mê, đần độn, tham lam trong tâm thức mình.

 

11) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về thế giới nội tâm

 

Câu 120

 

Sự nguôi ngoai (appeasement) có sẵn từ bên trong mỗi con người của tất cả chúng ta.

 

(tâm thức mình với thời gian có thể làm nhẹ bớt khổ đau, oán hờn,

và cũng có thể làm phai nhạt cả đam mê)

 

Câu 121

 

Chúng ta hàm chứa từ bên trong chính mình cái tốt cũng như cái xấu.

 

Câu 122

 

Không nên để cho thái độ của kẻ khác tàn phá sự an bình trong nội tâm mình.

 

Câu 123

 

Nếu muốn kiến tạo hòa bình cho thế giới

thì trước hết phải tạo ra sự an bình bên trong chính mình.

 

Câu 124

 

Sự bất hạnh luôn phát sinh từ những gì mà mình cảm thấy như là một sự ức chế nào đó

bên trong thân xác mình, bên trong tâm thức mình.

 

(sự bất hạnh phát sinh từ các sự đau đớn trên thân xác

và các sự đè nén hay nhịn nhục bên trong tâm thức)

 

Câu 125

 

Sự an bình trong nội tâm chỉ có thể bị tàn phá bởi các kẻ thù từ bên trong nội tâm.

Đối với hận thù cũng vậy, các kẻ thù bên ngoài hoàn toàn bất lực.

 

(Các kẻ thù có thể tiêu diệt được hận thù là tình thương yêu và sự dung thứ,

Tất cả các thứ ấy - từ hận thù, kẻ thù của hận thù, cho đến tình thương yêu, sự dung thứ -

nhất loạt đều là sản phẩm của tâm thức mình)

 

Câu 126

 

Quan tâm đến kẻ khác để quên đi các khó khăn của mình

là cách mang lại cho mình sức mạnh nội tâm, sự tự tin, lòng can đảm

và một cảm tính an bình thật mênh mông.

 

Câu 127

 

Dầu cho vóc dáng bên ngoài của bạn có như thế nào đi nữa,

hoặc người khác nghĩ gì về bạn, thì cũng cứ mặc,

 

điều quan trọng hơn cả là tự mình phải là nhân chứng của chính mình.

Điều đó có nghĩa là thỉnh thoảng phải tự mình xét đoán mình thật nghiêm chỉnh,

từ bên trong tâm thức mình.

 

Câu 128

 

Hạnh phúc và sự thăng bằng nội tâm thật chủ yếu để giúp nhân loại sống còn.

Thiếu các yếu tố đó thì cuộc sống của con cháu chúng ta

sẽ có thể lâm vào cảnh bất hạnh, tuyệt vọng và ngắn ngủi.

Sự tiến bộ vật chất tất nhiên sẽ góp phần mang lại hạnh phúc ở một mức độ nào đó

và một cuộc sống tiện nghi hơn.

Thế nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ.

Nếu muốn đạt được hạnh phúc ở một mức độ sâu xa hơn,

thì chúng ta không thể xem nhẹ việc phát triển nội tâm.

Theo tôi thì ý niệm căn bản về giá trị con người

phải bắt kịp đà phát triển ngày nay trong lãnh vực vật chất.

 

(Trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle, id)

 

12) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hòa bình

 

Câu 129

 

Hòa bình phải được tạo dựng từ bên trong tâm thức mình.

 

Câu 130

 

Mọi người đều nói đến hòa bình,

thế nhưng hòa bình không thể nào thiết lập được từ bên ngoài,

nhất là khi tâm thức mình vẫn còn chất chứa đầy ắp hận thù

 

Câu 131

 

Nên giải quyết các sự xung đột bằng lý trí hơn là bằng sức mạnh,

cách hành xử đó sẽ giúp mình cảm thấy các hành động của mình đúng đắn hơn.

Cảm tính đó sẽ tạo ra cho mình một sự hài lòng thật sâu xa.

 

Câu 132

 

Hòa bình chỉ mang ý nghĩa đầy đủ của nó

tại những nơi nào mà nhân quyền được tôn trọng,

tại những nơi mà con người tìm được miếng ăn,

tại những nơi mà cá nhân con người và cả xứ sở đều được tự do.

 

Câu 133

 

Khi nào sự bình lặng (an bình) chưa ngự trị bên trong chính mình,

thì khi đó mình sẽ không thể nào tạo được sự an bình trong khi tiếp xúc với kẻ khác,

do đó cũng sẽ không có một sự tương giao thân thiện nào có thể xảy ra giữa các cá thể,

và hòa bình cũng sẽ không thể nào được thiết lập giữa các quốc gia.

 

Câu 134

 

Trách nhiệm toàn cầu là yếu tố không thể thiếu sót đối với sự tồn vong của nhân loại,

và cũng là nền móng tốt nhất để xây dựng nền hòa bình trên toàn thế giới.

 

(lời tuyên bố của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Đại hội thượng đỉnh về Địa cầu tại Rio, năm 1992)

 

Câu 135

 

Địa cầu không cần đến những người thành công [trong cuộc sống].

