Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Tiến sĩ Rupert Neudeck

09/06/202121:28(Xem: 5484)
Tưởng niệm Tiến sĩ Rupert Neudeck
Tưởng niệm Tiến sĩ Rupert Neudeck
 (14.05.1939 -  31.05.2016)
 
Nguyên Hạnh HTD

 

      Mới đó mà Ông ra đi đã 5 năm rồi!

      Tháng 5 lại trở về. Nhớ đến Ông tôi lại muốn viết mà có lẽ viết bao nhiêu cũng không đủ. Ông ra đi đã để lại một niềm xúc động trong trái tim tôi, và không chỉ riêng tôi mà còn biết bao người, bao gia đình đã được Ông cứu vớt từ con tàu CAP ANAMUR khi những con thuyền người Việt lênh đênh trên đường vượt biên ngày nào.

       Ông chính là đại ân nhân của gia đình tôi, vì nếu không có Ông, con tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời và cũng thật bàng hoàng đau đớn lúc hay tin Ông đã lìa cõi trần. Bây giờ ngồi nhớ lại nỗi đau ấy vẫn còn như đâu đây.

      Vào cuối thập niên 1970, khi người VN vượt biển trốn thoát chế độ Cộng sản, những vụ đắm tàu, hải tặc tấn công, hãm hiếp đàn bà, con gái; các thuyền nhân bị xua đuổi không cho vào lãnh hải của họ. Sự việc này đã làm động lòng Tiến sĩ Rupert Neudeck. Ông đã đứng lên kêu gọi chính quyền Đức, cộng đồng xã hội, tôn giáo, các thân nhân bằng hữu hãy cứu giúp những thuyền nhân VN đang tuyệt vọng ngoài khơi.

      Khi bị nhà cầm quyền từ chối, Ông không nản lòng đã cầm cố ngôi nhà của mình, lại kêu gọi thân nhân bạn bè, góp tiền của để đóng thuyền ra khơi cứu vớt người VN; nhưng chưa đủ nên Ông chỉ thuê chiếc tàu Cap Anamur đầu tiên ra khơi vào ngày 9-08- 1979.

     Nhờ tấm lòng nhân ái bao la của Ông mà con trai tôi đã được cứu sống. Lênh đênh vô vọng hơn 3 ngày đêm trên biển cả hãi hùng trên chiếc ghe mong manh, đến khi nhìn được ánh sáng của con tàu CAP ANAMUR đang dần dần tiến tới, con tôi đã vừa khóc vừa quỳ xuống tạ ơn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

     Sau khi được vớt, tàu Cap Anamur đã trực chỉ đến Palawan, Phi Luật Tân và 7 tháng sau, con tôi được định cư ở Đức. Không làm sao diễn tả hết nỗi vui mừng của gia đình tôi khi được tin con mình đã được cứu vớt.

     Cho con đi vượt biên bao nhiêu lần, tù tội cũng có. Mỗi lần con  ra khỏi nhà, tôi tưởng như mình chết đi được, cuối cùng đến lần vượt biên thứ 8 mới được Cap Anamur vớt. Thật không còn nỗi vui mừng nào so sánh được và niềm tri ân đối với Ông Rupert Neudeck lại càng to tát đến ngần nào!

     Vậy là nhờ Ông, chúng tôi đã thoát khỏi chế độ Cộng sản vô nhân mặc dù phải đứt ruột lìa xa quê hương và có thể trả giá bằng mạng sống của mình.

     Chúng tôi đã nhờ nước sông của xứ Đức để tưới tẩm, nhờ chất xám của họ để tưới thân, nhờ lòng tốt của họ để sống còn. Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi, vẫn xúc động ứa lệ khi nghe bài Quốc ca của VNCH, lời ca nhiệt huyết không chỉ phát ra từ trái tim của mọi người, nhưng không vì vậy mà tôi ngồi nhìn  đất nước xứ Đức này, dân tộc này với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn; tôi đã dạy các con tôi cũng nhận nơi này làm quê hương; hãy đem tất cả khả năng lao động hay học vấn của mình đóng góp vào sự thịnh vượng chung của quốc gia này.

