Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao

15/05/202111:49(Xem: 5040)
Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao

Evans-Wentz: Ẩn Sĩ Ôm Non Cao (Người Mang “Tử Thư Tây Tạng” Qua Phương Tây)

David Guy/Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch

An-SI-Om-Non-Cao-003

Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”

Như các vị tiên phong đem Phật giáo vào Phương Tây, Evans-Wentz không cho mình là Phật tử mà chỉ tình cờ tìm thấy những tài liệu về Phật giáo và đem phổ biến. Với tính cách ngây thơ chân thành, tài hùng biện hoa mỹ, tầm nhìn sâu sắc và giọng điệu thiên sai, ngày nay ông được coi là một lực đẩy cho trào lưu New Age.

Dù vậy, ông trở thành một học giả được nể trọng. Ông mang chút văn vẻ của người Anh trong các bài viết của mình dưới cái tên QY Evans-Wentz, Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn Chương, Đại học Jesus, Oxford. Evans-Wentz dành tương đối ít thời gian ở Oxford mà thực sự trưởng thành trước thời điểm chuyển giao thế kỷ tại thành phố Trenton, tiểu bang New Jersey.  Người đàn ông, sau này đề cao “lý tưởng ẩn cư”, từng là một thanh niên mơ mộng, cô đơn, thơ thẩn những chiều buồn bên dòng sông Delaware thơ mộng, đôi khi không một mảnh vải che thân. Một buổi chiều nọ, chàng cảm giác ngất ngây và bị ám ảnh bởi niềm tin không phải lần đầu tiên có mặt trên cõi đời này, ngay lúc đó, những hình ảnh quá khứ và tương lai lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí. Ngay đêm đó, chàng nhận ra rằng cuộc đời chàng sẽ là một lữ khách phiêu lưu các vùng đất lạ, vượt đại dương, xuyên núi rừng, băng sa mạc đến tận cùng trái đất để khám phá những điều chưa biết.

Sau đó, Evans-Wentz  trở thành kẻ hành hương, lang thang từ Ai Cập, Ấn Độ, Xích Kim, Trung Quốc và Nhật Bản. Ông đi về giữa hai cuộc chiến tranh lúc soạn dịch cuốn Tử Thư Tây Tạng
An-SI-Om-Non-Cao-004


Suốt đời, ông viết nhật ký và những ghi chú đó được dùng làm tài liệu cho cuốn tiểu sử mang tên Kẻ Hành Hương Về Cõi Sáng được xuất bản năm 1982.  Nhiều trải nghiệm bản thân được đưa vào sách, đặc biệt trong phần mở đầu. Nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về người đàn ông đặc biệt đeo biểu tượng trái tim thiêng liêng trên tay áo, nhưng những phần khác ông vẫn giấu kín

Evans-Wentz có hai anh trai và hai chị gái nhưng lại luôn cô độc. Cha ông là một thương gia gốc Đức, nghiện rượu. Mẹ ông, người Ái Nhĩ Lan, là người tạo cảm hứng cho ông quan tâm nghiên cứu học thuật (Cuốn sách đầu tay của ông được viết tại Oxford mang tựa đề Niềm Tin Cổ Tích Trong Các Nước Celtic (Lãnh thổ hiện đại ở Tây Bắc Châu Âu).

