Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Độ Và Xa Hơn

04/05/202118:51(Xem: 3650)
Ấn Độ Và Xa Hơn
ẤN ĐỘ VÀ XA HƠN
Nguyên tác: India and Beyond
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.

Trong năm năm đầu tiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ở Ấn Độ, đi khắp đất nước này để viếng thăm những người dân của ngài trong các trại tị nạn. Sau đó, ngài đã quyết định đem thông điệp của ngài đến một công chúng rộng lớn hơn. Ngài đã du hành khắp thế giới và đã làm những việc mà không một Đức Đạt Lai Lạt Ma nào trước đây đã từng làm. Ngài đã nói chuyện với những đám đông rộng lớn không phải Phật tử về những vấn đề vốn không chỉ tác động đến xứ sở bị chiếm đóng của ngài mà về cả thế giới nói chung. Vì điều này, ngài đã trở thành một trong những nhân vật được ngưỡng mộ và tôn trọng nhất thế giới, hoàn thành lời tiên tri của Hộ Pháp Nãi Quỳnh rằng ngài sẽ “chiếu sáng ở phương Tây.”

ẤN ĐỘ CUNG CẤP MỘT ĐỜI SỐNG MỚI

Chính phủ Ấn Độ, trước đó đã đề nghị cung ứng nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người đi theo ngài, gửi những đại diện đến gặp gở khi họ băng qua Ấn Độ ngày 30 tháng Ba năm 1959. Họ mang theo một điện tín từ Thủ tướng Nehru: “Những đồng sự của tôi và tôi chào đón ngài và gửi lời chúc mừng trong việc ngài đã đến Ấn Độ an toàn. Chúng tôi sẽ rất vui mừng để cung cấp những tiện nghi cần thiết cho ngài, gia đình ngài và những người đi theo ngài để sống ở Ấn Độ. Dân tộc Ấn Độ, những người trân trọng ngài trong lòng tôn kính tuyệt vời, không nghi ngờ gì theo sự tôn kính truyền thống của họ đối với tính cách của ngài.” Những đại diện cũng được gửi đến bảo vệ những người tị nạn đến Bomdila, một thành phố lớn hành trình một tuần từ biên giới. Ở đó những người du hành đã dành mười ngày hồi phục sau thử thách gian khổ của họ.

Thảo luận với đông đảo phóng viên về vấn đề diệt chủng trong cuộc họp báo ở Ấn Độ

An-Do-va-Xa-Hon-000
Sau khi hoàn toàn bình phục ngài đã đi tới Foothills, một trại tị nạn ở biên giới gần thị trấn Tezpur, Ấn Độ. Từ đó, ngài cùng phái đoàn của ngài dùng xe lửa đi Mussoorie, một đồn lính cũ trên đồi của người Anh gần Delhi, cách đó khoảng 1,500 miles (2,414km), nơi chính phủ Ấn Độ đã cung cấp nhà ở cho ngài. Trước khi rời Mussoorie, ngài đã quyết định thực hiện một tuyên bố với giới truyền thông về những gì đã xảy ra ở Tây Tạng và tại sao ngài quyết định rời Tây Tạng. Tạp chí Time sau đó đã tường trình về cuộc họp báo của ngài:

Ra khỏi nhà ga Đức Đạt Lai Lạt Ma 23 tuổi, Thánh Vương của Tây Tạng, nở một nụ cười hạnh phúc nhưng hơi sụt sịt vì bị cảm. đôi mắt của ngài rạng rở và ấm áp dưới đôi kính mát màu cam, và ngài mặc y áo màu nâu đỏ của một lạt ma cao cấp, không có dấu hiệu đặc biệt gì của cấp bậc. Bao quanh là mẹ, anh chị em ngài và những bộ trưởng cùng viên chức chính phủ, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và gật đầu khi ngài bước chậm rãi qua những nhiếp ảnh gia săn tin ….[Trong cuộc họp báo,] ngài đã tuyên bố “một cách dứt khoát”, trong phong cách ngôi thứ ba của một vị thánh vương, rằng ngài đã rời Lhasa và Tây Tạng và đã đến Ấn Độ “theo ý muốn của ngài và không phải bị cưỡng bức,” và đã nói rằng cuộc đào thoát “khá gian nan” chỉ có thể “nhờ sự trung thành và hổ trợ trìu mến của người dân Tây Tạng của ngài.” … [Ngài] đã buộc tội thẳng thừng về việc Tàu Cộng phá hủy một số lớn tu viện, giết hại các lạt ma và bắt tu sĩ và viên chức vào các trại lao động. Ngài đã rời Lhasa vì lo sợ cho chính tính mạng của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói như vậy, khi quân Tàu Cộng bắn vào cung điện Norbulingka của ngài với đạn pháo lớn.

