Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảo Sám Hồng Danh Lễ Tám Mươi Tám Đức Phật

24/08/202119:05(Xem: 6970)
Bảo Sám Hồng Danh Lễ Tám Mươi Tám Đức Phật

hong_danh

BẢO SÁM HỒNG DANH

LỄ TÁM MƯƠI TÁM ĐỨC PHẬT

 

 

Việt dịch: Quảng Minh

 

 

DUYÊN KHỞI BẢO SÁM HỒNG DANH

LỄ TÁM MƯƠI TÁM ĐỨC PHẬT

Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu. Thấy biết không rộng khắp cũng là một sai sót vậy. Tôi nay riêng chọn lấy duyên khởi của hai bản kinh, đưa ra ở phần đầu để hành giả khởi chánh tín, phát đại nguyện, hết lòng cần cầu, lễ kính trì tụng, ngõ hầu chứng đắc Vô thượng bồ-đề. Hơn nữa, chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn tuyên thuyết rằng, Ngài thuở xa xưa, từ nơi Đức Phật Diệu Quang xuất gia học đạo vào thời mạt pháp, được nghe danh hiệu của 35 Đức Phật, tâm sinh hoan hỷ. Rồi lần lượt chuyển dạy cho ba ngàn người đều được thành Phật, chính là một ngàn Đức Phật trong ba đời vậy. Thêm nữa, nghĩ nhớ tội lỗi ba độc sâu nặng của chúng sinh, Ngài đặc biệt dạy bảo lễ lạy 35 Đức Phật để cầu sám hối. Người học Phật bằng chân tâm thì không thể không sinh ý tưởng khó gặp đối với các danh hiệu của chư Phật, không thể không sinh ý niệm hỗ thẹn, để rồi hết sức hành trì, gắng lòng cầu đạt. Đó là vì người trí có thể siêng năng, tự  nghiêm khắt vậy.

Thời vua Khang Hy, ngày Phật thành đạo (mùng 8), tháng 12 năm Quý Mão (1663), đất Cổ Sơn, tỳ kheo Đạo Bái[1] trịnh trọng ghi Tựa.

 

 

 

 

TÁN HƯƠNG

 

Tâm hương năm phần

Tánh lửa vừa nhen

Khắp hư không pháp giới thơm lừng

Phàm Thánh thảy được xông

Mây khói cuộn vòng

Chư Phật hiện toàn thân.

 

Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lần)

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

 

KỆ KHAI KINH

 

Pháp vi diệu rất sâu vô thượng

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay thấy nghe được thọ trì

Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 

 

BẢO SÁM HỒNG DANH

LỄ NĂM MƯƠI BA ĐỨC PHẬT

 

Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát ghi: “Bấy giờ Dược Thượng Bồ tát vì hành giả tuyên nói danh hiệu của 53 đức Phật quá khứ, bảo rằng: ‘Này Pháp tử! Đời quá khứ có Đức Phật tên là Phổ Quang, kế tên Phổ Minh, kế tên Phổ Tịnh, kế tên Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương, kế tên Chiên Đàn Quang, kế tên Ma Ni Tràng, kế tên Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích, kế tên Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tiến, kế tên Ma Ni Tràng Đăng Quang, kế tên Tuệ Cự Chiếu, kế tên Hải Đức Quang Minh, kế tên Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang, kế tên Đại Cường Tinh Tiến Dũng Mãnh, kế tên Đại Bi Quang, kế tên Từ Lực Vương, kế tên Từ Tạng, kế tên Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm, kế tên Hiền Thiện Thủ, kế tên Thiện Ý, kế tên Quảng Trang Nghiêm Vương, kế tên Kim Hoa Quang, kế tên Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Vương, kế tên Hư Không Bảo Hoa Quang, kế tên Lưu Ly Trang Nghiêm Vương, kế tên Phổ Hiện Sắc Thân Quang, kế tên Bất Động Trí Quang, kế tên Hàng Phục Chư Ma Vương, kế tên Tài Quang Minh, kế tên Trí Tuệ Thắng, kế tên Di Lặc Tiên Quang, kế tên Thế Tịnh Quang, kế tên Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương, kế tên Long Chủng Thượng Trí Tôn Vương, kế tên Nhật Nguyệt Quang, kế tên Nhật Nguyệt Châu Quang, kế tên Tuệ Phan Thắng Vương, kế tên Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương, kế tên Diệu Âm Thắng Phật, kế tên Thường Quang Tràng, kế tên Quán Thế Đăng, kế tên Tuệ Uy Đăng Vương, kế tên Pháp Thắng Vương, kế tên Tu Di Quang, kế tên Tu Mạn Na Hoa Quang, kế tên Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương, kế tên Đại Tuệ Lực Vương, kế tên A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang, kế tên Vô Lượng Âm Thanh Vương, kế tên Tài Quang, kế tên Kim Hải Quang, kế tên Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương, kế tên Đại Thông Quang, kế tên Nhất Thiết Pháp Thường Mãn Vương Phật.’

