Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Tương Đối Của Sắc Không

07/07/202120:06(Xem: 4674)
Quán Tương Đối Của Sắc Không

Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-000

QUÁN TƯƠNG ĐỐI CỦA SẮC KHÔNG
 
Tác giả: Cư Sĩ LÝ NHẤT QUANG
Dịch giả: THÍCH THẮNG HOAN

(Trích trong Phật Pháp Dũ Khoa Học Đích Tỷ Giảo Xiển Thích)   
      Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải. Một Có một Không chẳng phải là đều biến thành cực đoan sao? Chẳng phải là một thứ tương đối sao? Cũng từ vấn đề này lại còn thêm nghi vấn nữa, Có tức là Không, Không tức là Có, dường như trình bày chỗ kiến giải không thông. Hơn nữa nguyên nhân trên đối với cái “Có” cũng chưa làm sáng tỏ chỗ nhận thức đúng. Nhưng cái “Có” đây chắc chắn có phải chân thật không? Nếu bảo là chân thật thế thì cái “Có” đó nhất định hôm qua đã có, hôm nay đang có và ngày mai cũng có; trước một giây đồng hồ đã có, ngay trong một giây đồng hồ đang có và sau một giây đồng hồ cũng có; ý nói cái Có như thế là có chân thật, trong Phật Pháp gọi là “Thường”, là vĩnh viễn không biến đổi. Nhưng cái Sắc mà Phật Pháp nói đến chính là cái Có của giả có, là cái “Có giả danh” của nhân duyên hòa hợp, là không có tự tánh. Tuy nói “Có” mà thật ra không phải thường có, là “cái Có của cái không”, là tánh không duyên khởi không ngăn ngại; nó hiển bày được cảnh giới “chân không diệu hữu” của “chân tướng vạn hữu”. Cái Có đây cũng là nói ngày hôm qua thì có mà ngày hôm nay thì không, ngày hôm nay thì có mà ngày mai thì không. Cho nên trong Phật Pháp nói: ý nghĩa của Sắc chính là chất ngại biến hoại. Nó biến hoại như nước trái cây, ngày hôm qua thì ngon có thể dùng được, ngày hôm nay lại biến thành rửa nát không thể dùng được. Chất ngại chính là có hình chất làm chướng ngại lẫn nhau, nói theo hiện đại: Phàm vật chất đều chiếm một khoảng không gian; vật này chiếm cứ liền chướng ngại vật khác. Nhưng nó không phải chướng ngại lâu dài và cũng luôn luôn bị biến đổi. Chất ngại vì biến hoại mà không phải tồn tại vĩnh viễn cho nên gọi là Bất Thường. Còn nói về nghĩa thật của chữ Không, chữ “Không” không phải là cái không trống rỗng như tẩy sạch, cái không như thế là cái không đoạn diệt, là cái không của ngoan không. Thế thì cái Không xét đến cùng như thế nào? Cái Không ở đây trình bày là chỉ cho cái không của không tự tánh: như hiện tượng dòng xoáy trong nước đang chảy, dòng xoáy là do nước lưu động xoay tròn phát khởi, nhưng ai có thể tìm ra được bản thể của dòng xoáy? Đây cũng chính là nói phân tử nước của dòng xoáy trước một giây đồng hồ cùng với phân tử nước sau một giây đồng hồ, sớm đã biết nước không có nguồn gốc mà lại đi tìm chủ thể của dòng xoáy để làm đại biểu thì cũng không thể được, nguyên vì nước của dòng xoáy là nơi lưu chuyển không gián đoạn; cho đến phân tử của nước đây cũng biến đổi không gián đoạn, như thế cái gì là tự tánh của dòng xoáy? Vì lẽ đó cho nên  gọi là Không.

      Sắc đã là không phải thường còn và nó cũng luôn luôn bị biến đổi. Còn vấn đề Không thì bản chất của nó ở vị trí cải biến không ngừng cho nên cũng không thể tìm được tự tánh. Từ đó quán thấy, Sắc thì vô thường và Không thì bất đoạn, đã vô thường và cũng bất đoạn, đã khác nhau mà lại cũng giống nhau, cho nên gọi “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.”