Sau khi phát hành lời tuyên bố của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma và phái đoàn đã lên xe lửa đi Mussoorie. Suốt tuyến đường, hàng chục nghìn người Ấn Độ xếp hàng hai bên dường, vẩy tay và hô to lời cháo đón của họ, “Kính mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma! Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm!” (Dalai Lama Ki Jai! Dalai Lama Zinda-bad!)

ĐỐI PHÓ VỚI TRUYỀN THÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI TỊ NẠN

Ở Mussoorie Đức Đạt Lai Lạt Ma được hộ tống đến Birla House. Khi đã an trú, ngài nghe đài truyền thanh từ Thông tấn xã Xinhua của Tàu Cộng cho rằng tuyên bố của ngài ở Tezpur đầy những dối trá và rõ ràng đã được viết bởi một người nào khác. Do vậy, ngài đã cho lưu hành một tuyên bố thứ hai, chứng minh tuyên bố Tezpur là xác thật.

Gần như ngay khi đến Mussoorie, tin tức đã đến với ngài rằng một số lớn người tị nạn Tây Tạng đã bắt đầu đến Ấn Độ. Ngài đã gửi những đại diện để chào đón họ tại các trại đã được chính phủ Ấn Độ xây dựng một cách vội vả. Thủ tướng Nehru đã viếng thăm Birla House, và họ đã thảo luận những gì cần thiết cho những người tị nạn. Họ cũng thảo luận về việc những trẻ em Tây Tạng nên được giáo dục như thế nào để chuẩn bị cho chúng cuộc sống ở bên ngoài Tây Tạng.
An-Do-va-Xa-Hon-001

Thủ tướng Nehru và Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Birla House


Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thủ tướng Nehru đã nói với ngài ông cho rằng người tị nạn Tây Tạng “sẽ là những người khách của Ấn Độ trong tương lai có thể đoán trước được” và rằng vấn đề giáo dục cho trẻ em phải là điều quan tâm hàng đầu. Ông cũng thêm rằng họ đã tách riêng những trường học và rằng một bộ phận đặc biệt đã được thiết lập trong Bộ Giáo Dục Ấn Độ cho việc học vấn của người Tây Tạng. Ông cũng thêm rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chịu chi phí cho những trường học. “Cuối cùng, ông đã đề cập với tôi rằng, cùng lúc điều rất quan trọng cho con em chúng ta là được dạy dỗ với một kiến thức toàn diện về lịch sử và văn hóa của chúng, cần yếu là chúng nên quen biết với những cung cách của thế giới hiện đại. Tôi đã đồng ý với Thủ tướng Nehru một cách chân thành. Vì lý do đó, ông nói, sẽ là khôn ngoan khi chúng ta sử dụng tiếng Anh để làm phương tiện cho sự giảng dạy của chúng ta vì ‘nó là ngôn ngữ quốc tế cho tương lai.”’

Vào ngày 20 tháng Sáu năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi một cuộc họp báo nữa để nói lên sự phản kháng mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của Tàu Cộng ở Tây Tạng. Hơn một trăm phóng viên từ khắp thế giới đã tham dự. Một lần nữa ngài đã bác bỏ Thỏa Thuận Mười Bảy Điểm. Ngài đã vạch ra chi tiết những gì ngài đã nghe về sự đối xử của quân đội Tàu Cộng với người dân của ngài. Đến lúc này ngài đã nhận được những báo cáo từ vô số người tị nạn về những gì họ đã thấy hay đau khổ và ngài đã chia sẻ một số câu chuyện đó với truyền thông quốc tế. Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế, một hiệp hội độc lập của các thẩm phán, giáo sư luật, và các luật sư từ năm mươi quốc gia, đã phát hành một báo cáo năm đó đã khẳng định những tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma về các tội ác của Tàu Cộng chống lại người Tây Tạng. bên cạnh vô số trách nhiệm đặc biệt về sự xâm lược, báo cáo đã tố cáo sự diệt chủng của Tàu Cộng, và cố gắng hủy diệt dân số Phật giáo Tây Tạng. Họ đã gọi là diệt chủng “tội ác nghiêm trọng nhất mà bất cứ cá nhân nào hay quốc gia nào có thể bị tố cáo … ý định tiêu diệt toàn thể hay từng phần, một quốc gia, một dân tộc, một chủng tộc, hay một nhóm tôn giáo.”

