Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Sách: Tuệ Sỹ-Vị Thầy Của Bốn Chúng

08/08/202119:36(Xem: 3449)
Điểm Sách: Tuệ Sỹ-Vị Thầy Của Bốn Chúng

Điểm Sách:Tuệ Sỹ-Vị Thầy Của Bốn Chúng

Thích Như Điển

 TueSyViThayCuaBonChung

Thông thường hằng ngày tôi có nhiều việc để hanh trì, và ngoài việc tu học tại Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc ra, tôi hay viết sách, dịch Kinh và có thêm mấy việc khác nữa cũng tương đối quan trọng. Đó là điểm sách hay viết lời giới thiệu sách cho một tác giả nào đó sắp có sách xuất bản. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy. Bởi lẽ người ta tin tưởng mình, họ mới giao cho mình đứa con tinh thần của họ để mình đọc và cho ý kiến, cũng như giới thiệu đến với quý độc giả khắp nơi. Bởi vì để tiếp cận một tác phẩm thì phải có thời gian và phải chắc rằng có ý đọc quyển đó mới mua về, nhưng đôi khi vì bận bịu nên để quên trên kệ sách, có khi 5 hay 10 năm sau mới đọc. Nếu bây giờ có người nào đó đọc xong một tác phẩm và tóm tắt ngắn gọn nội dung để mình đọc thì còn gì quý hơn bằng. Dĩ nhiên những nhận định trong việc điểm sách là cái nhìn cá nhân của người đó, chứ chưa hẳn đã là quan điểm của người đọc. Tuy nhiên có kẻ sắm thuyền thì mình cứ leo lên và trước sau gì gió đưa cũng sẽ đến bến. Việc viết lời tựa hay lời giới thiệu cho một tác phẩm mới không khó, nhưng phải có thời gian để đọc qua tác phẩm đó, sau đó mới hạ bút viết lời giới thiệu. Với tôi thì việc nầy thích hợp. Lý do đơn giản là khi đọc nội dung một tác phẩm, mình sẽ hiểu được ý chính của tác giả muốn nói đến mục đích gì. Từ đó mình không cần phải viết lại một tác phẩm như thế nữa. Nghĩa là đã có người viết rồi. Bây giờ mình chỉ có trách nhiệm vun xới vườn hoa tâm linh ấy tươi tốt qua việc viết lời giới thiệu mà thôi.

 

Quý Vị biết rằng Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có đến 250.000 trang, đọc suốt đời cũng không hết nổi, nhưng tôi đã làm quen với việc đọc Đại Tạng từ lâu rồi; nên có ai đó nhờ tôi đọc sách 100 trang hay 500 trang để viết lời giới thiệu, thì với tôi không có vấn đề. Hôm nay tôi muốn giới thiệu với quý độc giả tác phẩm Tuệ Sỹ-Vị Thầy của bốn chúng” do Tác giả Tiến Sĩ Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ ở Hoa Kỳ viết và dịch ra tiếng Anh, để dâng lên Thầy Tuệ Sỹ và gửi lại cho những thế hệ sau. Những người lớn tuổi cũng như thanh thiếu niên sinh ra tại Hải ngoại không rành Việt ngữ, thì tác phẩm nầy sẽ đáp ứng được điều đó. Sách dày 170 trang kể cả hình bìa. Do Liên Phật Hội ở Hoa Kỳ in ấn, xuất bản lần đầu năm 2017 và năm 2019 được Hương Tích Phật Việt cùng với Lotus Media xuất bản. Năm 2020 Cội Nguồn Tổ Việt Foundation tái bản tại Hoa Kỳ. Bìa và trình bày do Uyên Nguyên và Thiên Nhạn đảm trách. Tranh do Đinh Trường Chinh cung cấp.

 

Viết về Thầy Tuệ Sỹ thì đã có nhiều người làm rồi. Thiết tưởng ở đây tôi không cần ca ngợi Ngài nhiều hơn nữa. Việc ấy cũng dư thừa. Cứ nhìn vào tựa đề quyển sách là chúng ta thấy được tất cả tâm tư, tình cảm, sự quý mến của Tác giả đối với Ngài Tuệ Sỹ qua những bài của chính Thầy Tuệ Sỹ viết hay những lời thơ do Tâm Thường Định tỏ bày qua bút pháp của chính Tác giả. Đặc biệt là sau mỗi bài viết bằng chữ Việt liền ngay sau đó có bài dịch của chính Tác giả ra tiếng Anh. Xem như đây là tác phẩm song ngữ dành cho nhiều thế hệ trong cộng đồng của chúng ta. Nét đặc biệt của Tác giả là tuy sinh trước tháng 4 năm 1975 không bao lâu và năm 1991 đã sang xứ Hoa Kỳ rồi, thế mà tiếng Việt của Anh viết quá trôi chảy. Tôi không biết là Tác giả đã học tiếng Việt ở đâu, hoặc tự học? Đây là một tấm gương đáng mừng để cho các thế hệ trẻ về sau nầy nên noi theo.  Xa quê hương từ dạo 15,16 tuổi chắc chắn rằng chưa xong bậc Trung Học, khi đến Mỹ, Anh đã học xong Tú Tài, Cử nhân, Cao học và Tiến Sĩ. Do vậy tiếng Anh đối với Tác giả cũng giống như tiếng Mẹ đẻ rồi. Đồng thời Anh cũng là một Huynh trưởng của Gia Đình Phật Tử Việt Nam vùng Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, Hoa Kỳ và Anh cũng đã hướng dẫn con cái theo bước chân của Anh, cho chúng đi sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử. Việc nầy cần cổ động cho các gia đình có tu học Phật, nên cố gắng hướng dẫn con em mình được như vậy, thì rất tốt cho tương lai của thế hệ kế thừa.

