Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm sách: Tác phẩm: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”

15/05/202111:13(Xem: 4134)
Điểm sách: Tác phẩm: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”
Điểm sách: Tác phẩm: “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”
 Của Tác giả Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
 
Thích Như Điển

 

 ThongDongKhapMoiNeoDuong-1

Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phật Pháp đi vào đời của người thanh niên trẻ trí thức Phật Tử Tâm Thường Định, ở nhiều lãnh vực, đặc biệt là lãnh vực đem Đạo vào Đời ở trường học Hoa Kỳ. Với chừng ấy việc mà hai học giả Phật tử nầy đã giới thiệu qua, thiết tưởng tôi không cần phải lặp lại nữa, tôi sẽ điểm qua tác phẩm cũng như Tác giả dưới một khía cạnh khác của một người xuất gia.

 

Tác phẩm chia ra 4 chương rất riêng biệt rõ ràng. Đó là: Giáo dục - Quê hương - Đạo Pháp - Văn Học Nghệ Thuật. Nhìn cách dàn dựng tác phẩm của Tác giả, chúng ta thấy được Tâm Thường Định muốn đặt nặng vấn đề nào trước vấn đề nào sau rồi. Thật vậy, trong 362 trang nầy, phần viết về Giáo Dục chiếm hết 143 trang, phần Quê Hương 73 trang, phần Đạo Pháp chiếm 59 trang và phần cuối cùng viết về Văn Học Nghệ Thuật chiếm 81 trang. Như vậy nếu đi lần lượt từ nhiều đến ít thì phần Giáo Dục chiếm ưu thế, kế đến là Văn Học Nghệ Thuật, thứ ba là Quê Hương và cuối cùng là Đạo Pháp. Nếu nói về lượng là như vậy, nhưng chúng ta nên hướng về phẩm như Tác Giả đã phân chia để giới thiệu thì hay hơn.

 

Nếu xem phần tiểu sử của Tác giả, thì ta biết rằng Anh sinh ra đời tại Nhơn Lý, Bình Định, trong một Gia Đình nông dân hay ngư dân thì đúng hơn vào năm 1976, năm ấy cũng là năm tôi sắp ra trường ở bậc Đại Học tại Nhật Bản. Mười lăm năm sau (1991) Anh sang Hoa Kỳ định cư theo diện đoàn tụ gia đình, ở tuổi 15 đã xa quê, nghĩa là học chưa xong bậc Trung học. Khi đến Mỹ, chắc rằng Tâm Thường Định phải khó khăn lắm với ngôn ngữ Anh Văn để tiếp tục vào học Trung Học của Hoa Kỳ. Thế mà sau 23 năm (1991-2014) Anh đã học xong các trường Trung học, Đại học, Cao học và Tiến sĩ về Giáo Dục Học, thì phải nói Anh là một người con dân Bình Định có nghị lực quá phi thường. Xin tán thán Tâm Thường Định về phương diện nầy. Bởi lẽ nhiều Cha Mẹ Việt Nam lo cho con cái của mình là không biết rành tiếng Việt, hay nói tiếng Việt không bỏ dấu v.v… thì khi đọc sách nầy quý vị sẽ thấy rằng khả năng tự học và trau dồi Việt ngữ của Tâm Phường Định phải nói là phi thường. Trong phần viết về Quê Hương, Anh đã điểm qua thân thế của Ba và Mẹ Anh cũng bình thường như bao nhiêu người nông dân Việt Nam khác, nhưng Anh được thành công như vậy là chính nhờ sự cố gắng vượt bực của Anh và đặc biệt là môi trường giáo dục tốt của Hoa Kỳ cũng như của hai ngôi chùa: Kim Quang tại Sacramento, nơi cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì Trụ Trì; và ngôi chùa Quang Nghiêm ở Stockton, nơi Hòa Thượng Thích Minh Đạt đang làm Viện Chủ. Cả hai nơi nầy có hai Gia Đình Phật Tử và chính ở môi trường nầy, Anh đã thành danh chi mỹ.

 

Chắc quý vị trong chúng ta nhiều người cũng đã nghe nói đến Phó Thủ Tướng Đức, Ông Dr. Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Ba Xuyên và là một cô nhi trong Cô Nhi Viện ở Sóc Trăng. Thế mà qua hoàn cảnh giáo dục của nước Đức, Ông ta đã được cha mẹ nuôi cho ăn học thành Bác sĩ Y Khoa và trở thành một chính trị gia của Đảng FDP có tiếng một thời tại xứ Đức nầy. Chỉ có một điều là Ông xa quê còn quá nhỏ, không nhớ và nói được tiếng Việt, nhưng xuất xứ vẫn là một người Việt Nam. Như vậy môi trường Giáo Dục rất là quan trọng, cộng thêm với khả năng và ý chí của một con người, chúng ta sẽ làm nên tất cả, nếu chúng ta muốn. Nhiều khi cha mẹ lo lắng cho con cái quá nhiều, nhưng nếu nó không biết tự lo cho thân nó thì kết quả cũng không đi đến đâu cả. Tục ngữ Đức nói rằng: “Trái táo rụng cách xa gốc cây táo không bao xa”; hay Việt Nam chúng ta cũng có những câu tục ngữ như: “Lá rụng về cội”, “Cóc chết 3 năm cũng sẽ quay đầu về núi” là thế. Điển hình là ở phần Quê Hương, Tâm Thường Định cũng như Phó Thủ Tướng Đức đã cho vợ con mình trở lại quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để thăm mồ mả của Ông bà, Tổ tiên. Điều nầy đối với những bậc cha mẹ còn tại thế hay những người thân thuộc đã ra đi về với Phật với Chúa cũng rất hài lòng. Vì lẽ: “Cây có cội và nước có nguồn” là vậy.