Bấy giờ, Dược Thượng Bồ tát tuyên nói danh hiệu của 53 Đức Phật thời quá khứ xong, yên lặng mà an trú. Khi ấy hành giả liền ở trong định, được thấy bảy Đức Phật Thế Tôn ở quá khứ, thấy Đức Phật Tỳ Bà Thi khen ngợi rằng: ‘- Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông đã tuyên nói 53 Đức Phật, chính là các Đức Phật ở quá khứ lâu xa, đã từng xuất hiện ở thế giới Ta bà, thành thục chúng sinh rồi nhập Niết-bàn. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân và tất cả chúng sinh khác được nghe danh hiệu của 53 Đức Phật đó, thì người ấy trong trăm ngàn vạn ức a-tăng-kỳ kiếp chẳng đoạ ác đạo. Nếu có người hay xưng danh hiệu của 53 Đức Phật đó, thì đời đời sinh ra thường gặp gỡ chư Phật mười phương. Nếu có người thường chí tâm kính lễ 53 đức Phật thì trừ diệt được bốn tội trọng, năm tội nghịch và tội chê bai kinh điển Phương đẳng, thảy đều thanh tịnh. Do bản thệ nguyện của chư Phật đó, trong mỗi một niệm liền trừ diệt được các tội vừa nói ở trên.’ Thi Khí Như Lai, Tỳ Xá Phù Như Lai, Câu Lưu Tôn Như Lai, Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai, Ca Diếp Như Lai cũng tán thán 53 Đức Phật, cũng lại khen ngợi thiện nam tử, thiện nữ nhân, người nào nghe được danh hiệu của 53 Đức Phật, có thể xưng danh, kính lễ 53 Đức Phật đó, thì trừ diệt được những tội chướng vừa nói ở trên. 

          Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng rằng: ‘- Ở vô số kiếp trước đây, Ta từng sống trong thời mạt pháp của Đức Phật Diệu Quang, xuất gia học đạo, được nghe danh hiệu của 53 đức Phật, nghe xong chấp tay, tâm sinh hoan hỷ, lại dạy người khác khiến được nghe giữ. Người khác nghe rồi, lần lượt chuyển dạy cho đến ba ngàn người. Ba ngàn người đó khác miệng đồng tiếng, xưng danh hiệu của chư Phật, nhất tâm kính lễ. Do năng lực công đức của nhân duyên kính lễ chư Phật như thế, cho nên siêu việt được vô số ức kiếp sinh tử trọng tội. Một ngàn người đầu tiên, Đức Phật Hoa Quang đứng đầu, xuống đến Đức Phật Tỳ Xá Phù, ở Trang Nghiêm kiếp theo thứ tự thành Phật, tức là một ngàn đức Phật thời quá khứ. Một ngàn người tiếp theo, Đức Phật Câu Lưu Tôn đứng đầu, xuống đến Đức Lâu Chí Như Lai, ở Hiền kiếp theo thứ tự thành Phật, tức là một ngàn đức Phật thời hiện tại. Một ngàn người sau cùng, Đức Nhật Quang Như Lai đứng đầu, xuống đến Tu Di Tướng Như Lai, ở Tinh Tú kiếp theo thứ tự thành Phật, tức là một ngàn đức Phật thời vị lai.’ Đức Phật dạy trưởng giả tử Bảo Tích rằng: ‘Chư Phật hiện tại trong mười phương, như Thiện Đức Như Lai, v.v… cũng từng được nghe danh hiệu của 53 Đức Phật đó, cho nên ở mười phương diện, mỗi vị đều đã thành Phật. Nếu có chúng sinh nào muốn trừ diệt bốn tội trọng cấm, muốn sám hối tội ngũ nghịch thập ác, muốn trừ diệt tội cực trọng là hủy báng chánh pháp mà không có căn do, thì người ấy nên siêng năng tụng thần chú của hai vị Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng nói trên; cũng nên kính lễ mười phương chư Phật nói trên, lại nên kính lễ 7 Đức Phật thời quá khứ, lại nên kính lễ 53 Đức Phật, cũng nên kính lễ một ngàn Đức Phật ở Hiền kiếp, lại nên kính lễ 35 Đức Phật, sau đó kính lễ vô lượng tất cả chư Phật khắp cả mười phương. Ngày đêm sáu thời, tâm tưởng sáng suốt, như dòng nước chảy, hành pháp sám hối.’” [2]

 

THẦN CHÚ DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT

 

A mục khư, ma ha mục khư, tọa lệ, ma ha tọa lệ, sa sí, ma ha sa sí, thường cầu lợi, ma ha thường cầu lợi,  ô ma trí, ma ha ô ma trí, sa sí sa sí, ma ha sa sí, đâu đế đâu đế, ma ha đâu đế,  a du a du, ma ha a du, lâu già ca, ma ha lâu già ca, đà xa mị đà xa mị, ma ha đà xa mị, đa đâu đa đâu, ma ha đa đâu, ca lưu ni ca, đà xa la sa ha, a trúc khâu a trúc khâu, ma trừng kì, ba đăng thư, già đễ, già lâu ca đễ, phật đà già lê, ca lưu ni ca, sa ha. (3 lần)[3]

 

THẦN CHÚ DƯỢC THƯỢNG BỒ TÁT

 

Nan na mâu, phù trí phù, lưu phù khâu lưu phù khâu, ca lưu ni ca, lễ mâu lễ mâu, ca lưu ni ca, bỉ thê bỉ thê, ca lưu ni ca, a tỳ thê tha, a tiện tha a tiện tha, ca lưu ni ca, san già la, sa ha. (3 lần)[4]

 

Đại từ đại bi thương chúng sinh

Đại hỷ đại xả cứu muôn loài

Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm

Chúng con chí tâm quy mạng lễ.

 

