Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Dung và Trung Đạo

28/06/202107:52(Xem: 4202)
Trung Dung và Trung Đạo

Phat thuyet phap-1


TRUNG DUNG VÀ TRUNG ĐẠO



Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.”

“Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử.

Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.

Trong cuộc sống thực dụng ngày nay đẩy xã hội đến tình trạng phân cực giữa giàu và nghèo, giữa thặng dư và thiếu hụt trên toàn cầu trong các quốc gia. Ví dụ châu Phi và các châu lục phồn thịnh. Tiêu thụ quá đáng nguồn lợi thiên nhiên đưa đến suy thoái tài nguyên tinh cầu…Một cựu Linh mục người Brazil là Leonardo Boff đã nhận thức được cuộc khủng hoảng thái quá và bất cập hiện nay sẽ đưa đến khủng hoảng toàn cầu nên đã kêu gọi trở lại học thuyết “Trung dung” của Tử Tư.

Tóm lại “Trung dung” là dung hòa giữa hai thái cực, từ nhân cách đến thái độ sống đem đến đức nhân quân tử.
Với đạo Phật, “Trung đạo” lần đầu khi nhận thấy cơ thể suy nhược theo cách sống khổ hạnh của những thầy mà Thái tử Tất Đạt Đa cầu pháp.Xét thấy như thế không thể có cơ thể khỏe mạnh để tiến tu, ngài bỏ khổ hạnh để theo cuộc sống bình thường. Không hưởng thụ dục lạc, không khổ hạnh thái quá, ví như dây đàn không căng quá cũng không dùn quá. Tinh thần Trung đạo sơ khởi gần với tinh thần “Trung dung” của Tư Tư.
Đến thời ngài Long Thọ ( vào thế kỷ trước hoặc sau công nguyên) ngài cùng ngài Vô Trước được xem như cha đẻ truyền thống Đại thừa. Riêng Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi. Tánh Không của ngài Long Thọ là tinh túy của “Trung đạo” siêu việt, không còn mang dư hương của “Trung dung”. Học thuyết Trung quán không có một đối cực trong mọi phân cực. Trung đạo vượt ra khỏi có và không của thế giới hiện tướng. Thuyết đương thời chủ trương “tịch diệt” và “vĩnh cửu”đều bị học thuyết “Trung quán” phủ bác. Tinh thần Bát Nhã Ba La Mật được Long Thọ khai mở bằng tinh thần “bát bất”:

Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất

Phỏng dịch:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng còn cũng chẳng mất
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt
Chẳng đến cũng chẳng đi.

Với luận cứ như thế, đã giải tỏa được thế lúng túng hiện tướng vật thể, nhân loại giữa có và không; nghĩa là bảo tất cả đều không, do nhân duyên tá hợp mà có; cũng có học thuyết bảo vạn vật có tùy từng giai đoạn mà hiện thể như không khí (H2O) có lúc biến thành mây, rồi thành nước, nước bốc hơi thành mây…đó là giữa những quy ước và chân lý tuyệt đối.
Mọi hiện tượng do duyên khởi mà thành, nhưng thật tướng vẫn là tánh không, do vậy trên giáo lý luôn nói đến duyên khởi và tánh không để khỏi lọt vào thế định ước.

Trong cuộc sống, áp dụng đúnh tính “trung đạo” hay “Trung quán” một cách nhuần nhuyễn không mấy dễ.Ví du: Thời kỳ Phật giáo miền Nam tranh đấu, câu nói nổi tiếng của một danh Tăng: “tôi nguyện đem thân thể này trang trãi cho Phật pháp, nếu chết thì như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không chết vì bạo lực này kém bạo lực khác";Đây không phải là giải pháp dung hóa của luật đối kháng mà chỉ là dạng đối kháng mềm. Tình hình chính trị Miền Nam trước 1975 lên đến cao trào bức bách, nhu cầu thành lập lực lượng (thành phần) thứ ba cũng chỉ là giải pháp “trung lập” đối phó tình thế đương thời.