      Để đạo lý Sắc Không trở nên sự thật cụ thể, tôi xin phân tích vấn đề này lại một lần nữa. Những Sắc có thể thấy được để nói gọi là Hữu Biễu Sắc, còn những Sắc không thể thấy được gọi là Vô Biểu Sắc. Hữu Biểu Sắc được phân làm ba loại:

1.    Hiển Sắc là những sắc tướng hiện bày rất phân minh như: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng.
2.     Hình Sắc là những hình tướng có thế thấy được như: dài, ngắn, vuông, tròn.
3.    Biểu Sắc là những hình tướng của động tác có thể thấy được như: nắm lên, bỏ xuống, co lại, duỗi ra, đi, đứng, nằm, ngồi..v..v.....

      Còn những loại Sắc nào đều thuộc về không mà không thể thấy được?
Thật ra những thứ Sắc trên sở dĩ gọi Không là chỉ cho những pháp, những đồ vật không thể chất đều do nhân duyên hòa hợp sanh ra. Những pháp đó sao bảo rằng không thể thấy được? Nay đem vấn đề Không đây giải thích như sau:

      1)- Hiển Sắc là màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng..v..v.... hiện bày rất rõ ràng mà chúng nó người thường ai cũng dễ thấy. Màu xanh thì làm sao vàng được, điều đó có thể phân biệt rành mạch dễ dàng, không có vấn đề. Nhưng nếu đem bốn màu sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng) sơn lên trên một cái mâm tròn của trục máy (như đồ hình (1) biểu thị), cái mâm của trục máy chuyển động, bốn màu sắc tức thì không còn hiện ra riêng biệt nữa! Chỉ còn lại toàn màu trắng hiện bày đấy thôi. Lúc bấy giờ bốn màu sắc không hiện ra gọi là Không, nhưng chúng nó hoàn toàn không phải là không. Duyên cớ là do sự chuyển động của trục máy (tức là ám chỉ các pháp do nhân duyên sanh) khiến cho bốn màu sắc không còn hiện bày. Ngay lúc đó trục máy đình chỉ chuyển động thì bốn màu sắc tức khắc hiện bày trở lại. Hiển Sắc của một hiện bày một ẩn mất đây bao gồm cái Có không phải vốn có, cũng như cái Không không phải không có, cho nên gọi “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.”        

  Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-0001Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-001                                         
  

       2)- Nơi trên hình sắc nhìn xem, chúng ta luôn luôn phân biệt được các thứ sai biệt trong vòng tròn đó nào là đây dài kia ngắn. Tướng mạo cũng không nhất định vừa là dài, ngắn, vuông, tròn và cũng không thật thể có thể đạt được. Thử xem trong đồ hình (2) phân A và B thành hai đoạn dài giống nhau, nếu như tháo chúng nó ra và ráp chúng nó vào trên hai vị trí A và B giống như trong đồ hình (3), thì A và B trở thành đồ hình (4), lúc đó so sánh A dài hơn B và B ngắn hơn A; sự sai biệt dài ngắn do nhân duyên của đồ hình (3) sanh khởi.

(Đồ hình 2)Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-002 (Đồ hình 3)
Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-003

(Đồ hình 4)
Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-004
      Căn cứ trên cho chúng ta biết tướng dài ngắn không thể đạt được, nên gọi là Không. Một vuông của Giáp thì giống nhau và một tròn của Ất thì giống nhau như trong đồ hình (5), khi di chuyển chúng đến Giáp và Ất như trong đồ hình (6) thì không còn tướng vuông và tròn nữa như trong đồ hình (7) biểu thị.
(Đồ hình 5)Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-005 (Đồ hình (6)
Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-007 Đồ hình (7)


      Lúc bấy giờ tướng vuông và tròn bị biến đổi là do nhân duyên của Giáp và Ất nơi đồ hình (6) sanh khởi. Điều đó chứng minh tướng vuông và tròn cũng không thể đạt được. Nhân đây cho thấy hình sắc lại cũng là Không Tướng. Những biểu thị trên đưa đến xác định “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.