Hành tinh này chỉ mong chờ trong tuyệt vọng những người chữa trị bệnh tật,

những kẻ thuật lại lịch sử (giúp chúng ta nhận thấy lỗi lầm của quá khứ để ý thức bổn phận và trách nhiệm mình trong hiện tại) và những người hăng say trong mọi lãnh vực (hết lòng với công việc của mình).

 

Câu 136

 

Quảng bá một nền văn hóa cho tương lai nhân loại, dựa vào sự đối thoại và phi bạo lực,

là bổn phận mà tập thể toàn cầu (các quốc gia trên thế giới) không thể thoái thác được.

 

(lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Nghị viện Âu châu tháng 10, 2001)

 

Câu 137

 

Nếu muốn việc giải trừ vũ khí bên ngoài có thể thực hiện được,

thì trước hết phải bắt đầu bằng sự giải trừ vũ khí bên trong tâm thức mình.

 

(trích từ bài diễn văn tại vận động trường Bercy tại Pháp, tháng 10, 2003)

 

Câu 138

 

Hòa bình không phải là một thứ gì đó phát sinh từ bên ngoài,

mà là từ bên trong nội tâm mình, bên trong con người của mình.

Vì thế mỗi người trong chúng ta phải có bổn phận

khơi động và phát huy nền Hòa bình đó từ bên trong chính mình,

trước khi có thể tạo ra một nền Hòa bình tỏa rộng khắp muôn nơi.

 

''trích trong quyển Sagesse du coeur: Le Dalai-Lama par lui même / Trí tuệ của con tim: Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về chính mình, dịch giả Carisse Bousquet, nxb Seuil, 2010)

 

Câu 139

 

Trách nhiệm không phải chỉ dành riêng

cho những người lãnh đạo đạo quốc gia, hay những người được chỉ định hoặc được bầu lên

để làm một công việc đặc biệt nào đó.

Trách nhiệm là của từng mỗi cá thể trong chúng ta.

Nền hòa bình chẳng hạn chỉ có thể bắt đầu từ bên trong mỗi con người chúng ta.

Khi nào tạo được nền hòa bình đó trong nội tâm mình,

thì khi đó mình mới có thể tạo được sự thân thiện

với những người chung quanh mình.

 

Câu 140

 

Tôi tin và tự nhủ một ngày đó,

mỗi người đều ý thức được trọng trách của mình

là phải giúp đỡ và hướng dẫn gia đình toàn cầu (global family) của mình

theo một đường hướng đúng đắn hơn.

Những lời nguyện cầu thành kính chưa đủ,

điều chủ yếu là phải ý thức được trách nhiệm toàn cầu của mình.

Không nên quên là nền hòa bình trên thế giới

bắt đầu từ sự an bình bên trong con tim của mỗi con người chúng ta.

 

Câu 141

 

Trước sự thách đố lớn lao của thời buổi ngày nay,

chúng ta phải phát huy thật cao độ cảm tính trách nhiệm toàn cầu của mình.

Mỗi người trong chúng ta phải tận lực, thế nhưng không phải là vì mình,

gia đình mình hay tổ quốc mình,

mà vì sự an vui của tất cả nhân loại.

Trách nhiệm toàn cầu là chiếc chìa khóa đảm bảo sự tồn vong của tất cả chúng ta,

và cũng là nền tảng tốt nhất để xây dựng nền hòa bình trên toàn thế giới.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 24.09.21

                                                                                                 Hoang phong chuyển ngữ

(còn tiếp)

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/12/2013(Xem: 8608)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
09/12/2013(Xem: 7575)
Tự thủy uyên nguyên, khắp các loài chúng sanh cùng với Phật đồng một tâm, tức cái tâm tánh tuyệt đối, chơn thường, vắng lặng, trong trẻo, tròn đầy, trùm khắp, không lay không động, không đến không đi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, cực linh cực mầu, hay sanh các pháp. Do Phật tâm thanh tịnh, vắng lặng, huyền mầu, nhưng lại khéo sanh vạn pháp, nên cổ đức mới tạm mượn lời mà đặt tên, gọi cái tánh huyền mầu đó là "chơn không diệu hữu", tức từ cái tánh linh diệu trong trẻo, không một vật mà pháp pháp tuỳ duyên trùng trùng sanh khởi.
09/12/2013(Xem: 7700)
Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế? - Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.
08/12/2013(Xem: 10439)
Bodh Gaya (Bihar), Ngày 3, tháng 12, năm 2013 – Lễ trùng tụng Tam tạng thánh điển quốc tế đã cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng thuộc tỉnh Bihar, Ấn độ. Hàng ngàn chư Tăng và Phật tử trên toàn thế giới đang tham dự buổi lễ này. Buổi lễ 10 ngày được tham dự bởi chư Tăng và Phật tử từ các quốc gia như Bangladesh, Căm bốt, Ấn độ, Nepal, Miến điện, Thái lan, Tích lan và Việt nam sẽ chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
08/12/2013(Xem: 32146)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 22102)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
07/12/2013(Xem: 10735)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 9245)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 8937)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 9095)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]