Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 1 - Câu 01 đến câu 19

19/08/202119:00(Xem: 3955)
Bài 1 - Câu 01 đến câu 19

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

His-Holiness-Dalai-Lama-111

Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

       Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề:

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

 

Bài 1

 

Câu 1 đến câu 19

***

 

1) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tình thương yêu

 

Câu 1

Người ta có thể không cần đến tôn giáo,

nhưng không thể thiếu tình thương và lòng từ bi.

 

Câu 2

 

Hãy tặng những người mà mình yêu quý đôi cánh để bay bổng,

cội rễ để trở về nguồn,

và lý trí để dừng lại.

 

Câu 3

 

Nuôi dưỡng các cảm tính thương yêu không những sẽ làm gia tăng sức mạnh cho cơ thể,

mà cả sự thăng bằng cho xúc cảm.

 

Câu 4

 

Chỉ có thể làm tắt được ngọn lửa của hận thù bằng tình thương yêu,

và nếu ngọn lửa không tắt thì đấy có nghĩa là tình thương yêu chưa đủ mạnh.

 

Câu 5

 

Bạn không nên quên là sự giao du tốt đẹp nhất

là sự giao trong đó tình thương yêu mà người này dành cho người kia

vượt cao hơn nhu cầu mà bạn chờ đợi nơi người kia.

 

Câu 6

 

Thật hết sức chủ yếu phải dành cho sự đổi thay một vị trí quan trọng

trong sự giao du với kẻ khác.

Đó là sự chuyển tiếp thay cho những khúc quanh cần thiết,

giúp cho tình thương đích thật trưởng thành và nẩy nở.

 

Câu 7

 

Nếu muốn giúp mình biết yêu thương một người nào đó,

thì điều hết sức quan trọng là phải biết tự đặt mình vào vị trí của kẻ ấy

để suy nghĩ về cách mà mình sẽ phải làm thay cho kẻ ấy.

 

Câu 8

Bạn sẽ có thể tạo cho mình một cung cách hành xử đúng đắn với các kẻ khác,

bằng sự khả ái, tình thương yêu và sự kính trọng,

dựa vào sự ý thức sâu xa về tính cách nhất thể giữa tất cả mọi con người.

.

 

Câu 9

 

Thiếu tình thương chúng ta không thể sống còn.

Con người là những chúng sinh sống tập thể.  

Cảm thấy mình được quan tâm bởi kẻ khác,

chính là căn bản của cuộc sống tập thể trong xã hội.

 

 (trích trong quyển Le Petit livre de la sagesse du Dalai -Lama / Quyển sách nhỏ về trí tuệ của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tr. 60, tác giả Bernard Baudouin, nxb Presses du Chatelet, 2002 sách gồm chung 365 câu trích dẫn).

 

Câu 10

 

Với các kinh nghiệm hạn hẹp của cá nhân tôi,

tôi khám phá ra một điều là sự trong sáng nội tâm ở cấp bậc cao nhất của nó,

phát sinh từ sự tỏa rộng của tình thương yêu và lòng từ bi.

Nếu càng quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác ,

thì các cảm tính an vui bên trong chính mình cũng sẽ càng trở nên sâu đậm hơn.

 

Câu 11

 

Chúng ta hãy suy nghĩ xem tình thương mến tự nhiên,

giữ một vai trò quan trọng đến mức độ nào

trong cuộc sống của chúng ta từ khi mới lọt lòng.

Thiếu tình thương đó chúng ta nào có còn sống đến ngày nay.

Hãy nhìn lại xem mình sẽ cảm thấy an vui đến mức độ nào,

khi được bao bọc bởi tình thương của những kẻ chung quanh.

và cả những lúc mà mình bộc lộ tình thương của mình đối với kẻ khác.

Ngược lại, mình sẽ cảm thấy đớn đau như thế nào

mỗi khi sự giận dữ và hận thù tràn ngập mình.

 

2) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tiền bạc

 

Câu 12

 

 Người ta không thể nào sống mà không có tiền,

thế nhưng không phải vì vậy mà đặt đồng tiền lên trên tất cả.

 

Câu 13

Quả khó cho tôi hiểu được con người.

Suốt đời tiêu hao sức khỏe để kiếm đồng tiền,

sau đó thì lại phải dùng đồng tiền để phục hồi sức khỏe.

