Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển hoá khổ đau

10/05/202119:02(Xem: 4738)
Chuyển hoá khổ đau

Chuyn hoá kh đau

   

 Chuyen-Hoa-Kho-Dau

 

 

 

  Ch có bn ch mà hàm cha mt triết lý thâm sâu !

   Ch có bn ch mà sao chúng sanh vn không thc hành được  để thoát khi s kh đau ?

   Nhưng cũng ch bn ch này có th giúp chúng sinh phá được bc màn vô minh, đến được bến b giác ng, thoát vòng sinh t !

 

 

    Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau những lần xuất cung dạo các cửa thành của nước vua cha - Ca-Tỳ-La-Vệ, thái tử Tất Đạt Đa đã tận mắt nhìn thấy những hình ảnh thật của cuộc sống bên ngoài: người già cô đơn, người bệnh đau đớn, người chết lặng lẽ. Ngài nhận ra rằng cuộc đời đầy dy những khổ đau, mt mát, chứ không được đẹp đẽ, tươi vui, tráng lệ như cuộc sống trong cung điện. Sau những trăn trở, thúc bách, cũng như là lúc thiện duyên đầy đủ, thái tử đã cắt ái, từ thân, ra đi tìm con đường giải thoát. Sáu năm tầm sư, học đạo, giữa ngưỡng cửa của sự sống chết vì công phu tu khổ hạnh, Ngài đã tự tìm ra con đường trung đạo và sau 49 ngày thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đã chứng đắc các đạo quả:

     - Tận diệt các vi-tế phiền-não.

     - Tận diệt các vi-tế vô-minh.

     - Chứng Lậu-Tận-Minh.

     Đức Thế Tôn đạt đến giác ngộ giải thoát và tìm ra được phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền-não và vô-minh, thoát khỏi vòng Sinh-Tử luân-hồi. Và suốt 49 năm Ngài đi giáo hóa không ngoài mục đích giúp chúng sanh biết nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ và cách diệt được sự đau khổ đó để đạt được sự giải thoát.

      Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Như Lai giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại khu vườn Lộc Uyển. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Ngài cũng chính là cốt lõi quan trọng nhất đã được nhiều Tông phái công nhận là điểm chung đồng nhất và thuần túy nhất của đạo Phật. Tôi- một Phật tử phước mỏng, nghiệp dày, cũng nhận thấy đây là giáo pháp trên cả tuyệt vời. Dù thuyết đòi hỏi người tu tập, thực hành phải có sự kiên trì, không thối chuyển nhưng một khi đạt đến được trạng thái nhất tâm bất loạn, chắc chắn người ấy sẽ được sống ngay trong an nhiên tự tại.

       Khổ đau là điều mà con người không thể tránh khỏi trong cuộc đời này. Khổ đau thể hiện dưới thiên hình, vạn trạng nhưng chung quy không ngoài khổ về tâm, thân và hoàn cảnh. Khổ về tâm là tham ái (cầu không được, ước không thấy, yêu thương phải chia lìa, thù ghét phải cận kề…), khổ về thân vì sinh, lão, bệnh, tử và khổ về hoàn cảnh vì chiến tranh, thiên tai, sự nghiệp, gia đạo…không như ý muốn. Khổ đau sinh ra từ tham, sân, si, chấp thủ, những mắc xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên do vô minh và ái dục. (khổ).   

      Khổ đau là một hiện thực, chúng sinh không thể trốn chạy nhưng cũng không nên quan trọng hóa chúng, vì từ những nỗi khổ dẫn đến niềm đau. Vì vô minh, tham ái, niềm đau cứ chất chồng, nghiệp chướng cứ tồn tại và cứ thế con người vẫn phải trôi lăn trong những vòng sinh tử (tập). 

       Muốn chuyển hoá khổ đau để được sự an vui ngay trong hiện tại, trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sinh ra những nỗi khổ ấy, rồi nhờ vào sự tu tập, biết được đây chỉ là những trạng thái vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, không có gì là bất biến. Một khi từ bỏ được những mầm mống gây ra phiền não, tự tại đối với các ái- thì trạng thái khổ đau cũng được hoá giải, chúng sinh sẽ có một sự an vui, giải thoát chân thật, một hạnh phúc tuyệt vời vì đã chấm dứt được dục vọng và vô minh- gốc rễ của luân hồi cũng được tận diệt (diệt).

       Và con đường duy nhất để diệt khổ, đó là Bát Chánh Đạo:

    -  Chánh tri kiến: thấy biết chân chánh.

     -  Chánh tư duy:  suy nghĩ chân chánh.

     -  Chánh ngữ:  nói năng chân chánh.

     -  Chánh nghiệp: hành động chân chánh.

     -  Chánh mạng: sinh sống chân chánh.

     -  Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh.

     -  Chánh niệm: nhớ nghĩ chân chánh.

     -  Chánh định: tập trung tư tưởng chân chánh. (đạo)

        Sanh ra đời con người ai cũng mong cầu (tham ái) có được hạnh phúc, được cái này, mong cái khác, không chung, vô hạn ! Một khi tham ái càng nhiều càng sinh ra lắm phiền não. Có mặt phiền não là có vô minh. Cả hai như hình với bóng. Mà vô minh là yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong con đường sinh tử. Theo lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, nguyên nhân của các buồn phiền và khổ đau là do tham ái dưới mọi dạng thức. Nếu muốn tránh khổ đau, chúng ta chỉ còn một cách phải bỏ tham ái- không chỉ tham ái người mà tham ái của cải nữa. Những tham ái về tinh thần hay vật chất làm cho chúng sanh thỏa mãn cảm xúc của mình nhưng cũng chính điều này dẫn cho chúng sanh vào con đường trần tục, khổ đau. 