 ThienLyDocHanh-TueSy-BiaTruoc

Trong tập sách nầy có bài Thiên Lý Độc Hành” ở trang 47 bằng tiếng Việt và được Tác giả dịch sang tiếng Anh ở trang 51. Bài nầy có tất cả 13 đoạn do Thầy Tuệ Sỹ sáng tác và đã được Tác giả cho dịch sang tiếng Anh, kèm theo những bài của tác giả khác cũng đã dịch những vần thơ nầy ra tiếng Anh nữa. Qua đó tôi nhận thấy có lẽ khó nhất là từ mắt biếc” không phải đơn giản để dịch được từ nầy, nếu không thâm hiểu ý của tác giả bài thơ. Tôi có duyên may là Thầy Thanh An đang làm luận án Tiến Sĩ tại Tích Lan, có gửi cho một tập Thiên Lý Độc Hành” bằng 6 ngôn ngữ như: tiếng Việt dịch sang chữ Hán, chữ Nôm, chữ Nhật do Bùi Chí Trung dịch; tiếng Anh do Nguyễn Phước Nguyên dịch; tiếng Pháp do Dominique de Miscault dịch và có lẽ người nầy dịch từ bản tiếng Anh ra. Tác phẩm nầy có 140 trang kể cả hình ảnh và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ, hình ảnh của Thầy Hạnh Viên đóng góp, cùng những tranh phụ bản do Đào Nguyên Dạ Thảo cung cấp. Sách nầy được in năm 2020 và đặc biệt trong quyển Thiên Lý Độc Hành” nầy có tiểu sử của Thầy Tuệ Sỹ, tôi xin chép ra đây để quý độc giả được lãm tường.

 

Hòa Thượng “Tuệ Sỹ sinh năm 1934 tại Pakse, Lào. Xuất gia học pháp dòng Lâm Tế từ năm 1953. Năm 1960 Ngài về Việt Nam lang thang và tạm trú trong nhiều chùa tại các tỉnh miền Nam. Từ năm 1966, viết văn làm thơ đăng báo và phụ trách biên tập một vài tạp chí văn triết học thời đó. Từ năm 1969, dạy Triết học Phật Giáo ở Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Năm 1973, về Nha Trang tham gia thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức. Năm 1977, trở lại Sài Gòn. Năm 1978, bị bắt giam 2 năm. Năm 1984, bị bắt giam lại, 1988 bị tuyên án tử hình, một tháng sau giảm xuống 20 năm, đến năm 1998 được trả tự do. Hiện tại dành nhiều thì giờ biên dịch và sáng tác; sống ở một am nhỏ trên cao nguyên Lâm Đồng, Việt Nam”.

 

Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v… không phải ai cũng có thể làm được điều nầy. Do vậy Tác giả Tâm Thường Định cung kính dâng tác phẩm “Tuệ Sỹ-Vị Thầy của bốn chúng” lên Ngài, để tri ân nhân ngày sinh nhật của Ngài là điều đáng thể hiện vậy.

 

Xin Quý vị bỏ ra một ít thời gian để đọc tác phẩm nầy, để thấy một người Phật tử trung niên như Tâm Thường Định, đã mang được Thiền Chánh Niệm vào học đường của Hoa Kỳ và đem tinh thần của Gia Đình Phật Tử, đến với thế hệ trẻ trong tương lai được sinh ra và lớn lên tại ngoại quốc. Chỉ ngần ấy việc thôi cũng đủ để tán dương Tác giả của tác phẩm nầy rồi.

 

Viết xong vào lúc 11 giờ trưa ngày 6 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Tân Sửu.
ThienLyDocHanh-TueSy-BiaSau



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 6043)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 4709)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 8115)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 5838)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 6613)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 5580)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 7817)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 5935)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 4112)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 4939)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567