 

Câu 14

 

Chúng ta cố tìm mọi cách mang lại cho mình an bình và hạnh phúc

bằng đồng tiền và quyền lực,

thế nhưng tất cả các thứ ấy chỉ là những gì thuộc bên ngoài chúng ta.

Trong khi đó sự an bình đích thật và sự trong sáng

chỉ có thể phát sinh từ bên trong chính mình.

 

(sự an bình và trong sáng trong nội tâm không thể mua được bằng đồng tiền)

 

Câu 15

 

Cuộc khủng hoảng [kinh tế] bất ngờ ngày nay

phải chăng là một bài học giúp chúng ta hiểu rằng nên bắt đầy suy nghĩ

về các giá trị khác hơn của con người,

không nên chỉ biết nhìn vào đồng tiền.

 

Câu 16

 

Khi bạn giúp đỡ một nguời nào đó,

thì không nên chỉ biết tìm cách giải quyết các vấn đề cấp bách của họ.

Chẳng hạn như đem tiền biếu họ,

mà còn phải tạo cho họ các phương tiện giúp họ giải quyết các khó khăn của họ.

 

Câu 17

 

Chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền,

cũng không cần phải đạt được thật nhiều thành công và danh vọng,

Chúng ta cũng không cần phải có một thân thể hoàn hảo

hay một người bạn đường lý tưởng.

Ngay trong lúc này chúng ta đã có sẵn một tâm thức,

và tâm thức tự một mình nó cũng đủ để thay thế cho tất cả những gì

mà chúng ta nghĩ rằng phải cần đến để mang lại cho mình hạnh phúc.

 

Câu 18

 

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất đối với người Tây phương

là họ phung phí sức khỏe để kiếm tiền,

và sau đó thì dùng đồng tiền kiếm được để phục hồi sức khỏe cho mình.

Cố gắng lo cho tương lai, họ quên mất là phải sống trong hiện tại,

Chính vì thế nên họ không sống trong hiện tại, và cũng chẳng sống trong tương lai.

Họ sống như không bao giờ phải chết,

và chết như chưa bao giờ được sống.

 

Câu 19

 

Người ta hoàn toàn sai lầm khi cho rằng hạnh phúc

là cách chiếm giữ những gì tốt đẹp nhất

bất chấp những sự thiệt thòi gây ra cho kẻ khác.

Thiếu lòng vị tha sẽ tạo ra mọi sự nghi kỵ và xáo trộn gia đình,

đưa đến tình trạng cô đơn.

Khi nào hiểu được sự bám víu và chiếm giữ của cải vật chất

sẽ làm gia tăng lòng ích kỷ của mình,

thì khi đó chúng ta tất sẽ phải hiểu rằng không nên hướng ra bên ngoài quá đáng.

 

(trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle / Tự thuật về cuộc đời tu tập của tôi, nxb Poche, 2010).

 

Bures-Sur-Yvette, 17.08.21

Hoang phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2014(Xem: 10340)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
06/10/2014(Xem: 9485)
“The History of Sampan” “Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980 …May thay một thời kỳ non trẻ đã trôi qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại…
29/09/2014(Xem: 7969)
Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.
26/09/2014(Xem: 12585)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền não là tâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận. Và cũng từ đó ánh sáng vô tận khởi hiện. Ánh sáng vô tận trong tâm ta không thể khởi hiện, vì tâm ta chứa đầy phiền não và phiền não đã tạo thành những chủng tử phân biệt và kỳ thị vận hành liên tục ở trong tâm ta, khiến cho mạch sống vô tận bị tắt nghẽn.
25/09/2014(Xem: 8951)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
25/09/2014(Xem: 13459)
Thỉnh thoảng tôi đi về quê, để được nằm một mình giữa bãi cát trắng xoá với trăng mênh mông và nghe sóng vỗ, để cảm nhận những gì sâu sắc từ cuộc sống cô tịch của con người. Trong khoảnh khắc ấy, tôi đã nghe từng con sóng từ biển cả thì thầm và ước mơ, rồi đua chen nhau chạy vào bờ để kiếm tìm vùng đất hứa
24/09/2014(Xem: 7732)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8909)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6951)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 8057)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]