Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Viên Giác (PDF)

18/08/202119:09(Xem: 9828)
Chùa Viên Giác (PDF)
Chua Vien Giac -HT Thich Nhu Dien-001Chua Vien Giac -HT Thich Nhu Dien-002


LỜI MỞ ĐẦU

    Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.

    Đầu năm 1994, tôi được điện thoại của Bộ Nội Vụ Liên Bang Đức mời xuống Bonn để thảo luận về một số dự án mà Bộ đã giúp chùa trong 15 năm qua cũng như những năm sắp tới. Ông Dr. Dammemann có nói với tôi rằng: Làm sao ông ta có thể biết được trọn vẹn sự sinh hoạt của chùa? Tôi trả lời rằng:
- Ông có thể đọc nơi tác phẩm của tôi, nhan đề là "CHÙA VIÊN GIÁC"; nhưng chắc chắn năm 1995 sách nầy mới được dịch ra tiếng Đức. Ông ta tỏ vẻ hài lòng; nhưng có lẽ sự chờ đợi hơi lâu. Lý do dễ hiểu là quyển sách nầy quá dày, ít nhất cũng trên 500 trang phần tiếng Việt, nếu in chung phần tiếng Đức vào đây e rằng sẽ lên đến 1.000 trang cũng không chừng, mỗi lần đọc khó khăn lắm. Do đó tôi đề nghị in riêng ra 2 thứ tiếng khác nhau. Ai muốn đọc tiếng Việt cũng được mà muốn tham cứu thêm tiếng Đức cũng được. Chỉ có thời gian hơi cách xa nhau thôi.

    Một tác phẩm được ra đời, nói lên hết tâm nguyện của người viết, về những gì đã xảy ra trong suốt thời gian 5 đến 10 năm kể từ khi vận động mua đất xây chùa cho đến nay, quả thật có quá nhiều điều để nói, để suy nghĩ, để luận bàn. Nhưng thời gian qua đi, những cái mới đến liên tiếp chập chùng, trong khi đó những cái cũ dễ chôn vùi vào dĩ vãng trong ký ức. Vì thế tìm lại dĩ vãng phải cần có thời gian và trí nhớ cũng như phải kiên trì với công việc nầy. Được nhân duyên lớn là mỗi năm An Cư Kiết Hạ 3 tháng, từ sau rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, mỗi buổi sáng tôi có ít nhất là 2 tiếng đồng hồ để viết sách sau thời công phu khuya và tọa thiền, khi tâm hồn mình thanh thản, yên tịnh. Nhờ thế mà mười mấy năm qua tôi đã viết được mười mấy tác phẩm. Nếu không có những mùa An Cư Kiết Hạ, chắc tôi cũng đã chẳng làm được một việc gì trong công việc nầy cả. Tác phẩm nầy đến với quý vị hoàn toàn
không có tính cách khoe khoan hoặc bênh vực cho lý lẽ của người có trách nhiệm với ngôi chùa nầy mà chỉ để ghi lại những gì đã xảy ra trong suốt thời gian năm tháng xây cất, nhằm để lại một sử liệu nho nhỏ cho đời. Nếu mai nầy, ai đó có tìm đến ngôi chùa xưa, dễ bề tra cứu. Nó chỉ đơn giản thế thôi. Trong sách chắc chắn có nhiều chỗ lặp lại. Vì cùng một công việc, một sự kiện mà được nhắc tới ở nhiều thời điểm khác nhau nên không tránh khỏi việc trùng hợp và đôi khi có thể trái ngược nhau là khác. Nếu nhìn ra được những điểm ấy, xin quý vị góp ý cho.