      3)- Biểu Sắc chính là một thứ động tác biểu hiện như nắm lên, bỏ xuống, co lại, duỗi ra và điều tiết tình cảm biểu hiện của Sắc như mừng, giận, buồn, vui..v..v.... Những hiện tượng đó đều là một thứ vận động biểu hiện hình hình sắc sắc ra ngoài rõ ràng. Một khi vận động phát khởi lời nói liền nhớ lại vận động thì thuộc về tương đối, cho nên Ái Nhân Tư Thản nói rằng: “Tất cả vận động đều là tương đối”. Nơi Kinh Phật cũng nói rằng: “Danh tướng..v..v.... của tánh Y Tha Khởi đều do nhân duyên hòa hợp mà có”, đây là chỉ cho vạn vật đều nương nơi sự quan hệ (điều kiện) của tương đối mà tồn tại. Sự so sánh dễ dàng làm cho người lý giải được sự thật, thí dụ như: hai hỏa xa Giáp và Ất chạy cùng hướng và trong cùng tốc độ, hành khách xe Giáp thấy xe Ất thì đứng yên; còn những người đứng bên đường sắt thấy hai chiếc xe chạy qua như bay. Lý do nhân duyên (điều kiện) không giống nhau liền sanh ra cảnh tượng (Biểu Sắc) động và tịnh không giống nhau. Vì thế xe Giáp bảo xe Ất là tịnh (đứng yên), trái lại người đứng bên đường bảo xe Ất là động (chuyển động). Kết quả, xe Ất tịnh tức là động và động tức là tịnh, đó cũng là pháp không nhất định có thể đạt được. Để xác định những Biểu Sác thuộc chuyển động thì cũng không tìm được chủ thể của chúng cho nên gọi là Không.

     Nhờ ba thứ Hiển Sắc, Hình Sắc, Biểu Sắc, chúng ta mới thấy được Sắc Pháp tương đối; còn vấn đề Vô Biểu Sắc tuyệt đối thì như thế nào? Hôm nay chúng ta đề cập đến Vô Biểu Sắc. Vô Biểu Sắc là những cường lực mạnh hay yếu nổi lên trong tâm của chúng ta và trong đó cũng có năng lực của tâm chí, những thứ đó đều là Pháp Không khiến cho mỗi người có khả năng trực tiếp hiểu biết riêng biệt, chúng nó đều là thuộc về Tâm Pháp cả. Những Tâm Pháp đây cho rằng có thể tìm được điều đó có thật không?! Nhưng thực tế thì không phải vậy; tâm và cảnh sở dĩ không giống nhau cũng là do nơi nhân duyên mà sanh khởi. Như tâm và cảnh của người thường xuất hiện: có khi vui thích và cũng có lúc buồn rầu; có lúc giận tức và cũng có khi hòa ái; có khi có sức sống tràn trề và cũng có lúc nản lòng nhụt chí; có lúc hớn hở vui tươi và cũng có khi bơ phờ tiu nghỉu. Những tình trạng tương đối trên, chỗ này phát khởi thì chỗ kia lặn xuống, trước sanh ra thì sau diệt mất, ai là chủ thể đại biểu cho tâm và cảnh của chúng ta? Thật tế không có một pháp nào nắm bắt được. Rõ ràng hơn, một người đang ở thời kỳ phấn khởi, bổng nhiên một sự kiện nghiêm trọng ngoài ý muốn lại xuất hiện, tinh thần phấn khởi trong phút giây tiêu mất, buồn lo lại tràn đầy cả thân tâm, khiến con người rơi sâu vào trong biển khổ. Giả sử vấn đề nghiêm trọng đó một khi giải quyết xong thì tâm cảnh liền có thể hoan hỷ và chấn hưng trở lại. Những hiện tượng này tâm tình không thể trắc nghiệm được, bổng nhiên bên này bổng nhiên bên kia, khi thì lạnh khi thì nóng, cái nào là bản lai diện mục của chúng ta, hơn nữa những yếu tố biểu lộ trên đây, loại nào là đại biểu của chân tâm? Nên biết rằng bổng nhiên buồn bổng nhiên vui, bổng nhiên khóc bổng nhiên cười đều là do cảnh vật (nhân duyên) ở ngoại giới kích thích sanh khởi; do đó vọng tâm nhất định không thể đạt được vì nó không thật thể cho nên gọi là Không.

