Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển hoá khổ đau

10/05/202119:02(Xem: 4918)
Chuyển hoá khổ đau

Chuyn hoá kh đau

   

 Chuyen-Hoa-Kho-Dau

 

 

 

  Ch có bn ch mà hàm cha mt triết lý thâm sâu !

   Ch có bn ch mà sao chúng sanh vn không thc hành được  để thoát khi s kh đau ?

   Nhưng cũng ch bn ch này có th giúp chúng sinh phá được bc màn vô minh, đến được bến b giác ng, thoát vòng sinh t !

 

 

    Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau những lần xuất cung dạo các cửa thành của nước vua cha - Ca-Tỳ-La-Vệ, thái tử Tất Đạt Đa đã tận mắt nhìn thấy những hình ảnh thật của cuộc sống bên ngoài: người già cô đơn, người bệnh đau đớn, người chết lặng lẽ. Ngài nhận ra rằng cuộc đời đầy dy những khổ đau, mt mát, chứ không được đẹp đẽ, tươi vui, tráng lệ như cuộc sống trong cung điện. Sau những trăn trở, thúc bách, cũng như là lúc thiện duyên đầy đủ, thái tử đã cắt ái, từ thân, ra đi tìm con đường giải thoát. Sáu năm tầm sư, học đạo, giữa ngưỡng cửa của sự sống chết vì công phu tu khổ hạnh, Ngài đã tự tìm ra con đường trung đạo và sau 49 ngày thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đã chứng đắc các đạo quả:

     - Tận diệt các vi-tế phiền-não.

     - Tận diệt các vi-tế vô-minh.

     - Chứng Lậu-Tận-Minh.

     Đức Thế Tôn đạt đến giác ngộ giải thoát và tìm ra được phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền-não và vô-minh, thoát khỏi vòng Sinh-Tử luân-hồi. Và suốt 49 năm Ngài đi giáo hóa không ngoài mục đích giúp chúng sanh biết nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ và cách diệt được sự đau khổ đó để đạt được sự giải thoát.

      Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Như Lai giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại khu vườn Lộc Uyển. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Ngài cũng chính là cốt lõi quan trọng nhất đã được nhiều Tông phái công nhận là điểm chung đồng nhất và thuần túy nhất của đạo Phật. Tôi- một Phật tử phước mỏng, nghiệp dày, cũng nhận thấy đây là giáo pháp trên cả tuyệt vời. Dù thuyết đòi hỏi người tu tập, thực hành phải có sự kiên trì, không thối chuyển nhưng một khi đạt đến được trạng thái nhất tâm bất loạn, chắc chắn người ấy sẽ được sống ngay trong an nhiên tự tại.

       Khổ đau là điều mà con người không thể tránh khỏi trong cuộc đời này. Khổ đau thể hiện dưới thiên hình, vạn trạng nhưng chung quy không ngoài khổ về tâm, thân và hoàn cảnh. Khổ về tâm là tham ái (cầu không được, ước không thấy, yêu thương phải chia lìa, thù ghét phải cận kề…), khổ về thân vì sinh, lão, bệnh, tử và khổ về hoàn cảnh vì chiến tranh, thiên tai, sự nghiệp, gia đạo…không như ý muốn. Khổ đau sinh ra từ tham, sân, si, chấp thủ, những mắc xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên do vô minh và ái dục. (khổ).   

      Khổ đau là một hiện thực, chúng sinh không thể trốn chạy nhưng cũng không nên quan trọng hóa chúng, vì từ những nỗi khổ dẫn đến niềm đau. Vì vô minh, tham ái, niềm đau cứ chất chồng, nghiệp chướng cứ tồn tại và cứ thế con người vẫn phải trôi lăn trong những vòng sinh tử (tập). 