1. Nam mô Phổ Quang Phật  

2. Nam mô Phổ Minh Phật

3. Nam mô Phổ Tịnh Phật

4. Nam mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật

5. Nam mô Chiên Đàn Quang Phật

6. Nam mô Ma Ni Tràng Phật

7. Nam mô Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật

8. Nam mô Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tiến Phật

9. Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật

10. Nam mô Tuệ Cự Chiếu Phật

11. Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật

12. Nam mô Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật

13. Nam mô Đại Cường Tinh Tiến Dũng Mãnh Phật

14. Nam mô Đại Bi Quang Phật

15. Nam mô Từ Lực Vương Phật

16. Nam mô Từ Tạng Phật

17. Nam mô Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm Phật

18. Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật

19. Nam mô Thiện Ý Phật

20. Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật

21. Nam mô Kim Hoa Quang Phật

22. Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Vương Phật

23. Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật

24. Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật

25. Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật

26. Nam mô Bất Động Trí Quang Phật

27. Nam mô Hàng Phục Chư Ma Vương Phật

28. Nam mô Tài Quang Minh Phật

29. Nam mô Trí Tuệ Thắng Phật

30. Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật

31. Nam mô Thế Tịnh Quang Phật

32. Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật

33. Nam mô Long Chủng Thượng Trí Tôn Vương Phật

34. Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật

35. Nam mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật

36. Nam mô Tuệ Phan Thắng Vương Phật

37. Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật

38. Nam mô Diệu Âm Thắng Phật

39. Nam mô Thường Quang Tràng Phật

40. Nam mô Quán Thế Đăng Phật

41. Nam mô Tuệ Uy Đăng Vương Phật

42. Nam mô Pháp Thắng Vương Phật

43. Nam mô Tu Di Quang Phật

44. Nam mô Tu Mạn Na Hoa Quang Phật

45. Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật

46. Nam mô Đại Tuệ Lực Vương Phật

47. Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỉ Quang Phật

48. Nam mô Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật

49. Nam mô Tài Quang Phật

50. Nam mô Kim Hải Quang Phật

51. Nam mô Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Phật

52. Nam mô Đại Thông Quang Phật

53. Nam mô Nhất Thiết Pháp Thường Mãn Vương Phật.

 

VĂN SÁM HỐI

 

Đệ tử con là …, thành tâm sám hối. Từ vô thỉ kiếp, cho tới ngày nay, khi chưa biết Phật, khi chưa nghe Pháp, khi chưa gặp Tăng, không biết thiện ác, không tin nhân quả, gặp duyên bất thiện, gần ác tri thức, động thân khẩu ý, không ác nào chẳng làm. Thân nghiệp bất thiện, làm việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm; khẩu nghiệp bất thiện, vọng ngữ, thêu dệt, ly gián, thô ác; ý nghiệp bất thiện, khởi tham, sân, si. Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, thân Phật chảy máu. Đốt thiêu chùa tháp, phỉ báng Đại thừa, xâm tổn thường trụ, ô uế phạm hạnh, vu khống Tăng già, phạm các giới cấm, hành bất luật nghi, là tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy nghe mừng theo. Các tội như thế, vô lượng vô biên, ngày nay giãi bày, phát lộ sám hối. Xin nguyện Tam bảo, cùng rũ thương xót, khiến tội căn con, một niệm tiêu tan, thảy đều thanh tịnh.

 

CỬ TÁN

 

Năm mươi ba Phật

Quá khứ chân từ

Ba ngàn chư Phật chuyền nghe giữ

Lần lượt đắc Bồ-đề

Con nay quy y

Xin nguyện độ người mê.

 

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

 

KỆ HỒI HƯỚNG

 

Nguyện tiêu ba chướng các phiền não

Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ

Đời đời thường hành Bồ-tát đạo.

 

 

 

 

 

 

BẢO SÁM HỒNG DANH

LỄ BA MƯƠI LĂM ĐỨC PHẬT

 

 

Kinh Đại Bảo Tích ghi: “Tôn giả Xá-lợi-phất bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chư Bồ-tát ấy ở nơi tham sân si chẳng khiếp sợ chăng?

Đức Phật dạy: Này Xá-lợi-phất! Tất cả Bồ-tát có hai điều phạm giới, những gì là hai? Một là tương ưng với sân mà phạm, hai là tương ưng với si mà phạm. Hai điều phạm như vậy gọi là đại phá giới. Này Xá-lợi-phất! Do tham mà phạm thì là lỗi vi tế, khó lòng rời bỏ; do sân mà phạm thì là lỗi thô trọng, nên dễ rời bỏ; do si mà phạm thì là lỗi rất nặng, càng khó rời bỏ. Tại sao? Tham kết là chủng tử cho các hữu, làm cho sanh tử dây dưa, nối nhau chẳng tuyệt, vì lẽ ấy nên vi tế khó dứt. Vì sân mà phạm thì đọa ác đạo, có thể đoạn trừ được mau. Vì si mà phạm thì đọa trong tám đại địa ngục, khó thể giải thoát được.