Thuở nhỏ ông theo đạo Tin Lành. Lớn lên gia đình ông bắt đầu có hướng suy nghĩ độc lập về tâm linh. Ông có một mối quan tâm đặc biệt đến những điều huyền bí và rất hứng thú với tư tưởng của Bà Blavatsky, người sáng lập Hội Thông Thiên Học. Chính vì Bà Blavatsky tuyên bố đã được truyền cảm hứng từ các Lạt ma Tây Tạng nên ông bắt đầu quan tâm đến nền văn hóa Himalaya xa xôi đó. Thật vậy, phần lớn nghiên cứu của ông tập trung vào các nhà Thông Thiên Học. Ông đồng cảm với họ về tư tưởng siêu nhiên và chân lý tối cao.  Evans-Wentz viết trong một phần giới thiệu: “Dưới lòng Đất Mẹ, trong sự rung chuyển sáng ngời đầy sinh lực, dòng chảy của sự sống bất diệt mãi luân lưu.”  Ông nhìn thấy chân lý trong các tôn giáo nhưng lại bất đồng với Cơ Đốc Giáo, điều mà ông tự nhận mình nhỏ nhen. Luân hồi là đề mục trong các bài viết của ông. Ông cho rằng những kẻ ngộ đạo Thiên Chúa Giáo đã từng tin vào tái sanh nhưng không hiểu sao đức tin chính thống lại chối bỏ học thuyết này.

Evans-Wents xem nhẹ chủ nghĩa tư bản. Ý tưởng về một đời sống khổ hạnh luôn lôi cuốn ông, đặc biệt là sau khi ông viếng thăm Phương Đông và ông không thích lối sống tư bản.  Tuy vậy, ông theo cha mình bước vào lĩnh vực bất động sản và thành công từ việc buôn bán nhà đất.

Ông tiếp tục sống với nghề buôn bán bất động sản bởi nó mang đến nhiều lợi lạc, và không để tâm đeo đuổi việc học cho đến tuổi ngoài 20.  Ông theo cha mình đến San Diego, một phần vì ông thích vùng Loma, trụ sở chính ở Mỹ của Hội Thông Thiên Học. Năm 24 tuổi ông ghi danh học tại Stanford theo diện đặc biệt. Năm 1907 ông học tại Jesus College, Ofxord và hoàn tất cả hai chương trình cử nhân và cao học tại Stanford vào lúc 29 tuổi.  Lúc ở Oxford, ông theo học các môn liên quan đến “tín ngưỡng thần linh” rồi lang thang xứ Wales, Scotland, Ireland, Cornwall, Britanny và đảo Man để thu thập các mẫu chuyện về các sinh vật thần thoại, tiên nữ và yêu tinh.

Năm 1916, Evans-Wents thu nhập $1600 lợi tức từ các nguồn đầu tư mỗi tháng, một số tiền khá lớn vào thời đó.  Ông qua Ái Nhĩ Lan thăm hai nhà thơ George William Russels và William Butlr Yeats. Cả hai đều quan tâm đến các bài viết của ông và lĩnh vực Thông Thiên Học. Sau đó ông chu du nhiều hơn, và điểm đầu tiên là Ai Cập, nơi ông ở đến 29 tháng. Giáo sư Roger Corless, một học giả hàng đầu về Phật giáo tại đại học Duke đoán rằng có thể sự tìm hiểu của Evans về bản dịch cuốn Tử Thư Ai Cập của E. Wallace Budge mà Evans-Wents lấy ý tưởng để đặt tựa tương tự, không mấy chính xác, là Tử Thư Tây Tạng (Tựa đề đúng nghĩa hơn là Cẩm Nang Giải Thóat Qua Nhận Biết Thân Trung Ấm)

Từ Ai Cập, ông chuyển đến Ceylon và sau đó đến Ấn Độ, nơi ông hòa nhập với cộng đồng Thông Thiên Học nổi tiếng ở đó. Đã từng là một nhà huyền học, ông nghiên cứu nhiều đức tin tôn giáo khác nhau, nhưng không là tín đồ của tôn giáo nào. Giờ đây, ông đi lang thang khắp chân núi Hy Mã Lạp Sơn, vùng đất đã truyền cảm hứng cho Bà Blavatsky, và ông bắt đầu gặp gỡ những vị thầy tâm linh mà ông sẽ viết về họ trong sách của mình.