       Muốn chuyển hoá khổ đau để được sự an vui ngay trong hiện tại, trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sinh ra những nỗi khổ ấy, rồi nhờ vào sự tu tập, biết được đây chỉ là những trạng thái vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, không có gì là bất biến. Một khi từ bỏ được những mầm mống gây ra phiền não, tự tại đối với các ái- thì trạng thái khổ đau cũng được hoá giải, chúng sinh sẽ có một sự an vui, giải thoát chân thật, một hạnh phúc tuyệt vời vì đã chấm dứt được dục vọng và vô minh- gốc rễ của luân hồi cũng được tận diệt (diệt).

       Và con đường duy nhất để diệt khổ, đó là Bát Chánh Đạo:

    -  Chánh tri kiến: thấy biết chân chánh.

     -  Chánh tư duy:  suy nghĩ chân chánh.

     -  Chánh ngữ:  nói năng chân chánh.

     -  Chánh nghiệp: hành động chân chánh.

     -  Chánh mạng: sinh sống chân chánh.

     -  Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh.

     -  Chánh niệm: nhớ nghĩ chân chánh.

     -  Chánh định: tập trung tư tưởng chân chánh. (đạo)

        Sanh ra đời con người ai cũng mong cầu (tham ái) có được hạnh phúc, được cái này, mong cái khác, không chung, vô hạn ! Một khi tham ái càng nhiều càng sinh ra lắm phiền não. Có mặt phiền não là có vô minh. Cả hai như hình với bóng. Mà vô minh là yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong con đường sinh tử. Theo lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, nguyên nhân của các buồn phiền và khổ đau là do tham ái dưới mọi dạng thức. Nếu muốn tránh khổ đau, chúng ta chỉ còn một cách phải bỏ tham ái- không chỉ tham ái người mà tham ái của cải nữa. Những tham ái về tinh thần hay vật chất làm cho chúng sanh thỏa mãn cảm xúc của mình nhưng cũng chính điều này dẫn cho chúng sanh vào con đường trần tục, khổ đau. 

      Cuộc sống là một chuỗi vô thường, hoàn cảnh luôn thay đổi. Hàng ngày chúng ta có những cảm thọ dễ chịu, khó chịu, hạnh phúc, đau khổ. Hạnh phúc khi vắng mặt của khổ đau, khổ đau xuất hiện lúc hạnh phúc vắng mặt và cũng có khi hạnh phúc và đau khổ cùng lúc hòa quyện. Tất cả đều do tâm mà ra- “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vì vậy chúng ta cần tu tập, để quán chiếu nhận biết rằng, niềm đau nỗi khổ hay bình an hạnh phúc chỉ là những trạng thái của tâm, hãy trân quý những gì mình đang có, đừng trông đợi những gì chưa tới, đừng đợi đến khi sắp mất hay mất rồi mới tiếc nuối, níu kéo (thả mồi bắt bóng!). Lòng tham vô hạn, được, mất hữu hạn. Đem hữu hạn đặt vào vô hạn là điều không tưởng. Nói vậy, biết vậy nhưng chính tôi cũng nằm trong điều không tưởng. Vì từ vô thuỷ đến nay, chúng ta đã bị đắm chìm trong biển vô minh tà kiến nên nghiệp chướng cứ chồng chất, muốn dứt bỏ tham ái quả thật quá khó khăn (có phải vì quá khó khăn mà đến hôm nay, chúng ta vẫn còn hiện diện ở cõi ta bà này!).

      Chúng ta đã được đọc, nghe nhiều bài giảng pháp của các vị chân tu, các bậc trưởng thượng, truyền đạt từ những di huấn của Đức Phật hơn 2500 năm trước. Qua đó, chúng ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp (mà trong kinh vn thường nhắc có 84.000 pháp môn tu) để chuyển hóa khổ đau, tùy căn cơ mỗi người (nghiệp duyên) tự tìm cho mình cách tu tập để có được chiếc gươm trí tuệ sắc bén chặt được phiền não. Vì vậy học đạo, hiểu đạo để tìm thấy an lạc. Nhờ tu tập, trì chú, tụng kinh để tâm luôn được tỉnh thức. Nhờ niệm Phật, tâm chuyên chú vào Hồng danh Chư Phật, Chư Bồ Tát để lòng không loạn động nghĩ về quá khứ, không bất an lo cho tương lai- mà hưởng hạnh phúc ngay trong hiện tại.   