 

Tâm Thường Định ảnh hưởng Như Lai Thiền của Thiền Sư Nhất Hạnh, Thiền Sư căn cứ vào An Ban Thủ Ý Kinh về Chánh Niệm của hơi thở để dạy cho người Tây Phương rất thành công. Ngoài ra Tác giả cũng ảnh hưởng Tổ Sư Thiền của Thiền Sư Thích Thanh Từ không ít. Đặc biệt là Thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ở thế kỷ thứ 13 của Việt Nam mình, không phải là Thiền khán thoại đầu hay Thiền công án như của Tào Động và Lâm Tế Tông của Trung Hoa hay Nhật Bản, mà chỉ thuần túy là Thiền Nam Tông và Bắc Tông đặc biệt của Việt Nam. Qua sự truyền dạy của hai vị Thiền Sư trên cũng như Đệ tử của hai Ngài, từ đó Tâm Thường Định qua phương pháp giáo dục của mình, đã mang Thiền học vào học đường, vào nhà tù của Hoa Kỳ để hướng dẫn thực tập. Và kết quả qua các bài thuyết trình hay viết về giáo dục, Tác giả đã thành công không nhỏ ở phương diện nầy.

 

Ngày chúng tôi mới vào nhập học năm thứ nhất, phân khoa Giáo Dục Đại Học Teikyo Nhật Bản vào năm 1973, có một vị Giáo thọ hỏi các tân sinh viên rằng: “Các Anh chọn ngành Giáo Dục để học. Vậy Giáo Dục là gì vậy?” cả lớp sinh viên người Nhật và chúng tôi đều nhìn nhau và Thầy tiếp: “Giáo là dạy, dục là mong muốn, dưỡng nuôi để trưởng thành”, “Ồ!” Cả lớp đều la lớn lên như vậy. Điều ấy hẳn đúng, cũng giống như các vị Giảng sư hay Thầy giáo đi giảng Pháp và dạy học, có nghĩa là giảng hay dạy cái gì người học cần hiểu, chứ không phải giảng hay dạy cái điều của mình hiểu. Bởi lẽ mình hiểu khác và người nghe hiểu khác. Mà điều căn bản của Giáo Dục là làm sao cho người nghe hiểu được điều mình nói và đem áp dụng vào cuộc sống. Ấy mới là điều quan trọng và Tâm Thường Định đã thành công ở phương diện Giáo Dục học đường nầy.

 

Với Quê hương, Mẹ già, đường xưa lối cũ v.v… Tác giả cũng đã chia sẻ cho độc giả nhiều câu chuyện rất hay, nhất là tình Mẹ. Ở trên thế gian nầy có rất nhiều loại tình, nhưng không có tình nào bằng tình Mẹ cả. Sâu hơn đại dương và cao hơn núi Thái. Trong nhiều tiểu luận Tác giả cũng đã viết về người Cha thân yêu của mình; nhưng không ý vị bằng tình Mẹ như Anh đã mô tả. Lâu nay văn sĩ nào viết về Mẹ cũng hay và tôi chưa thấy người nào viết về Cha thành công như viết về Mẹ.

 

Về Đạo Pháp thì Anh viết về Cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì, Hòa Thượng Thích Minh Đạt, Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, Cố Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn và đặc biệt là tư tưởng Thiền của Vua Trần Nhân Tông. Rất tiếc là phần nầy Anh viết rất ít so với những phần khác. Tuy nhiên Anh viết với tâm cảm của một người Phật tử thuần thành đối với Đạo. Bởi vì: “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng. Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền” là vậy. Do Gia Đình Phật Tử và nhờ môi trường của Gia Đình Phật Tử mà Tác giả mới có được ngày hôm nay. Do vậy chúng ta không có gì bi quan hết, mà hãy lạc quan như người Phật Tử Nhật Bản đã nêu lên bốn điều quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, mà Hòa Thượng Thích Thái Hòa đã lặp lại là: “Việt Nam có một vị vua sau khi chiến thắng lẫy lừng hai lần quân Nguyên Mông sang xâm chiếm vào năm 1285 và 1288, sau đó nhà vua lại xuất gia tầm đạo, trở nên Điều ngự Giác Hoàng; thứ hai là quả tim bất diệt của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vào năm 1963; thứ ba là không có nước Phật Giáo nào trên thế giới có một Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông như Việt Nam; và điều thứ tư rất quan trọng là chỉ Việt Nam mới có tổ chức Gia Đình Phật Tử.  Chỉ điểm qua 4 điểm nầy thôi, chúng ta cũng đủ hãnh diện là một người Phật Tử Việt Nam rồi.

