Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực Hành Giấc Ngủ Với Đức Phật Di Đà

09/06/202121:05(Xem: 5883)
Thực Hành Giấc Ngủ Với Đức Phật Di Đà
THỰC HÀNH GIẤC NGỦ VỚI ĐỨC PHẬT DI ĐÀ
Thuc-Hanh0Giac-Ngu-Voi-Duc-Phat-A-Di-Da 

 
***
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo,
Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ.
Qua công đức của thực hành sáu ba la mật,
Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Các ngài là những bậc bảo hộ của tất cả chúng sanh,
Các ngài là những bổn tôn tiêu diệt không thương xót ma vương và năng lực của chúng.
Các ngài biết tất cả mọi thứ như chúng là, trong tính bản nhiên chân thật của chúng,
Những bậc giác ngộ, với đoàn tuỳ tùng, xin hãy vân tập bây giờ nơi này!

Om amitabha hrih sapariwara é hyé hi benza samadza | pema kama laya tom
Oṃ amitābha hrīḥ saparivāra ehy ehi vajra samājaḥ | padma kamālaya stvam ||

Thực hành bảy quán nguyện’:

1- Đảnh lễ

Đến tất cả chư Phật, những đấng sư tử trong loài người,
Trong mọi phương hướng, suốt quá khứ, hiện tại và tương lai:
Chúng con đảnh lễ tôn vinh từng vị;
Lòng sùng kính đầy thân, miệng, ý của chúng con

Qua năng lực của lời cầu nguyện này, thiết tha với Hành Vi Thánh Thiện,
Tất cả các đấng chiến thắng xuất hiện sinh động trước tâm chúng con
Và chúng con biến thân mình nhiều như các nguyên tử trong vũ trụ,
Mỗi thân lễ phủ phục tất cả chư Phật.

2- Cúng dường

Có bao nhiêu nguyên tử là có bao nhiêu Đức Phật ngự tọa ở đấy
Và chung quanh là tất cả những vị Bồ tát thừa kế:
Và chúng con cũng quán tưởng tất cả hiện đầy khắp
Hoàn toàn toàn bộ không gian của thực tại.

Kính mừng các ngài với lời ca ngợi đại dương không dứt,
Với những âm thanh của đại dương những âm điệu du dương khác nhau
Chúng con ca hát những phẩm chất tôn quý của chư Phật,
Và tán dương tất cả những vị đã đạt đến hạnh phúc hoàn thiện.

Chúng con cúng dường đến mỗi Đức Phật:
Những bông hoa yêu quý nhất, của những vòng hoa xinh đẹp,
Âm nhạc và hương xoa, những tàn lọng thượng hạng,
Những chiếc đèn rực sáng nhất và những nén hương thơm nhất .

Chúng con cúng dường đến mỗi Đức Phật:
Những y phục trang nghiêm và nước hoa thơm nhất,
Hương bột, chất cao như núi Tu Di,
Xếp đặt trong sự cân đối tuyệt vời.

Sau đó là những sự cúng dường rộng lớn vô thượng -
Được truyền cảm hứng bởi sự thành tâm đến tất cả chư Phật, và
Được kích thích bởi năng lực của niềm tin trong những hành vi Thánh Thiện -
Chúng con kính lễ và cúng dường đến tất cả các những Đấng Chiến Thắng.

3- Sám hối

Bất cứ hành vi tiêu cực nào chúng con đã làm,
Trong khi bị lèo lái bởi tham, sân, si,
Với thân, miệng cũng như với ý,
Trước ngài, chúng con xin sám hối, và tịnh hoá từng thứ một.

4- Tuỳ hỉ

Với trái tim đầy niềm vui, chúng con tuỳ hỉ tất cả các công đức
Của chư Phật, chư Bồ tát, Chư Độc giác,
Những vị trong tu tập và những vị A La Hán vượt khỏi tu tập
Và mọi chúng sanh, khắp cả vũ trụ.

5- Thỉnh cầu chư Phật chuyển pháp luân

Chư Phật như ánh sáng chiếu khắp thế gian,
Những bậc đã qua những giai tầng giác ngộ, để thành tựu quả Phật, thoát khỏi mọi vướng mắc,
Chúng con khuyến thỉnh các ngài:các đấng bảo hộ,
Chuyển bánh xe pháp vô thượng.

6- Thỉnh cầu chư Phật đừng nhập niết bàn

Chúng con chắp tay cầu nguyện
Đến những ngài muốn nhập niết bàn,
Xin hãy ở lại, hàng muôn kiếp như số nguyên tử trong thế giới này,
Và mang cát tường cùng hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.


7- Hồi hướng
Bất cứ công đức nhỏ nhoi nào có được qua sự tôn kính của chúng con,
Qua sự cúng dường, sám hối, và tuỳ hỉ,
Qua sự khuyến thỉnh và cầu nguyện- tất cả
Chúng con hồi hướng cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh!

Đức Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Đức Phật toàn thiện và hoàn hảo, A Di Đà, chúng con tôn kính ngài! Chúng con quy y trong ngài! (3 lần)

Sau đó, phát sinh sự tận tâm nhiệt thành và tiếp tục với:

Đức Phật A Di Đà, Vô Lượng Quang ở trước chúng con
Từ âm tiết Hrīḥ tại trái tim ngài một âm tiết thứ hai nổi lên,
Đi qua lỗ mũi phải của ngài và đi vào lỗ mũi trái của con,
Từ nơi ấy nó đi xuống trung tâm trái tim con.
Nó chiếu ra ánh sáng và những tia sáng,
Tịnh hoá những hành vi lỗi lầm, những chướng ngại, và các thói quen xấu.

Sau đó, cùng với hơi thở ra của con,
Nó đi qua lỗ mũi phải của con để đi vào
Lỗ mũi trái của Đấng Chinh Phục và hoà tan vào trong chữ Hrīḥ.
Tâm con và tâm tuệ trí của Đấng Chiến Thắng
Hợp nhất không phân chia và chúng con an trú trong thể trạng vượt khỏi tâm thức thông thường.

Trì tụng, và thực hành việc quán tưởng nhiều lần trong sự phối hợp với với hơi thở của bạn, và hợp nhất tâm thức bạn với tâm tuệ trí vào lúc cuối. Khi ngủ, bạn có thể đi vào giấc ngủ trong trạng thái này. Ngoài ra, cũng tốt nếu, khi xuất thiền, Đức Phật A Di Đà hoà tan vào trong bạn, hay bạn vẫn ở trong trạng thái không quy chiếu, và sau đó bạn tụng những lời nguyện vọng, chi tiết hay ngắn gọn tuỳ bạn.

 

***

Nguyên  bản: Amitābha Sleeping Practice
Tác giả:  Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö
Anh dịch: Adam Pearcey
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ, 30/05/2021



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9991)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9699)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11502)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6964)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6891)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8918)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10128)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8930)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7820)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5641)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]