      Được tụng nhiều loại kinh, chú, ngoài Chú Đại Bi - mà tôi nghĩ mình có duyên hằng trì tụng, tôi rất trân quý bài Tâm Kinh, một bài tụng trong hầu hết các thời kinh trước khi hồi hưng cho buổi lễ. Đây là một bài kinh ngn trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Nhưng ch với 260 chữ này đã bao trùm toàn bộ chân lý của Đức Phật. Trong sut 49 năm ròng, Đức Phật đã không ngng thuyết giảng cho chúng sinh về cái Lý Không và cái Thật Tướng của vạn pháp để con người có cái nhìn thu đáo về cái “Có” với cái “Không”, cái “Thật” đối cái “Giả”.   

      Trong kinh đã viết :

      «Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. ».

      Khi trí tuệ và tâm của chúng sinh được thông suốt, không còn vướng mắc, thì ngay lập tức :

     «Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha»

       Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật có nghĩa tới bờ bên kia. Bờ bên này đầy dẫy tham lam là thế gian, bờ bên kia buông bỏ là Niết bàn. Cũng có thể hiểu chấp “Có”, thấy “không” là bờ bên này, có đủ sáng suốt để phá cái “Có”, cái “Không” là  bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ, chỉ cho chúng sinh hiểu rõ vạn sự, vạn vật ở thế gian đều do nhân duyên sinh: có sinh tất có diệt. Còn đạo Phật tìm tới chỗ không sinh không diệt, đ thoát hết nguồn gốc đau khổ của nhân sinh. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là pháp tuyệt đối (bất khả tư nghì) có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ. 

       Đời người là một chuyến du lịch. Chúng sinh là những khách du hành. Nghip duyên là ông chủ văn phòng xuất vé - người quyết định ngày đến, giờ đi, nơi chúng sinh đã rời và sẽ tới. Nhưng nhờ sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta được biết thêm rằng- sự tu tập có thể giúp chúng ta thay đổi được chướng nghip, cảnh giới (chuyển nghiệp).

      Chết là hết một kiếp, nhưng lại khởi đầu của một kiếp khác, tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận qu và c nối tiếp vô cùng tận. Còn luân hồi là còn khổ. Chỉ có giác ngộ mới đoạn diệt được sinh tử, luân hồi.  

       Đức Thế Tôn đã trao cho ta ngọn đuốc trí tuệ (Tứ Diệu Đế), Ngài đã chỉ cho ta con đường để đạt đến giác ngộ (Bát Chánh Đạo). Đi hay không, kết quả ra sao tùy ở mỗi người !

     Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh sớm trọn thành Phật đạo.

Nguyên Hạnh HTD

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9147)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 12327)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 17841)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 10716)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 6467)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
09/04/2013(Xem: 10482)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 7984)
Sống trên đời nầy, ai sinh ra rồi cũng phải có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi đối với chính bản thân mình và đối với cộng đồng xã hội và từ đó luật pháp được đặt ra để bảo vệ cho những quyền lợi và trách nhiệm đó. Nếu người nào vi phạm, tức có luật pháp là cán cân dùng để giải quyết mọi việc trong cuộc đời.
09/04/2013(Xem: 7949)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
09/04/2013(Xem: 6477)
Bằng tất cả trí tuệ, bạn mới có thể nhìn thấy cuộc đời là một dòng sống tương tác giữa cái này và cái kia, tạo ra một trường thiên diễn vô tận của ráng nắng, của bọt nước, của ánh chớp, của sương, của giấc mơ, của tâm thức giả huyễn – và bằng tất cả tình yêu, bạn có thể lắng nghe nụ cười và tiếng khóc trùng điệp đuổi bắt thay nhau của vạn loại chúng sanh trong thế giới phù hư giả ảo ấy.
09/04/2013(Xem: 18268)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]