Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Dung và Trung Đạo

28/06/202107:52(Xem: 4179)
Trung Dung và Trung Đạo

Phat thuyet phap-1


TRUNG DUNG VÀ TRUNG ĐẠO



Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.”

“Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử.

Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.

Trong cuộc sống thực dụng ngày nay đẩy xã hội đến tình trạng phân cực giữa giàu và nghèo, giữa thặng dư và thiếu hụt trên toàn cầu trong các quốc gia. Ví dụ châu Phi và các châu lục phồn thịnh. Tiêu thụ quá đáng nguồn lợi thiên nhiên đưa đến suy thoái tài nguyên tinh cầu…Một cựu Linh mục người Brazil là Leonardo Boff đã nhận thức được cuộc khủng hoảng thái quá và bất cập hiện nay sẽ đưa đến khủng hoảng toàn cầu nên đã kêu gọi trở lại học thuyết “Trung dung” của Tử Tư.

Tóm lại “Trung dung” là dung hòa giữa hai thái cực, từ nhân cách đến thái độ sống đem đến đức nhân quân tử.
Với đạo Phật, “Trung đạo” lần đầu khi nhận thấy cơ thể suy nhược theo cách sống khổ hạnh của những thầy mà Thái tử Tất Đạt Đa cầu pháp.Xét thấy như thế không thể có cơ thể khỏe mạnh để tiến tu, ngài bỏ khổ hạnh để theo cuộc sống bình thường. Không hưởng thụ dục lạc, không khổ hạnh thái quá, ví như dây đàn không căng quá cũng không dùn quá. Tinh thần Trung đạo sơ khởi gần với tinh thần “Trung dung” của Tư Tư.
Đến thời ngài Long Thọ ( vào thế kỷ trước hoặc sau công nguyên) ngài cùng ngài Vô Trước được xem như cha đẻ truyền thống Đại thừa. Riêng Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi. Tánh Không của ngài Long Thọ là tinh túy của “Trung đạo” siêu việt, không còn mang dư hương của “Trung dung”. Học thuyết Trung quán không có một đối cực trong mọi phân cực. Trung đạo vượt ra khỏi có và không của thế giới hiện tướng. Thuyết đương thời chủ trương “tịch diệt” và “vĩnh cửu”đều bị học thuyết “Trung quán” phủ bác. Tinh thần Bát Nhã Ba La Mật được Long Thọ khai mở bằng tinh thần “bát bất”:

Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất

Phỏng dịch:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng còn cũng chẳng mất
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt
Chẳng đến cũng chẳng đi.

Với luận cứ như thế, đã giải tỏa được thế lúng túng hiện tướng vật thể, nhân loại giữa có và không; nghĩa là bảo tất cả đều không, do nhân duyên tá hợp mà có; cũng có học thuyết bảo vạn vật có tùy từng giai đoạn mà hiện thể như không khí (H2O) có lúc biến thành mây, rồi thành nước, nước bốc hơi thành mây…đó là giữa những quy ước và chân lý tuyệt đối.
Mọi hiện tượng do duyên khởi mà thành, nhưng thật tướng vẫn là tánh không, do vậy trên giáo lý luôn nói đến duyên khởi và tánh không để khỏi lọt vào thế định ước.

Trong cuộc sống, áp dụng đúnh tính “trung đạo” hay “Trung quán” một cách nhuần nhuyễn không mấy dễ.Ví du: Thời kỳ Phật giáo miền Nam tranh đấu, câu nói nổi tiếng của một danh Tăng: “tôi nguyện đem thân thể này trang trãi cho Phật pháp, nếu chết thì như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không chết vì bạo lực này kém bạo lực khác";Đây không phải là giải pháp dung hóa của luật đối kháng mà chỉ là dạng đối kháng mềm. Tình hình chính trị Miền Nam trước 1975 lên đến cao trào bức bách, nhu cầu thành lập lực lượng (thành phần) thứ ba cũng chỉ là giải pháp “trung lập” đối phó tình thế đương thời.

Tinh thần nhị nguyên đôi khi xử dụng cực đoan. Hoặc là bạn hoặc là thù, không có thể đứng cửa giữa; nghĩa là không A là B chứ không thể khác. “tinh thần Trung dung” có thể A+B như một thành phần thứ ba để dung hóa. Thật ra “Trung dung” chỉ là giải pháp đối phó. Với đạo Phật, Long Thọ bảo: “không sanh cũng không diệt, không còn cũng chẳng mất,không một cũng không hai, chẳng đến cũng chẳng đi” Như Lai là ý như vậy. Vượt thoát mọi định chế, mọi quy ước do óc nhị nguyên đời thường giao định, đó là tính “Trung đạo” của nhà Phật vượt ngoài lưỡng thế cực đoan.

MINH MẪN 27/6/2021




***
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2017(Xem: 8248)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5457)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
08/08/2017(Xem: 9959)
Tình Như Cánh Hạc - HT Thích Thái Hòa
07/08/2017(Xem: 6035)
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là gì. "Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là gì," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không còn sợ chết nữa."
02/08/2017(Xem: 8049)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11477)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8950)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
29/07/2017(Xem: 11418)
Nhận được bản thảo quyển sách Con Đường Duy Nhất do ban biên tập Thư Viện Hoa Sen kết tập từ các bài viết của chúng tôi gửi đăng, chúng tôi rất lấy làm vui vì sách sẽ được chính thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên toàn cầu bởi đại công ty Amazon. Con Đường Duy Nhất – tựa sách mà ban biên tập Thư Viện Hoa Sen đã lấy từ bài đầu tiên trong số 21 bài, sẽ trở thành một quyển sách có ý nghĩa và giá trị như tên gọi. Con đường duy nhất ở đây nói lên triết lý sống theo quan điểm đạo Phật, xây dựng con người biết cách hoàn thiện chính mình để sống dấn thân, cống hiến, và phục vụ nhân loại mà không bị dòng đời cuốn trôi.
28/07/2017(Xem: 6036)
Thưa Thượng tọa Trụ trì, Thượng tọa Tâm Hiền cùng tất cả Phật tử quý mến. Hôm nay là ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại chùa Từ Đàm thành phố Birmingham, vương quốc Anh. Tôi có duyên được gặp hai Thượng tọa và các nam nữ Phật tử hiện diện trong ngôi chùa ấm cúng, đạo vị này. Nhân đây, tôi xin chia sẻ pháp thoại đến quý vị với đề tài Làm Mới Thân Tâm.
28/07/2017(Xem: 6805)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động. Chương trình truyền hình 24 giờ này có thể xem qua điện thoại di động hay máy tính bảng, với một app miễn phíđược hạ tải một lần. Phật tử muốn dùng miễn phí app này, có thể vào mạng gbtvapp.com để cài đặt miễn phí. Hòa Thượng Thích Thông Hải đã trình bày về chương trình này với ba vị khách văn nghệ tới thăm Tu Viện An Lạc ở Ventura, California, hôm Thứ Ba 11 tháng 7/2017.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]