Lại nữa Xá-lợi-phất! Nếu có Bồ-tát phạm Ba-la-di thì nên đối trước mười vị tỳ-kheo thanh tịnh rồi dùng tâm chất trực mà ân trọng sám hốiPhạm Tăng tàn thì đối trước năm tỳ-kheo thanh tịnh mà ân trọng sám hối. Nếu bị người nữ có nhiễm tâm đụng chạm, và do nhìn nhau mà sanh ái luyến, thì đối trước một hai tỳ-kheo thanh tịnh mà ân trọng sám hối.

Này Xá-lợi-phất! Nếu chư Bồ-tát thành tựu ngũ vô gián tội, phạm Ba-la-di, hoặc phạm Tăng tàn, phạm Tháp, phạm Tăng và phạm những tội khác, thì nên đối trước ba mươi lăm Đức Phật mà ân trọng sám hối. Nên tự xưng rằng: Con tên là …, con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng.”[5]

 

KỆ TÁN PHẬT

 

Trên dưới trời chẳng ai bằng Phật

Mười phương thế giới cũng khó sánh

Thế gian có gì con nhìn thấy

Tất cả không ai bằng Phật vậy.

 

1. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
2. Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật
3. Nam mô Bảo Quang Phật
4. Nam mô Long Tôn Vương Phật
5. Nam mô Tinh Tiến Quân Phật
6. Nam mô Tinh Tiến Hỉ Phật
7. Nam mô Bảo Hỏa Phật
8. Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật
9. Nam mô Hiện Vô Ngu Phật
10. Nam mô Bảo Nguyệt Phật
11. Nam mô Vô Cấu Phật
12. Nam mô Ly Cấu Phật
13. Nam mô Dũng Thí Phật
14. Nam mô Thanh Tịnh Phật
15. Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật
16. Nam mô Ta Lưu Na Phật
17. Nam mô Thủy Thiên Phật
18. Nam mô Kiên Đức Phật
19. Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật
20. Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật
21. Nam mô Quang Đức Phật
22. Nam mô Vô Ưu Đức Phật
23. Nam mô Na La Diên Phật
24. Nam mô Công Đức Hoa Phật
25. Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật
26. Nam mô Tài Công Đức Phật
27. Nam mô Đức Niệm Phật
28. Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật
29. Nam mô Hồng Diệm Đế TràngVương Phật
30. Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật
31. Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật
32. Nam mô Thiện Du Bộ Phật
33. Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật
34. Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật
35. Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật

 

Đồng đẳng như vậy, chư Phật Thế Tôn khắp mọi quốc độ thường trú ở đời. Nguyện xin các Ngài thương tưởng đến con, để con sám hối mọi thứ tội lỗi. Là trong đời này, hoặc từ đời trước, vô thỉ sinh tử cho đến ngày nay, bao nhiêu tội lỗi con đã làm ra, bằng cách tự làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà lòng mừng theo; hoặc vật của Tháp, hoặc vật của Tăng, vật bốn phương Tăng, mà con tự lấy, con bảo người lấy, con thấy người lấy mà lòng mừng theo; năm tội vô gián mà con tự làm, con bảo người làm, con thấy người làm mà lòng mừng theo; mười thứ ác nghiệp mà con tự làm, con bảo người làm, con thấy người làm mà lòng mừng theo. Bao nhiêu tội lỗi con làm trên đây, hoặc là che dấu, hoặc không che dấu, hoặc đáng sa đọa vào trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, các đường dữ khác, cùng với các xứ, biên địa man dã; hết thảy tội lỗi con đã làm ra, đáng phải sa vào những chỗ như vậy, ngày nay con xin sám hối tất cả.