   Sách nầy tôi chia ra làm 3 phần. Phần I viết trong mùa An cư kiết hạ năm nay (1994). Phần II sưu tập lại tất cả những bài mà tôi đã viết và đăng rải rác trên tạp chí Viên Giác từ năm 1984 đến nay về việc xây chùa Viên Giác để quý vị độc giả có một cái nhìn thực tế những dữ kiện nhiều hơn. Phần III là những hình ảnh của ngôi chùa từ khi chỉ còn là một miếng đất trống cho đến ngày hôm nay khi Tân Viên Giác Tự đã hoàn thành. Công đức nầy có được, tôi xin cảm ơn tất cả quý Đạo Hữu, Phật Tử xa gần trong cũng như ngoài nước Đức, Phật Tử cũng như không Phật Tử; người Việt cũng như người Đức đã đóng góp công cũng như của để có được một ngôi chùa trị giá 9.000.000 Đức Mã tương đương với 5 triệu rưỡi Mỹ Kim, là một trong những chùa lớn nhất tại hải ngoại ngày nay, có một kiến trúc tân kỳ và có khả năng dung chứa nhiều ngàn người đã trở thành tài sản cũng như trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu mà chúng tôi đại diện cho Tăng cũng như tín đồ Việt Nam tại Đức hiến dâng trong Lễ Khánh Thành năm 1991 và Lễ Hoàn Nguyện năm 1993 vừa qua. Bởi vì cảm nhận được rằng tất cả những gì trên thế gian nầy đều không thể thoát ra ngoài 4 nguyên lý chính là vô thường, khổ, không và vô ngã theo giáo lý của nhà Phật, nên tôi đã làm một bổn phận, như bao bổn phận khác trong cuộc đời. Xin hiểu đơn giản thế thôi và phải nhìn cuộc đời bằng cặp mắt: như thị, như thị. Ai sanh ra trong cuộc đời nầy cũng đã chẳng mang theo được một vật gì, thì khi chết đi cũng chẳng đem theo được gì cả, mặc dầu trên suốt lộ trình sanh tử ấy chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu phước, đồng thời chúng ta cũng tạo không biết bao nhiêu tội, nên tài sản, của cải, danh vọng, địa vị cũng chỉ là ánh lửa, bóng trăng vậy thôi. Chỉ có nghiệp lực là quan trọng nhất, ta không muốn mang theo, nó cũng sẽ tận tụy suốt cả dòng thời gian phục vụ cho chính mình.

    Điểm then chốt là ở đó. Hiểu và phải thực hành chơn lý nầy, nên ngay cả bây giờ tôi cảm thấy tự tại ung dung trong cuộc sống hằng ngày. Sở dĩ tác phẩm nầy thành hình được là nhờ sự tài trợ tài chánh của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức, mỗi năm như thế, tôi vẫn nhận được ân huệ nầy. Công đức ấy không thể nào quên mà phải thành thật nói rằng: Nếu không có những sự tài trợ cần thiết đó, chắc chắn rằng những tác phẩm nầy không thể nào đến tay quý vị được. 

    Xin tạ ơn Tam Bảo đã cho tôi một sức khỏe liên tục, từ năm nầy qua tháng nọ và một ý chí kiên cường để vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại của cuộc đời. Lạy Phật cho con được tròn ước nguyện là sống phải làm xong bổn phận, sau nầy có ra đi chẳng ân hận một điều gì. Xin cảm ơn tất cả  những người thân kẻ sơ bên mình, người cận sự cũng như kẻ viễn phương, dầu dưới hình thức nào, tôi cũng đã mang ơn của quý vị để hiện hữu trên cuộc đời nầy. Ơn nghĩa ấy quyết chẳng bao giờ quên.

    Hai đấng sinh thành đã mang tôi vào đời, nuôi tôi khôn lớn, biết chọn lẽ phải đường ngay để bước vào con đường đạo. Công ơn cao như núi, rộng như biển ấy, chắc chắn muôn đời khó đền đáp được. Với những dòng chữ nầy, xin cảm ơn tất cả quý Thầy, quý Cô ở Đạo cũng như Đời đã giúp cho tôi biết được chữ viết, biết quan niệm sống trong cuộc đời, biết mình, biết người... đó là những chất liệu dưỡng sinh về tinh thần mà suốt cuộc hành trình trên đường sinh tử tôi vẫn cần đến.

   Xin cảm ơn tất cả những ai đã lưu tâm đến tác phẩm nầy và mong rằng sau khi đọc xong, xin quý vị cho biết một vài cảm tưởng hay ý kiến xây
dựng thiết thực, quả cũng rất cần cho tác giả. Xin cảm ơn những vị đã tận tụy với tôi trong các khâu đánh máy, xem bài, làm phim, làm bảng kẽm, in, ấn, sắp thành sách v.v... để có được quyển sách trong nhà như thế nầy.

    Lời cuối xin hướng về Tam Bảo, nếu quyển sách nầy có được phần lợi lạc nào ở phương diện tinh thần, xin hồi hướng lên Tam Bảo chứng minh và gia hộ cho mọi việc được thành tựu viên mãn. 

Đức Quốc, Viên Giác Tự
Mùa An Cư năm Giáp Tuất
Hannover, ngày15 tháng 7 năm 1994 Tác giả cẩn chí

Thích Như Điển

pdf-icon



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 8665)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8804)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15511)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7462)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15961)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11330)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9309)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7581)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12125)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11825)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]