 Tưởng niệm Tiến sĩ Rupert Neudeck

 

      Trong hơn 20 năm ở Đức, tôi đã được gặp Ông 3  lần: 2 lần ở München - thành phố tôi đang ở và một lần tại hải cảng Hamburg nhân dịp khánh thành đài tưởng niệm thuyền nhân. Hai lần ở München, tôi đã được vinh dự đại diện cộng đồng tặng hoa cho Ông. Khi bắt tay Ông tôi đã nói Ông là đại ân nhân của gia đình tôi, con trai tôi đã được Ông cứu vớt và hôm nay tôi rất sung sướng được ngỏ lời trực tiếp cám ơn Ông, một ân nhân vĩ đại của cộng đồng người Việt tại Đức. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói đầy ân tình của Ông khi tôi trao tặng bó hoa: “ Tôi vui với thành quả mình đã làm, cộng đồng người Việt đã thành công rất nhiều.“

     Tin Ông mất đã làm chấn động cả cộng đồng! Người Việt khắp nơi trên nước Đức đã xôn xao kêu gọi nhau đến tận thành phố Köln để góp lời cầu nguyện, đưa tiễn Ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Gọi là báo đáp ân nghĩa trong muôn một nên hằng ngàn người đã không quan ngại đường sá xa xôi khắp nơi lũ lượt về.

     Thánh đường ST Aposteln ( an Neumark- Köln) đông nghẹt, tất cả đều với trang phục tang lễ màu đen, mọi tấm lòng đều dành cho Ông tràn đầy thương tiếc ngậm ngùi.

     Với tôi, sự việc ý nghĩa nhất trong buổi lễ là phần phát biểu phân ưu của một vị bác sĩ người Việt; ngày được Cap Anamur vớt, bác sĩ mới lên 4 , vậy mà không ngờ sau này đã trở thành người mổ tim cho Tiến sĩ Rupert Neudeck. Đó là bác sĩ Nguyễn Đình Quang.

     Ôi! Trên cuộc đời này vẫn còn có những sự trùng hợp thật nhiệm mầu và cao đẹp quá. Qua câu chuyện trên, tôi càng thấy sự ứng nghiệm của Nhân Quả nhà Phật - Gieo nhân lành ắt gặp quả phúc.

     Và hôm nay, hình ảnh cả ngàn người Việt từ muôn phương kéo về cũng đã làm ấm lòng bà Neudeck rất nhiều và xoa dịu nỗi mất mát đớn đau người chồng đáng kính yêu, là niềm an ủi cho bà trong những chuổi ngày đơn chiếc còn lại.

     Lòng nhân ái của Ông mới thật quá bao la và thiêng liêng cao cả. Thật đáng tôn vinh!

     Vĩnh biệt Tiến sĩ Rupert Neudeck! Ông đã ra đi! Nhưng hình ảnh Ông vẫn mãi mãi sáng ngời, rạng rỡ ngự trị trên cao, trên những con tàu Cap Anamur xứng đáng được mệnh danh “Những Con Tàu Thần Thoại.“

      Phong ba bão táp, tiếng gầm thét của biển cả không thể át nổi thanh danh một đời người đã xả thân cho những công cuộc từ thiện trên mọi lãnh vực nhất là trong công cuộc cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vượt biển tìm chân trời tự do.

     Trùng dương mênh mông bát ngát, sâu rộng vô bờ cũng không thể sánh bằng sự bao la, thăm thẳm ngút ngàn của một tấm lòng nhân ái, đôn hậu của Ông. Một tấm lòng với tình người đối với con người, hơn thế nữa với cả nhân loại bằng cái tâm không phân biệt.

     Ông! Tiến sĩ Rupert Neudeck xứng đáng đi về nơi thanh thản, cõi vĩnh hằng và Ông đã trở thành Bất Tử trong lòng người tị nạn Việt Nam chúng tôi.

                                         

Tháng 5-2021

 Nguyên Hạnh HTD



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2013(Xem: 13499)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10286)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8766)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12657)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8505)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 40209)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30414)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 26021)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41492)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 19546)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]