Ngày nay con xin chư Phật Thế Tôn chứng biết cho con, thương tưởng đến con, con lại đối trước chư Phật Thế Tôn, hết lòng chân thành tác bạch như vầy: Hoặc trong đời này, hoặc mọi đời khác, con làm bố thí cho đến chỉ cho các loài súc vật một viên thực phẩm, hoặc kính tuân giữ giới luật thanh tịnh, hoặc tu tịnh hạnh được bao thiện căn, tác thành chúng sinh được bao thiện căn, tu hành tuệ giác được bao thiện căn, thành Vô thượng trí được bao thiện căn, tất cả thiện căn đã nói trên đây, con tập hợp lại đối chiếu suy nghĩ, đem hồi hướng cả về nơi tuệ giác Vô thượng bồ đề của Phật Thế Tôn. Quá khứ, hiện tại và cả vị lai chư Phật Thế Tôn hồi hướng thế nào, con cũng nguyện làm hồi hướng như vậy.

 

Các tội đều sám hối

Các phước đều tùy hỷ

Và công đức chư Phật

Nguyện thành trí vô thượng

Khứ lai hiện tại Phật

Tối thắng trong chúng sinh

Biển vô lượng công đức

Nay con quy mạng lễ.[6]

 

CỬ TÁN

 

Ba mươi lăm Phật

Hiện thế Từ Tôn

Mười phương pháp giới mở từ môn

Khắp chốn cứu trầm luân

Nhổ sạch gốc tội

Đều khiến chứng nguồn chân.

 

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

 

Con xưa đã tạo bao ác nghiệp

Đều bởi vô thỉ tham sân si

Từ thân, miệng, ý mà sinh ra

Tất cả con nay xin sám hối.

 

Mười phương ba đời tất cả Phật

Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát

Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật

 

Tự quy y Phật

Xin nguyện chúng sinh

Thể theo đạo cả

Phát lòng Vô thượng.

 

Tự quy y Pháp

Xin nguyện chúng sinh

Thấu rõ kinh tạng

Trí tuệ như biển.

 

Tự quy y Tăng

Xin nguyện chúng sinh

Thống lý đại chúng

Hết thảy không ngại.

 

 

San Francisco, 11.08.2021

 

 

 

<![if !supportEndnotes]>

[1] Vi Lâm Đạo Bái (爲霖道霈, Irin Dōhai, 1615-1702): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, tự là Vi Lâm (爲霖), hiệu Lữ Bạc (旅泊), Phi Gia Tẩu (非家叟), xuất thân Kiến An (建安), Tỉnh Phúc Kiến (福建省). Năm 14 tuổi, ông xuất gia ở Bạch Vân Tự (白雲寺) và năm sau học kinh luận. Năm 18 tuổi, ông đến viếng thăm Quảng Ấn (廣 印) ở Bảo Thiện Tự (寳善寺), Phần Thường (汾常), rồi theo sự hướng dẫn của vị nầy ông đến thăm Vĩnh Giác Nguyên Hiền (永覺元賢), hầu hạ nhân vật nầy mấy năm, nhưng sau ông lại đến tham vấn Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), được đại ngộ song Mật Vân không hứa khả cho. Ông lại đem sở chứng nầy trình cho Nguyên Hiền, nhưng cũng không được công nhận. Vì vậy, ông giã từ thầy đi du phương tham học, kết am ở Bách Trượng Sơn (百丈山), chuyên tu tịnh nghiệp với mẫu thân trong vòng 5 năm và đến năm thứ 7 (1650) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông lại theo tham học với Nguyên Hiền ở Cổ Sơn (鼓山), cuối cùng được thầy ấn khả cho. Năm sau, ông lui về ẩn cư tại Quảng Phước Am (廣福菴) ở Kiến Ninh (建寧). Đến năm thứ 14 cùng niên hiệu trên, ông làm Thủ Tòa của Cổ Sơn, và đến năm sau khi Nguyên Hiền qua đời, ông kế thừa sự nghiệp thầy và bắt đầu thăng tòa thuyết pháp. Sống được nơi đây 14 năm, ông lại hạ sơn và sống cuộc đời phiêu bạc, nhưng vì Cổ Sơn không có ai lãnh đạo nên ông lại phải trở về. Vào năm thứ 41 niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi. Ông có để lại một số trước tác như Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Bỉnh Phất Ngữ Lục (爲霖道霈禪師秉拂語錄) 2 quyển, Xan Hương Lục (餐香錄) 2 quyển, Hoàn Sơn Lục (還山錄) 4 quyển, Pháp Hội Lục (法會錄) 1 quyển, Lữ Bạc Am Cảo (旅泊菴稿) 4 quyển. Bên cạnh đó, ông còn biên tập bản Thiền Hải Thập Trân (禪海十珍) 1 quyển. [Phật Học Tinh Tuyển]

[2] Đại Chánh Tân Tu, Tập 20, Kinh Phật Thuyết Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát 佛說觀藥王藥上二菩薩經, No. 1161, tr. 663c08 – 664b06.