 

Phần cuối Tác giả viết về Văn Học Nghệ Thuật. Ở đây Tác giả đã trích và bình nhiều thơ văn của Ngài Tuệ Sỹ, nhạc và đạo ca của Phạm Thiên Thư, nhạc Trịnh Công Sơn, Từ Đàm Quê Hương Tôi của Văn Giảng v.v… rồi tham dự những đêm giao hưởng của nhạc và thơ … Nói chung thì Tác giả rất giỏi về nghệ thuật viết văn, làm thơ, bình thơ, thưởng thức âm nhạc, hội họa v.v… Riêng tôi thì mù tịt về việc nầy. Trong đầu tôi chứa đến mấy trăm bài thơ, nhưng cho đến bây giờ trên 70 tuổi và gần 50 năm sống ở ngoại quốc rồi, tôi chưa làm được một bài thơ nào ra hồn, mặc dầu tôi rất thích đọc và học thơ như: Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tế Xương v.v…; nếu có, thì sau nầy khi viết sách tôi dựa theo lối dịch cổ văn ra Việt ngữ, và từ đó làm thơ lục bát hay song thất lục bát nhưng không được hay lắm. Quý vị có thể tìm đọc trong tác phẩm thứ 67 của tôi: “Vua Là Phật, Phật Là Vua” hay tác phẩm thứ 68 nhan đề là “Tư Tưởng Phật Giáo Qua Thi Ca Của Nguyễn Du” thì sẽ rõ những yếu điểm của tôi. Ở đây Tác giả quyển “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” thì khác, làm thơ tiếng Việt rất có hồn mà dịch ra tiếng Anh lại còn ăn khớp với nội dung nữa. Nhiều khi Anh dùng tục ngữ ca dao cũng nhiều và có lần tôi điện thoại để hỏi Tác giả: “Câu nầy không biết là do Anh viết hay tục ngữ của nước nào vậy?” Anh trả lời đó là tục ngữ của Phi Châu. Câu ấy như thế nầy: “Nếu bạn muốn đi nhanh thì hãy đi một mình và nếu bạn muốn đi xa thì hãy cùng đi chung”. Quả là tuyệt vời! Việc nầy tôi có thể ứng dụng vào việc Đạo cũng rất hay. Bởi lẽ theo tôi nghĩ rằng: Việc chung của Giáo Hội nó nặng như tảng đá ngàn cân, nếu một mình mình thì chắc rằng sẽ không nhích nổi tảng đá kia; nhưng nếu muốn di chuyển đi xa hơn vị trí cũ thì phải cần nhiều nhân lực mới kham nổi. “Đông tay vỗ nên kêu” là vậy.

 

Tôi thấy Anh say sưa nơi thơ của Ngài Tuệ Sỹ, chìm sâu vào nhạc của Phạm Duy và Đạo Ca của Phạm Thiên Thư. Nghe người khác hát còn biết được bài hát kia ở giai điệu nào v.v… tất cả những việc nầy tôi xin chịu thua. Bởi lẽ không rành về những lãnh vực nầy thì không nên múa rìu qua mắt thợ. Tôi chỉ tự hỏi rằng với tuổi đời của Tác giả chưa đến 50 mà có nhiều tài như vậy, thì chúng ta cũng đáng hãnh diện là người Việt Nam da vàng đã không hỗ danh khi đem chuông đi đánh xứ người. Bởi lẽ Tác giả đã không vị kỷ chỉ lo cho mình, cho gia đình mình mà còn lo cho tổ chức Gia Đình Phật Tử, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với những tù nhân trong các trại tù và hướng họ về Chánh Niệm, giúp đỡ cho nhiều quỹ từ thiện khác nhau v.v…

 

Để kết luận bài điểm sách và điểm về Tác giả của quyển sách nầy, tôi xin dùng câu tục ngữ của người Nga để giới thiệu đến quý vị như sau: “Hạnh Phúc là những gì người ta đang có chứ không phải là những gì người ta đi tìm”. Vậy quý vị, nếu ai đó muốn có hạnh phúc thì cũng nên đọc sách nầy để tâm mình được an và thân được như ý.

 

Kính chúc tất cả Quý độc Giả có được một mùa Xuân như ý.

 

Viết xong lời điểm sách nầy vào lúc 16:00 ngày 8 tháng 5 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.
ThongDongKhapMoiNeoDuong-2



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2010(Xem: 8317)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9287)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8590)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7942)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8365)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7226)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10078)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9787)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11555)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7332)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]