Tinh thần nhị nguyên đôi khi xử dụng cực đoan. Hoặc là bạn hoặc là thù, không có thể đứng cửa giữa; nghĩa là không A là B chứ không thể khác. “tinh thần Trung dung” có thể A+B như một thành phần thứ ba để dung hóa. Thật ra “Trung dung” chỉ là giải pháp đối phó. Với đạo Phật, Long Thọ bảo: “không sanh cũng không diệt, không còn cũng chẳng mất,không một cũng không hai, chẳng đến cũng chẳng đi” Như Lai là ý như vậy. Vượt thoát mọi định chế, mọi quy ước do óc nhị nguyên đời thường giao định, đó là tính “Trung đạo” của nhà Phật vượt ngoài lưỡng thế cực đoan.

MINH MẪN 27/6/2021




***
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 7350)
Từ vụ Đại Bùng nổ (Big Bang) đến kỷ nguyên gọi là “Bùng nổ Thông tin” (the Information Explosion) cách nhau khoảng 15 tỉ năm. Vũ trụ theo lý thuyết Big Bang đã theo thời gian giãn nở, bành trướng không cùng tận. Ngày nay chúng ta thấy sự bùng nổ thông tin cũng trong tiến trình khuếch trương, mở rộng, không giới hạn. Nhưng thế giới loài người trên hành tinh nầy, chỉ là một hạt bụi nhỏ trong hàng tỉ tỉ định tinh và hành tinh trong vô số thiên hà…
25/05/2017(Xem: 10343)
Hoặc đóng cửa khép kín với thế giới bên ngoài như Bắc Triều Tiên. Hoặc mở cửa sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế như Việt Nam. Bhutan lại chọn chiến lược, “Cánh cửa mở hé”!. “Mở hé” trong ngoại giao, kinh tế, văn hóa - giáo dục.
11/05/2017(Xem: 7840)
Đang ngủ, tiếng viber reo lên. Những tấm hình thi nhau hiện lên màn hình điện thoại. Những con rùa. Dòng text của người bạn: “Phóng sanh nhân lễ Phục Sinh đó”, kèm theo icon cười ngoác tận mang tai. Đây không phải lần đầu tiên tên tôi nằm trên lưng những con rùa được phục sinh.
08/05/2017(Xem: 10899)
Một bác sĩ Ấn Độ tại California nói rằng ông đã chứng kiến địa ngục, đồng thời nghe tiếng kêu gào của những vong linh bị đọa đày ngay trong cuộc giải phẫu chính mình.
26/04/2017(Xem: 13253)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương Chánh pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chánh bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. Kinh Kamala được đức Phật nói trong hoàn cảnh khi Ngài cùng các đệ tử đi đến thị trấn Kêsaputa của sắc dân Kalama thuộc nước Kôsala.
26/04/2017(Xem: 9684)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông hay còn gọi là Phật giáo phát triển trong thời đại hôm nay, đời sống của hàng xuất gia không dựa trên pháp khất thực như ngày xưa nữa, mà phải tự túc sinh hoạt dựa trên sự cúng dường của hàng cư sĩ tại gia. Chùa chiền ở các nơi phải bắt đầu tích trữ của cải vật chất để phục vụ đời sống Tăng Ni và thậm chí nhiều chùa còn chia sẻ của cải ấy cho nhiều gia đình đang gặp hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn. Cư sĩ không phải cúng thức ăn hàng ngày mà thường hộ pháp qua việc cúng dường tài vật để chùa tự sắp xếp lo liệu.
24/04/2017(Xem: 6669)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian, nhưng linh ảnh tâm (Lòng Bồ Đề, vũ trụ) vượt thời gian không gian.
24/04/2017(Xem: 10383)
Lời giới thiệu: Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền.
24/04/2017(Xem: 11215)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
24/04/2017(Xem: 9884)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh van xin vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]