Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Giới Cực Lạc Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà (PDF)

26/06/202113:05(Xem: 10847)
Thế Giới Cực Lạc Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà (PDF)


THÍCH NHẬT TỪ
Thích-Nhật-Từ---t01-the_gioi_cuc_lac_co_bia-bia
THẾ GIỚI CỰC LẠC
PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG KINH A DI ĐÀ
Ghi chép: NGUYÊN TRUNG
Biên tập: GIÁC HẠNH ĐỨC


NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN - 2010

MỤC LỤC


Lời nói đầu ............................................................................. vii
Pháp hội và bản chất Tịnh độ ................................................1
Tiểu kinh A-di -đà ...............................................................3
Đối tượng pháp hội ..............................................................6
Cảnh giới Tây phương ......................................................13
Con đường sanh về Tịnh độ ...............................................18
Thiết lập Tịnh độ ở ta bà ....................................................20
Sinh thái & sinh hoạt Tịnh độ ..............................................23
Tâm linh ở Tịnh độ ............................................................25
Hạ tầng cơ sở .....................................................................28
Mô hình sinh thái ..............................................................29
Ao thất bảo và nước tám công đức.....................................32
Hoa sen bảy báu ................................................................34
Nhạc trời và mưa hoa ........................................................37
Nhặt hoa cúng dường .........................................................40
Ăn trong tỉnh thức .............................................................42
Pháp âm nhiệm màu ...........................................................44
Cư dân cõi Tịnh độ ............................................................46
Điều kiện vãng sanh ..............................................................49
Danh hiệu của Phật A-di-đà ..............................................51
Làm bạn bậc trí...................................................................55
vi § THẾ GIỚI CỰC LẠC

Giá trị của khuyến tấn ........................................................57
Điều kiện vãng sanh ...........................................................58
Yếu tố hỗ trợ vãng sanh .....................................................69
Nghệ thuật tán dương ...........................................................75
Bản chất của sự tán dương ................................................77
Nghệ thuật tán dương của Phật Thích Ca...........................78
Nghệ thuật tán dương của chư Phật ...................................89
Như Lai - bậc hy hữu trong loài người...............................91
Ngũ trược ở cõi Ta-bà ........................................................93
Học hạnh tùy hỷ của chư Phật ...........................................96
Tông chỉ niệm Phật ...............................................................99
Giá trị niệm Phật ..............................................................101
Phương pháp niệm Phật ...................................................102
Nắm lấy danh hiệu Phật ..................................................105
Chánh niệm tỉnh thức .......................................................108
Thể nghiệm nhất tâm .......................................................110
Thể nghiệm bất loạn .........................................................112
Xa lìa vọng tưởng điên đảo ..............................................114
Viên kim cương tâm linh ..................................................116
Vượt qua hình ảnh trước cửa tử .......................................118
Visa nhập cảnh cõi Tịnh độ ..............................................122
Phụ lục
Kinh A-di-đà của Thích Nhật Từ .....................................125

LỜI NÓI ĐẦU

     Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi  thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây  phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.

1. Tu căn lành nhiều, tức chuyển hóa tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê.
2. Tu phước báo nhiều, tức gieo trồng vạn thiện công đức, phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã, vị tha.
3. Tạo nhân duyên tốt nhiều, tức trực tiếp hoặc góp phần xây dựng một Tịnh độ nhân gian nói chung và môi trường sinh sống chân thiện nói riêng.
4. Quán pháp âm mầu nhiệm từ các hiện tượng trong thiên nhiên như gió thoảng, mây bay, suối chảy, thông reo, thậm chí chim hót líu lo hay âm thanh náo động v.v… cũng đều là pháp Phật.
5. Tu nhất tâm bất loạn, một mặt chuyển hóa tâm tính và hành động phàm, mặt khác đạt được chiều sâu thiền định, nhờ đó tuệ giác phát sinh, trở nên bất động trước mọi thăng trầm và dâu bể.
      Khi một hành giả tu Tịnh độ, theo tác giả, làm được những điều vừa nêu thì việc sanh về Tây phương không còn quan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả  đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnh độ trần thế. Trình độ tâm linh của các cư dân tịnh độ tối thiểu là A-bệ-bạt-trí, tức không còn thối chuyển trên đường đạo đức và tâm linh.

    Theo tác giả, như nhiều bản kinh đại thừa khác, kinh A-di-đà cần được tiếp cận dưới lớp ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa đen. Theo đó, hành động “hái hoa cúng dường mười phương” được hiểu là dấn thân phụng sự chúng sinh không phân biệt thế giới, quốc gia, sắc tộc, màu da và giới tính. Nhập thế độ sinh một cách năng động và tích cực trong kinh A-di-đà chính là nghệ thuật biến Ta-bà thành tịnh độ. “Phạn thực kinh hành” là nghệ thuật thể hiện chánh niệm và thiền quán trong từng bước chân đi, mặt khác đây còn là phương pháp trị liệu y khoa bằng vận động và kinh hành.

    Tác giả, sau khi phân tích kinh, đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ. Theo đó, có thể sự khác biệt căn bản giữa pháp môn Tịnh độ trong kinh A-di-đà và pháp môn Tịnh độ của các vị Tổ sư về tông này. Tu Tịnh độ theo kinh A-di-đà dù có phần khó hơn so với Tịnh độ của các vị Tổ sư, nhưng kết quả của sự tu tập và xây dựng Tịnh độ nhân gian khi còn sống và vãng sanh Tịnh độ sau khi qua đời có đảm bảo và chắc chắn hơn. Đó chính là những đóng góp của tác phẩm này.

Giác Ngộ, 20-6-2010
Thích Nhật Từ
pdf-icon

Thích Nhật Từ - t01-Thế Giới Cực Lạc



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2012(Xem: 6805)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9328)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9707)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
05/07/2012(Xem: 15307)
Truyen Tam Phap Yeu Giang Giai
05/07/2012(Xem: 8165)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9404)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15319)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 8029)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13475)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 14444)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]