      Cuộc sống là một chuỗi vô thường, hoàn cảnh luôn thay đổi. Hàng ngày chúng ta có những cảm thọ dễ chịu, khó chịu, hạnh phúc, đau khổ. Hạnh phúc khi vắng mặt của khổ đau, khổ đau xuất hiện lúc hạnh phúc vắng mặt và cũng có khi hạnh phúc và đau khổ cùng lúc hòa quyện. Tất cả đều do tâm mà ra- “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vì vậy chúng ta cần tu tập, để quán chiếu nhận biết rằng, niềm đau nỗi khổ hay bình an hạnh phúc chỉ là những trạng thái của tâm, hãy trân quý những gì mình đang có, đừng trông đợi những gì chưa tới, đừng đợi đến khi sắp mất hay mất rồi mới tiếc nuối, níu kéo (thả mồi bắt bóng!). Lòng tham vô hạn, được, mất hữu hạn. Đem hữu hạn đặt vào vô hạn là điều không tưởng. Nói vậy, biết vậy nhưng chính tôi cũng nằm trong điều không tưởng. Vì từ vô thuỷ đến nay, chúng ta đã bị đắm chìm trong biển vô minh tà kiến nên nghiệp chướng cứ chồng chất, muốn dứt bỏ tham ái quả thật quá khó khăn (có phải vì quá khó khăn mà đến hôm nay, chúng ta vẫn còn hiện diện ở cõi ta bà này!).

      Chúng ta đã được đọc, nghe nhiều bài giảng pháp của các vị chân tu, các bậc trưởng thượng, truyền đạt từ những di huấn của Đức Phật hơn 2500 năm trước. Qua đó, chúng ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp (mà trong kinh vn thường nhắc có 84.000 pháp môn tu) để chuyển hóa khổ đau, tùy căn cơ mỗi người (nghiệp duyên) tự tìm cho mình cách tu tập để có được chiếc gươm trí tuệ sắc bén chặt được phiền não. Vì vậy học đạo, hiểu đạo để tìm thấy an lạc. Nhờ tu tập, trì chú, tụng kinh để tâm luôn được tỉnh thức. Nhờ niệm Phật, tâm chuyên chú vào Hồng danh Chư Phật, Chư Bồ Tát để lòng không loạn động nghĩ về quá khứ, không bất an lo cho tương lai- mà hưởng hạnh phúc ngay trong hiện tại.   

      Được tụng nhiều loại kinh, chú, ngoài Chú Đại Bi - mà tôi nghĩ mình có duyên hằng trì tụng, tôi rất trân quý bài Tâm Kinh, một bài tụng trong hầu hết các thời kinh trước khi hồi hưng cho buổi lễ. Đây là một bài kinh ngn trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Nhưng ch với 260 chữ này đã bao trùm toàn bộ chân lý của Đức Phật. Trong sut 49 năm ròng, Đức Phật đã không ngng thuyết giảng cho chúng sinh về cái Lý Không và cái Thật Tướng của vạn pháp để con người có cái nhìn thu đáo về cái “Có” với cái “Không”, cái “Thật” đối cái “Giả”.   

      Trong kinh đã viết :

      «Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. ».

      Khi trí tuệ và tâm của chúng sinh được thông suốt, không còn vướng mắc, thì ngay lập tức :

     «Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha»

       Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật có nghĩa tới bờ bên kia. Bờ bên này đầy dẫy tham lam là thế gian, bờ bên kia buông bỏ là Niết bàn. Cũng có thể hiểu chấp “Có”, thấy “không” là bờ bên này, có đủ sáng suốt để phá cái “Có”, cái “Không” là  bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ, chỉ cho chúng sinh hiểu rõ vạn sự, vạn vật ở thế gian đều do nhân duyên sinh: có sinh tất có diệt. Còn đạo Phật tìm tới chỗ không sinh không diệt, đ thoát hết nguồn gốc đau khổ của nhân sinh. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là pháp tuyệt đối (bất khả tư nghì) có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ. 

       Đời người là một chuyến du lịch. Chúng sinh là những khách du hành. Nghip duyên là ông chủ văn phòng xuất vé - người quyết định ngày đến, giờ đi, nơi chúng sinh đã rời và sẽ tới. Nhưng nhờ sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta được biết thêm rằng- sự tu tập có thể giúp chúng ta thay đổi được chướng nghip, cảnh giới (chuyển nghiệp).

      Chết là hết một kiếp, nhưng lại khởi đầu của một kiếp khác, tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận qu và c nối tiếp vô cùng tận. Còn luân hồi là còn khổ. Chỉ có giác ngộ mới đoạn diệt được sinh tử, luân hồi.  

       Đức Thế Tôn đã trao cho ta ngọn đuốc trí tuệ (Tứ Diệu Đế), Ngài đã chỉ cho ta con đường để đạt đến giác ngộ (Bát Chánh Đạo). Đi hay không, kết quả ra sao tùy ở mỗi người !

     Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh sớm trọn thành Phật đạo.

Nguyên Hạnh HTD

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2010(Xem: 8558)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11734)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26921)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 13071)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7203)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15935)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
22/11/2010(Xem: 8894)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 8627)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 8509)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 9972)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]