Tại Darjeeling, Evans-Wentz đã gặp hiệu trưởng của một trường nam sinh ở Gangtok, Sikkim, tên là DawaSamdup. Dawa-Samdup từng làm thông dịch viên cho chính phủ Anh ở Sikkim và đang làm từ điển Tạng-Anh. Nhưng rõ ràng ông ta không để tâm làm hiệu trưởng. Theo tiểu sử của Winkler, ông bị “nguyền rủa bởi đồ uống của quỷ”, và thường xuyên đi lang thang khỏi trường học trong nhiều ngày, bỏ bê học sinh của mình trong khi ông “suy ngẫm về các vấn đề siêu hình”.
An-SI-Om-Non-Cao-005

Hình Kazi Dawa-Samdup và Evans-Wents tại Sikkim năm 1920. Hình Evans-Wents lúc trẻ tại đại học Stanford.

Kawa-Samdup chuyên tâm vào công việc phiên dịch. Trong mỗi chuyến du hành, Evans-Wentz đã mua rất nhiều tài liệu về đề tài tâm linh. Samdup thì sở hữu tài liệu về đề tài khác. Theo ông Rick Fields, tác giả cuốn “How the Swans Came to the Lake: A Narrative History of Buddhism in America”,  cả hai Evans-Wentz và Kawa Samdup cùng nhau làm việc từ mờ sáng, Kawi Kawa-Samdup thực hiện công tác phiên dịch và Evans-Wentz đóng vai trò “tự điển sống” hỗ trợ Samdup.

Quá trình học tập tại Oxford khiến Evans-Wentz khó tránh khỏi việc nhìn Phật giáo Tây Tạng dưới lăng kính tôn giáo tỉ giao và tín ngưỡng dân gian, và bản dịch của ông không tránh khỏi sơ sót về ngôn pháp, ví dụ hai chữ "ye 's" và "thou 's " bị ảnh hưởng cách diễn giải trong Kinh thánh, và Evans-Wentz không phân biệt rõ ràng các thuật ngữ Ấn Độ Giáo và Phật Giáo.

Dù vậy, Rick Fields cũng thừa nhận ảnh hưởng lớn nhất của Tử Thư Tây Tạng là giới thiệu Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây. Ba năm trước trước khi xuất bản, học giả J.B. Pratt cho rằng "Phật giáo Tây Tạng bị pha trộn nhiều yếu tố phi Phật giáo đến mức tôi ngần ngại gọi đó là Phật giáo".  Tuy nhiên, Evans-Wentz có cách nhìn khác, ông cho rằng Phật giáo Tây Tạng không bị tha hoá mà là một hình thức Phật giáo tinh vi và tiến bộ, không phải không đồng ý với Phật giáo kinh điển hay bí truyền mà lại được ví như tinh hoa của Phật giáo đỉnh cao.  Fields gọi nhận xét sâu sắc này là thành tựu lớn nhất của Evans-Wents.

Năm 1922, ba năm sau khi hai người hợp tác làm việc, Kazi Dawa-Samdup qua đời. Evans-Ewents tu luyện nghiêm túc hơn và để đạt được trải nghiệm sâu sắc khi hành thiền yoga, ông sống khổ hạnh dưới một túp lều cỏ. Ông nhận mình là đệ tử của Kazi Dawa-Samdup mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người dân Tây Tạng coi Kazi Dawa-Samdup là một vị lãnh đạo tinh thần.

Evans-Wents thích tu tập tại vùng thôn quê Ấn Độ, nơi ông gọi là không gian linh thiêng, khái niệm này được ông tiếp tục phát triển suốt nhiều năm.  Ông chia sẻ trong một hội thảo Thông Thiên Học năm 1942 rằng: "Tất cả địa điểm linh thiêng, tùy theo mức độ ít nhiều, đã biến thành thánh địa bởi sức mạnh huyền bí để gia tăng bản chất tâm linh trong các nguyên tử vật lý. Nó là quả ngọt của sự tu tập, là bằng chứng về sự chinh phục và biến chuyển tối thượng của tư tưởng..."

