Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 4 - Câu 60 đến câu 93

17/09/202111:39(Xem: 1966)
Bài 4 - Câu 60 đến câu 93

 

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 Dalai Lama (4)


Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

Bài 4

 

Câu 60 đến 93

6) Các câu trích dẫn của Đức Đạt lai Lạt-ma

về sự giận dữ và xung đột

 

Câu 60

 

Không nên để cho một sự cãi vã nhỏ nhặt tàn phá tình bạn hữu thâm giao.

 

Câu 61

 

Sự giận dữ bùng lên từ một tâm thức thô thiển,

thế nhưng chính tâm thức cũng có thể làm cho nó lắng xuống

bằng tình thương yêu.

 

Câu 62

 

Phương pháp hữu hiệu nhất có thể biến cải được tâm thức kẻ khác

là tình thương yêu nhưng không hề là sự giận dữ.

 

Câu 63

 

.

Mỗi khi nhận thấy mình phạm vào sai lầm,

thì tức khắc phải tìm cách sửa chữa.

 

Câu 64

 

Kẻ thù của mình nằm bên trong chính mình.

Các xúc cảm xung đột, các sự kiêu hãnh, giận dữ, ganh ghét...

là kẻ thù đích thật của mình.

 

Câu 65

.

Phương pháp tốt đẹp nhất để giải quyết

bất cứ một khó khăn nào trong thế giới con người,

là giúp cho tất cả mọi bên

biết ngồi xuống với nhau để thảo luận.

 

Câu 66

 

Luôn luôn nên đặt mình vào vị trí của kẻ khác.

Hãy tạm gác sang một bên các quan điểm và các sự phán đoán của mình,

hầu giúp mình hiểu được kẻ khác.

Đấy là cách tránh được vô số những sự xung đột.

 

Câu 67

 

Chúng ta không thể vượt lên trên sự giận dữ và hận thù

bằng cách đơn giản là xóa bỏ chúng.

Chúng ta cần phải vun xới thật tích cực các liều thuốc hóa giải

là sự kiên nhẫn và tha thứ.

 

(Chúng ta tìm cách gạt bỏ sự giận dữ,

thế nhưng thật ra sự giận dữ cũng chỉ tạm thời bị che đậy hay vùi lấp

kín đáo trong tâm thức mình.

Chỉ có tình thương mới hóa giải được

nguyên nhân sâu xa tạo ra sự giận dữ đó).

 

Câu 68

 

Sự giận dữ, ganh ghét và các cảm tính tiêu cực khác

ngự trị bên trong tâm thức mình,

thế nhưng mình thì lại không hề ý thức được là các cảm tính ấy

không hề phù hợp với niềm hân hoan và sự an bình bên trong nội tâm mình.

 

Câu 69

 

Sự giận dữ và hận thù là các nguyên nhân chủ yếu

tạo ra vô số những điều bất hạnh trong thế giới này,

từ những sự cãi vã trong gia đình đến các các cuộc xung đột to lớn hơn.

 

(trích tronng quyển 365 Méditations quotidiennes, id)

 

Câu 70

 

Sư giận dữ không khác gì như một cái thắng

làm ngăn chận lại sự thăng tiến tâm linh của mình.

Một phút giận dữ tàn phá những điều đạo hạnh mà mình tạo được

đôi khi với thật nhiều cố gắng

qua những năm tháng dài, kể cả một chuỗi tái sinh.

Sự giận dữ là một trong số các kẻ thù khiếp đảm nhất của tâm thức mình.

 

(trích trong quyển Sages paroles du Dalai-Lama, id)

 

7) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về lòng từ bi

 

Câu 71

 

Nếu muốn thiết lập sự an bình chung quanh mình

và hành động trong thế giới,

thì trước hết phải hành động hướng vào con người của mình

và tạo lập sự an bình bên trong chính mình.

 

Câu 72

 

Tình thương yêu và lòng từ bi là những gì cần thiết, không phải là những thứ xa xỉ.

Thiếu tình thương yêu và lòng từ bi thì nhân loại sẽ không sao tồn tại được.

 

(trích trong quyển L'Art du bonheur, id)

 

Câu 73

 

Hãy trau dồi tình thương yêu và lòng từ bi,

hai thứ ấy sẽ mang lại ý nghĩa đích thật cho sự sống.

Ngoài ra tất cả những thứ khác đều là phụ thuộc.