      Từ nơi bàn luận các thứ về Không mà lại thuyết minh vấn đề Có, nói chung chúng ta nhận thấy chưa có thể giải bày một lớp sâu nữa để giúp người dễ hiểu rõ hơn; tại sao thế? Nguyên vì những điều chúng ta nói đến đều là tướng thô (chỉ hiển bày rõ những sự thật về thí dụ), khiến người ngộ nhận cho hiểu như thế là đương nhiên, đạo lý Không tựa hồ như chưa có thể phát huy đầy đủ. Đạo lý Không đây trước hết là do thí nghiệm mà phát khởi:

Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-009Quan-Tuong-Doi-Cua-Sac-Khong-008
       Dùng tấm giấy cứng làm thành hai đồ hình (8) Giáp và Ất, cắt bỏ đi bộ phận trắng, hai miếng hiệp lại nhau, cho vào trên một cái trục. Miếng Giáp trên khiến cho chuyển động chậm chậm, và miếng Ất dưới để cố định bất động; lúc đó một đóa hoa xuất hiện là do chỗ trung tâm hướng ngoại triển khai không ngừng, thật là đẹp quá. Nhưng cái trục một khi đình chỉ, đóa hoa này lập tức diệt mất. Đóa hoa giả là như thế, quay nhìn lại xem xét đóa hoa thật cuối cùng thì như thế nào? Đóa hoa thật không phải là không như thế. Nguyên vì đóa hoa giả là do chấn động (chuyển động dựa vào cái trục) mà hiện ra, cho đến đóa hoa thật  cũng có thể căn cứ nơi số chấn động mà thuyết minh: Trước hết bản thân của đóa hoa thật có điện tử chuyển động xoay quanh, có một thứ số chấn động điện tử hòa hợp thành số chấn động của nguyên tử và lại tái hợp lần nữa thành số chấn động của phân tử; lại thêm hoàn cảnh và không khí chấn động trên chu vi của đóa hoa, cộng thêm sự chấn động phát xạ của ánh sáng mặt trời, cho đến số chấn động của chuyển biến riêng và chuyển biến chung nơi quả địa cầu, tất cả hòa hợp lại thành một thứ tổng số chung của chấn động. Ngay khi chúng ta xem thấy đóa hoa này, lúc đó các thứ tế bào trong con mắt thịt của chúng ta lập tức phát khởi số chấn động giống nhau và tâm thức sát na khêu động lại phối hợp với toàn thể số chất động của đóa hoa ngoại giới phát khởi tác dụng điều hòa, nhờ đó mới có thể xuất hiện được đóa hoa thật mỹ lệ. Tâm thức nếu như khêu động năng lực số chấn động điều hòa có chỗ sai lệch thì khiến cho đóa hoa hiển hiện cũng theo đó mà sai lệch!  (Như người uống rượu say thấy đất chuyển động). Đồng thời các thứ số biến động của đóa hoa, trước một giây nhè nhẹ, sau một giây nhè nhẹ, tất cả cũng đều ở nơi biến động; không riêng số trực tiếp biến động, mà còn tiến hành phương hướng cũng tùy thời biến động. Những thứ sát na biến động này lại khiến cho đóa hoa hiển hiện cũng tùy thời cải biến theo. Nguyên vì nhãn cầu của chúng ta không đủ nhanh nhẹn cho nên năng lực quan sát không đủ thấy; thực tại chính đóa hoa này sớm đã hoàn toàn không phải là đóa hoa lúc đầu! Đóa hoa thật rốt cuộc ở đâu? Và đóa hoa giả sao có phân biệt? Đây không phải Không là cái gì? Thay vào cái Không tuyệt đối này, tuy gọi là “Không” mà không phải thường không, chính là Tánh Không của “cái Không tức Có” duyên khởi không ngăn ngại, liền thiết lập nên cảnh giới Không của “Chân Không Diệu Hữu” để hiển bày lập trường “Không” nơi “Thật Tướng Chư Pháp”. 