Giai đoạn Kazi Dawa-Samdup qua đời cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất của Evans-Wentz.  Ông đi về giữa ba nơi quan trọng của đời ông: Ấn Độ, Anh và California.  Ông tiếp tục thu thập và hiệu đính tài liệu mà thầy ông đã dịch, đó là cuốn Tử Thư Tây Tạng với Đại Sư Yogi Milarepas vào năm 1928. Cuốn này phát họa ý tưởng mà Evans-Wentz gọi là "nghệ thuật chết", sau đó ông đổi thành "Nghệ Thuật Làm Chủ Cuộc Sống"

Năm 1935, ông tiếp bước Đại sư Yogi Milarepa và cho ra đời cuốn Thiền Yoga và Mật Giáo Tây Tạng, tin rằng “chỉ khi Phương Tây hiểu Phương Đông thì nền văn hóa xứng đáng với tên gọi văn minh mới thật sự phát triển.” Tác phẩm của ông vào thời điểm đó mang giọng điệu chống lại tư tưởng Phương Tây. Điều này không chỉ thể hiện trong các bài viết mà còn qua lối sống của chính ông.

Và rồi cuộc đời của Evans-Wentz rẽ sang bước ngoặc kỳ quái: Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông- kẻ lãng du thế giới, một học giả nổi tiếng ẩn dật trong căn phòng nhỏ tại khách sạn Keystone thành phố San Diego. Ông sống tại nơi đó hai mươi ba năm cuối đời.  Evans-Wentz chọn khách sạn Keystone vì nơi đây gần một nhà hàng chay duy nhất trong thành phố tên là House of Nutrition, và gần thư viện cộng đồng, nơi ông mượn lại sách của mình vì đã cho đi hết các ấn bản của chính ông.
An-SI-Om-Non-Cao-006

Khách sạn Keystones tại San Diego, nơi Evans-Wents từng ẩn dật

Ông cũng khám phá một chốn linh thiêng cho riêng mình trên ngọn núi Cuchama, cách biên giới Mexico vài dặm. Từng là nhà đầu tư bất động sản, lúc nào ông cũng mua bán. Ông sở hữu một căn nhà nhỏ trên núi Cuchama và thỉnh thoảng đến đó để tu tập giáo pháp Phật Đà.

Trong một buổi giới thiệu sách của mình, ông đề cao “lý tưởng ẩn cư”, xa lìa tiện nghi, nếm trãi sự khắc nghiệt của dãy Hy Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ, khoác trên mình bộ quần áo vải thô, lót lòng với nắm lúa mạch. Evans-Wentz thực sự là một ẩn sĩ, ông tiếp tục sống khổ hạnh như vậy tại San Diego cho đến cuối đời.

An-SI-Om-Non-Cao-007

Evans-Ewentz tìm thấy và mua ngọn núi linh thiêng Cuchama, nằm giữa biên giới California và Mexica.

Ông thố lộ trong trang nhật ký sau cùng: "Tôi bị ám ảnh nhận ra sự giả tạo của sức mạnh con người. Như Ngài Milarepa đã dạy: lâu đài cũng sẽ thành phế tích, gặp gỡ trong chia ly, hội tụ trong phân tán, sống trong cõi chết.  Liệu có tốt hơn nếu tiếp tục cuộc sống lạc lõng giữa phố thị California hay trở về Hy Mã Lạp Sơn hoang dã là điều khó trả lời một cách chính xác. Cuối cùng Evans-Wentz đã có câu trả lời. Ông đã tìm thấy ngọn núi thiêng và con đường Đạo mà ông mãi tìm kiếm trong cuộc hành trình tâm linh của mình. Không có lý do gì để ông lang thang nữa!

Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch

Nguồn: https://tricycle.org/magazine/hermit-who-owned-his-mountain/



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 9821)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7334)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8642)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6339)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 8142)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 13002)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7862)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7428)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16929)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21685)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]