 

Câu 74

 

Nếu chỉ duy nhất trông cậy vào giáo dục thì không đủ,

phải cần đến một phẩm tính căn bản nơi con người là lòng từ bi

hầu giúp con người biết quan tâm đến nhau.

 

Câu 75

.

Cung cách hành xử của mỗi người trong từng ngày

thật ra cũng là sự thử thách đúng nghĩa của nó

 đối với lòng từ bi nơi con người của mình.

 

Câu 76

.

Cảm thấy lòng từ bi dâng lên

có nghĩa là cảm thấy một cái gì đó

không kham nổi, không chịu đựng nổi,

cũng không thể làm ngơ được,

trước sự khổ đau của kẻ khác.

 

Câu 77

 

Tôi tin thật vững chắc là bản chất con người

 luôn là một cái gì đó thật tốt và từ bi.

Và đấy cũng chính là nét độc đáo nhất nơi con người

 

Câu 78

 

 

Niềm tin thật sâu xa nơi tôi là lòng từ bi

là khía cạnh chủ yếu nhất thuộc bản chất của chúng ta,

thế nhưng đồng thời nó cũng là nền tảng

giúp chúng ta bồi đắp hạnh phúc cho chính mình

 

 

Câu 79

 

Trách nhiệm của chúng ta là phải tỏ ra mình là những con người đạo đức.

Sự kiên nhẫn và tha thứ không phải là dấu hiệu của sự yếu hèn,

mà là sự thử thách đối với sức mạnh của chính mình.

 

Câu 80

 

Chúng ta cố gắng khơi động lòng từ bi bên trong tâm thức mình

và khi nào cảm tính ấy biến thành hành động,

thì thái độ đối xử của mình đối với kẻ khác

theo đó cũng sẽ tự động biến thành khác hơn.

 

Câu 81

 

Biểu lộ lòng kính mến đối với kẻ khác là một cái gì đó không thể thiếu sót

chẳng qua là vì hạnh phúc của mình gắn liền với hạnh phúc của họ.

 

(trích trong quyển L'art de la gentillesse / Nghệ thuật thân thiện, tác giả Pierro Ferrucci, lời tựa Đức Đạt-lai Lạt-ma, nxb Poche, 2009)

 

Câu 82

 

Trước bất cứ một cảnh huống nào xảy ra, tôi luôn hành động với lòng từ bi.

Cách hành xử đó mang lại cho tôi một sức mạnh nội tâm

và một niềm hạnh phúc trong lòng

Điều đó giúp tôi cảm thấy cuộc sống của tôi hữu ích.

 

Câu 83

 

Lòng từ bi chỉ hữu ích khi mang ra thực hành.

Nó phải là chiếc chìa khóa kết nối mình với kẻ khác,

là nền tảng của tư duy mình,

là hành động của chính mình.

 

Câu 84

 

Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc thì hãy thực thi lòng từ bi.

Nếu bạn muốn mình được hạnh phúc, thì cũng hãy thực thi lòng từ bi.

 

(trích trong quyển L'Art du bonheur : Sagesse et Sérénité au quotidien / Nghệ thuật mang lại hạnh phúc : Trí tuệ và sự Trong sáng trong từng ngày, nxb Poche, 2000)

 

Câu 85

 

Nếu lòng từ bi, sự thân thiện và tình thương yêu thúc đẩy bạn,

thì đấy chính là chiếc chìa khóa đưa vào cái ổ khóa của nội tâm bạn

giúp bạn mở rộng lòng mình để tiếp đón kẻ khác.

 

Câu 86

 

Quan tâm đến kẻ khác,

chia sẻ những khó khăn của họ,

tỏ lộ lòng từ bi với họ,

là nền tảng tạo ra một cuộc sống hạnh phúc cho mình,

cho gia đình mình,

và cho cả toàn thể nhân loại.

 

Câu 87

 

Theo sự hiểu biết chung thì cuộc sống của con người quả là ngắn ngủi.

Vậy tốt hơn nên tạo ra cho sự hiện hữu ngắn ngủi đó của mình trên địa cầu này

một chút gì đó hữu ích cho cá nhân mình và cả kẻ khác.

 

(trích trong quyển Une année avec le Dalai-Lama / Một năm bên cạnh Đức Đạt-lai Lạt-ma

nxb Presses de la Renaissance, 2008)

 

Câu 88

 

Khía cạnh tinh anh đích thật nhất nơi con người là sự tốt bụng.