      Nhờ thí dụ thực tế về đóa Không Hoa này, chúng ta biết kết quả của tâm thức do nơi sát na khêu động mà phát khởi. Đóa hoa là như thế, sự thấy nghe hằng ngày của người khác không phải là không có thứ đạo lý này sao? Nguyên vì số chấn khêu động của tâm thức nếu như do sự cải biến thì chỗ thấy chỗ nghe cũng phát khởi biến hóa theo. Cho nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ nói rằng: “Phướng động khi có gió thổi. Một vị Tăng nói rằng gió động, một vị Tăng khác nói rằng phướng động, hai vị tranh luận không thôi. Ngài Huệ Năng bước tới nói rằng: không phải gió động và cũng không phải phướng động, chính tâm của Nhơn Giả bị động”. Từ đó có thể thấy sự động tịnh của tâm lại hiển hiện xung quanh của vạn pháp, thế nên bảo rằng: tâm tịnh thì quốc độ tịnh, thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng tức là hiển hiện của tâm chúng ta.

(Trích trong Nguyệt San Bồ Đề Thọ, kỳ thứ 196 năm Dân Quốc 58)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2021(Xem: 6017)
LUẬN ĐIỂN CỦA ATISHA súc tích nhưng bao hàm rộng rãi đem những vấn đề cốt yếu đến với nhau của những giáo huấn của ba lần Chuyển Pháp Luân, như đưa ra một cách tóm tắt trong chương hai. Nó được sáng tác ở Tây Tạng bởi một đạo sư Ấn Độ là Atisha Dipamkara theo lời thỉnh cầu của Jhangchup Wö, sau đó là người cai trị miền tây Tây Tạng. Jhangchup Wö đặc biệt thỉnh cầu một giáo huấn thật sự nổi tiếng vì sự thậm thâm của nó cũng như trong sáng của nó, vì thế nó có thể làm lợi lạc cho dân tộc Tây Tạng nói chung. Atisha súc động sâu xa và hoan hỉ vì sự chân thành thỉnh cầu của Jhangchup Wö, và đáp ứng lời thỉnh cầu ấy ngài đã sáng tác ra luận điển súc tích này.
10/09/2021(Xem: 7754)
Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus... Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi. Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này. Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì dấu giếm được dưới ánh mặt trời.
08/09/2021(Xem: 6449)
Hành trình 10 năm ăn thuần chay của giáo viên trường tiểu học Luo Yuliang (小學羅裕良), nhằm mong muốn việc sinh nở của vợ được suôn sẻ. Thường nhật tại tư gia, đến bữa ăn vợ chồng thầy giáo luôn "Bên mâm cơm chay" (鍋邊素), cho đến khi cơ hội cho ba đứa trẻ cắp sách đến trường, chúng cũng được cung cấp các bữa ăn chay. Sau đó, đã mở ra một phong trào mới cho gia đình 5 nhân khẩu đều ăn hoàn toàn thuần chay.
06/09/2021(Xem: 5548)
Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ 1Hình 1: Cư sĩ Phật tử Mazie Keiko Hirono thời còn là cô bé với mẹ, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, vào khoảng năm 1949. Ảnh: Mazie Hirono Đây là tự truyện do Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ kể rằng: "Được đặc ân và trách nhiệm khi tôi phục vụ người dân Hawaii tại Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người nhập cư và trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chưa từng bao giờ cảm nghĩ, đối với con đường quan lộ đến Thượng viện Hoa Kỳ. Đồng thời, những kinh nghiệm của tôi cho thấy những cơ hội có sẵn đáng kinh ngạc ở Mỹ, và thúc đẩy tôi mong muốn được đền đáp.
04/09/2021(Xem: 24613)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 4770)
Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm. Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.
02/09/2021(Xem: 5026)
Chánh là ngay thẳng. Tư (思) và Duy (惟) đều thuộc bộ tâm. Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh Tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người có chánh tư duy dễ dàng thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng của mình. Hành trì chánh tư duy luôn đem lại chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động
02/09/2021(Xem: 5309)
Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xẩy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.
02/09/2021(Xem: 5340)
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
01/09/2021(Xem: 5763)
Điểm sách: TÂM BẤT SANH Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]