[3] Sđd, tr. 661b17-27: “Khi Đức Phật tuyên nói như vậy, Dược Vương Bồ-tát thừa uy thần của Phật liền nói thần chú: A mukha maha-mukha, jvale maha-jvale, daksi mahadaksi, Janguli maha-janguli, umati maha-umati, daksi daksi maha daksi, dyote maha-dyoti, ayu ayu maha-ayu, rucaka maha-rucaka, dhasame maha-dhasame, tattvo tattvo mahatattvo, karunika dhasala svaha. A caksu, A caksu, matangi patamge cate, carudgate, budha-caye karunika, svaha. Khi Đại Bồ-tát Dược Vương nói thần chú xong, bạch Đức Phật rằng: - Bạch Đức Thế Tôn! Thần chú này, quá khứ 80 ức Đức Phật đã tuyên thuyết. Nay đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở hiện tại và một ngàn Đức Phật Hiền kiếp ở vị lai cũng nói thần chú đó. Sau khi Đức Phật diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nghe được thần chú này, tụng chú này, trì niệm chú này, thì nhanh chóng diệt sạch các nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng. Với thân hiện tại tu tập các tam muội, trong mỗi một niệm thấy sắc thân của Phật, cuối cùng không quên mất cái tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu các loài Dạ xoa, Phú-đơn-na, La-sát, Cưu-bàn-trà, Cát-già, Tỳ-xá-đồ, tất cả các loài quỷ dữ nuốt tinh khí con người đều không thể xâm hại. Khi lâm chung được mười phương chư Phật tới nghênh đón, tuỳ ý vãng sinh Tịnh độ ở phương khác.”

https://www.youtube.com/watch?v=QByDVb9Lqzc

[4] Sđd, tr. 661c01-20: “Bấy giờ Dược Thượng Bồ-tát cũng ở trước đức Phật tuyên đọc thần chú: Dana muc, bhuti bhuh, rupa-aksa rupa-aksa karunika, ripu ripu karunika, viti viti karunika, abhitista, atyanta atyanta, karunika sankara svaha. Dược Thượng Bồ tát tuyên nói thần chú xong, liền bạch Phật rằng: - Con nay ở trước Đức Như Lai tuyên nói Đà-la-ni tên là Hàng Phiền Não Hải Quán Đảnh. Chú Đà-la-ni này được ba đời chư Phật tuyên nói. Nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nghe được thần chú này, tụng thần chú này, trì niệm thần chú này, được mười công đức lợi ích. Thế nào là mười: 1. Do năng lực uy thần của thần chú này, tội sát sinh nhanh chóng được tiêu sạch; 2. Các tội phá huỷ cấm giới được trừ diệt tất cả; 3. Loài người và các loài phi nhân không được tuỳ tiện xâm hại; 4. Phàm chỗ tụng niệm, nhớ giữ chẳng quên giống như tôn giả A-nan; 5. Được Thích Phạm, chư thiên hộ thế tôn trọng; 6. Được quốc vương, đại thần kính trọng; 7. Chín mươi lăm loại tà luận sư không thể khuất phục; 8. Tâm du hành trong thiền định, không ưa lạc thú thế gian; 9. Được mười phương chư Phật và các Bồ-tát hộ niệm, các vị Thanh văn tới thăm hỏi, thọ nhận; 10. Lúc sắp lâm chung, diệt trừ sạch các nghiệp chướng, được mười phương chư Phật phóng hào quang sắc vàng tới nghênh đón, vì người ấy tuyên nói pháp vi diệu, được tuỳ ý vãng sinh về Phật quốc thanh tịnh.”