Tuy vẫn có các phẩm tính khác phát sinh từ giáo dục và sự hiểu biết,

thế nhưng nếu muốn trở thành một con người xứng đáng,

mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự hiện hữu của mình,

thì phải có một trái tim thật tốt.

 

Câu 89

 

Lòng từ bi sẽ chẳng có một giá trị gì cả khi nó vẫn còn ở thể dạng tư duy.

Nó phải tạo ra cho mình một cung cách hành xử đối với với đồng loại,

qua từng hành động và tư duy của mình.

Người ta có thể nhận biết dễ dàng dáng vẻ khiêm tốn,

thế nhưng phía sau thật ra là cả một sự ngạo mạn.

(miệng nói từ bi nhưng trong lòng là sự khinh miệt)

 

(trích trong quyển L'art de la compassion, id)

 

Câu 90

 

Sự thân thiện và lòng từ bi thật cần thiết

giúp chúng ta mang lại một ý nghĩa nào đó cho cuộc sống.

Các phẩm tính đó là nền tảng của một trái tim nhân từ,

Trái tim của một người được khơi động bởi lòng thiết tha giúp đỡ kẻ khác.

Bổn phận của chúng ta là phải mang lại một cái gì đó tốt đẹp cho cuộc sống,

bằng sự thân thiện, tình thương yêu, sự lương thiện, sự thật và công lý.

 

(trích trong quyển L'art de la gentillesse, id))

 

Câu 91

 

Tôi vẫn luôn tin rằng dù là thuộc cấp bậc nào trong xã hội,

từ gia đình, bộ tộc, quốc gia đến quốc tế,

chiếc chìa khóa mang lại hạnh phúc và sự phồn vinh cho thế giới

chính là sự phát huy lòng từ bi.

Điều đó không bắt buộc chúng ta phải theo một tôn giáo nào cả

cũng không cần phải tin vào một lý tường nào cả.

Điều cần thiết duy nhất là mỗi con người trong chúng ta

phải phát huy được các phẩm tính con người của mình.

 

(trích từ trang mạng của Đức Đạt-lai Lạt-ma : dalailama.com)

 

Câu 92

 

Này các bạn trẻ của tôi, các bạn lớn lên

trong một cơn lốc tàn phá ở cấp bậc toàn cầu :

nào là chiến tranh, khủng bố, vơ vét tài nguyên thiên nhiên.

Các sự bất công, thèm khát của cải và điên rồ

tạo ra một thế giới không lối thoát.

Tôi kêu gọi các bạn hãy làm một cuộc cách mạng,

một cuộc cách mạng chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại :

đó là Cuộc cách mạng Từ bi".

 

(trích trong quyển Mon autobiographie, id, và trong quyển Faites une Révolution - l'appel du Dalai-Lama à la jeunesse / Hãy làm một cuộc cách mạng - Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma, nxb Massot, 2017. Quyển sách này cũng đã được Hoang Phong chuyển ngữ, và đã được xuất bản tại Việt Nam và tại Mỹ. Độc giả có thể xem quyển sách này trên mạng). 

 

Câu 93

 

Quả hết sức đáng tiếc, tình thương yêu và lòng từ bi

bị gạt ra khỏi quá nhiều lãnh vực sinh hoạt xã hội từ lâu đời.

Bị thu hẹp trong lãnh vực gia đình và các sinh hoạt riêng tư

do đó mỗi khi nói đến lòng từ bi nơi công cộng

thì khó tránh khỏi bị xem là một sự xấu hổ,

hoặc cũng có thể là cả một sự ngây thơ.

Điều đó là cả một bi kịch.

Theo tôi nêu lên lòng từ bi hoàn toàn không phải là cách phô trương

một lý tưởng tách rời với hiện thực,

mà là một phương tiện hữu hiệu nhất

mang lại lợi ích cho kẻ khác

và cho cả chính mình.

 

(trích trong quyển Autobiographie spirituelle, id)

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 15.09.21

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

(còn tiếp)

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 6662)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
06/01/2011(Xem: 5675)
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
05/01/2011(Xem: 5070)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
05/01/2011(Xem: 32406)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 43167)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 6889)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 16187)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 10445)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 4984)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 5795)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567