https://www.youtube.com/watch?v=BIrPEAiUbbA

[5] Đại Chánh Tân Tu, Tập 11, Kinh Đại Bảo Tích 大寶積經, No. 310, Pháp Hội Ưu-ba-ly, tr. 515c08-26, do Bồ-đề-lưu-chí (菩提流志, 562–727) dịch. Cần biết Pháp Hội Ưu-ba-ly này tương đương với Kinh Phật Thuyết Quyết Định Tỳ Ni 佛説決定毘尼經, No. 325, do Đôn Hoàng Tam tạng dịch. Đôn Hoàng Bồ-tát 敦煌菩薩 (Dharmaraksa), dịch âm: Đàm ma la sát (曇摩羅剎 / 曇摩羅察), cũng gọi Trúc Pháp Hộ (竺法護), Đôn Hoàng Tam tạng (敦煌三藏), Nguyệt Chi Bồ-tát (月支菩薩). Ngài gốc người nước Nguyệt Chi, nên mặc dầu tổ tiên nhiều đời sống ở Đôn Hoàng nhưng vẫn lấy họ Chi. Ngài xuất gia năm lên tám, thờ vị sa môn người Ấn độ là Trúc Cao Tòa (竺高座) làm thầy, nên đổi lấy họ Trúc, người đời gọi là Trúc Pháp Hộ. Ngài tính tình thuần hậu hiếu học, thông suốt sáu kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân thu. Hiện nay kinh Nhạc không còn, chỉ có năm kinh, nên thường gọi là Ngũ kinh của Nho giáo), am tường bách gia (100 nhà, gọi chung các nhà chuyên môn thời Xuân thu Chiến quốc nước Tàu). Vào thời Vũ đế nhà Tây Tấn, ngài theo thầy sang Ấn Độ, học tất cả 36 thứ ngôn ngữ các nước, đồng thời thỉnh một số lớn kinh tiếng Phạm mang về Trung Quốc và ngài phiên dịch luôn trên đường về, siêng năng không mệt mỏi. Cứ theo Xuất Tam Tạng Ký Tập, quyển 2, thì trong khoảng 40 năm từ 268-308, ngài lần lượt dịch các kinh như: Chính Pháp Hoa, Hiền Kiếp, Văn-thù-sư-lợi Tịnh Luật, Như lai Hưng Hiển, v.v... gồm hơn 150 bộ, hơn 300 quyển. Vào những năm cuối đời vua Vũ Đế, ngài ở ẩn trong núi sâu, không bao lâu, ngài lại làm chùa ngoài cửa Thanh Môn, thành Trường An. Sau ngài qua lại các nơi như Lạc Dương, Thương Viên, giảng thuyết kinh điển và hướng dẫn chúng Tăng tu học. Ngài thị tịch vào khoảng năm Kiến Hưng, không rõ tuổi thọ. [X. Lương cao tăng truyện Q.1; Khai nguyên thích giáo lục Q.2].

[6] Sđd, tr. 515c27 – 516b04: “Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật … quy mạng lễ.” Trong Phật Thuyết Tam Thập Ngũ Phật Danh Lễ Sám Văn 佛說三十五佛名禮懺文, No. 326 (Xuất từ Kinh Ưu-ba-ly Sơ Vấn), do Tam tạng sa-môn Bất Không (不空) dịch, có ghi: “Ngũ Thiên Trúc quốc tu hành Đại thừa nhân, thường ư lục thời lễ sám bất khuyết.  五天竺國修行大乘人, 常於六時禮懺不闕.” (Những người tu hành Đại thừa ở Năm nước Thiên Trúc thường lễ sám [35 Đức Phật này] trong sáu thời, không thiếu thời nào.)  



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 5372)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4950)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5092)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4445)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4119)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4703)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4166)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3611)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6890)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6967)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]