NHỮNG THAY ĐỔI

Ngoài phát biểu với báo chí thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp tục cải tổ chính phủ của ngài bằng việc làm cho nó dân chủ hơn. Ngài cũng tiếp kiến hàng tuần với mọi giới quần chúng. Ngài đã loại bỏ nhiều nghi thức nghiêm nhặt luôn luôn dược đòi hỏi với những người gặp ngài. Ngài đã lập ra những bộ mới trong chính quyền Tây Tạng lưu vong, những văn phòng thông tin, giáo dục, tôn giáo, an ninh và kinh tế và động viên phụ nữ tham gia trong chính quyền nhiều hơn những gì họ đã làm ở Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy điều quan trọng cho tương lai của dân tộc ngài là tận dụng diễn đàn thế giới của Liên Hợp Quốc. Ngài đã viết thư cho nhiều chính phủ yêu cầu giúp đở để phát biểu trước Liên Hợp Quốc. Hai quốc gia, Malaysia và Ái Nhĩ Lan, đã bảo trợ một tuyên bố sau này được thông qua ủng hộ cho Tây Tạng, mặc dù giải pháp ấy chỉ thực hiện được một ít.

Mùa xuân năm 1960, Ấn Độ tuyên bố muốn dời Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền lưu vong của ngài đến thành phố Dharamsala, một vị trí thích hợp hơn và lâu dài hơn, và chỉ hành trình một ngày từ thủ đô của Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi một đại diện để thăm viếng khu vực đó. Ngài tuyên bố có thể chấp nhận được. Vào ngày 10 tháng Ba năm 1960, kỷ niệm một năm ngày Đồng Khởi Của Dân Tộc Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một tuyên bố đến toàn thể dân tộc ngài, ở Tây Tạng và trong những trại tị nạn ở Ấn Độ. Ngài đã nhấn mạnh cho một viễn cảnh dài hạn về những gì đã xảy ra. Ngài khuyến khích người Tây Tạng tị nạn tập trung vào việc duy trì nền văn hóa Tây Tạng.

An-Do-va-Xa-Hon-002

Nội thất tư dinh của Đưc Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala

McLeod Ganj
Nơi thường trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma tọa lạc ở miền bắc Ấn Độ, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh, trên những ngọn đồi của  dãy Himalayas. Ngôi nhà trát vữa trắng, cùng với nhiều ngôi nhà phụ, nhìn ra thung lũng rộng lớn và làng McLeod Ganj, một tiền đồn cũ của Anh cách vài dặm từ thành phố Dharamsala, Ấn Độ. Địa điểm này từng là nơi ở của ủy viên sư đoàn Anh. Đó là một ngôi nhà tương đối khiêm tốn, nằm trong khu rừng và được trang bị nội thất đơn giản. Nó có chút tương đồng với các phòng ngai vàng và căn hộ sang trọng của Cung điện Potala hoặc Norbulingka của Lhasa, ngoài việc có tầm nhìn ngoạn mục ra những ngọn núi phủ đầy tuyết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ban đầu ở chung trong nhà mới của ngài với mẹ ngài và hai con chó Lhasa Apso mà những người ngưỡng mộ đã tặng cho ngài. (Một trong số đó là Tenzin Norgay, nhà leo núi Nepal, người đã đồng hành với Sir Edmund

Hillary trong chuyến leo núi lịch sử đến đỉnh núi Everest năm 1953.) Các con chó Sangye and Tashi, biểu lộ tình cảm chân thành với những ai tiếp xúc với chúng.


NHỮNG THAY ĐỔI XA HƠN

Trong mười năm đầu lưu vong, người Tây Tạng, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, chịu đựng những thay đổi quan trọng. Họ đã lìa quê hương sinh trưởng, chính quyền trong hình thức từ nghìn năm xưa, nhiều nghi thức nghiêm ngặt được nối kết với lãnh tụ của họ, lối sống của họ, đôi khi những thành viên trong gia đình của họ, và nhiều sở hữu khác của họ.

Trong những năm ấy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã thực hiện những thay đổi bổ sung cho chính quyền của ngài. Ngài đã thành lập những gì ngày nay gọi là Bhoe Mimang Chetui Lhenkhang, có nghĩa là  Hội Đồng Đại Biểu Dân Tộc Tây Tạng, một cơ quan lập pháp bầu cử tự do tương tự như một quốc hội. Năm 1961, hội đồng này đã công bố một dự thảo hiến pháp cho Tây Tạng, căn cứ trên triết lý Phật giáo, những ý tưởng dân chủ và Tuyên Bố Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. điều làm sốc nhiều người Tây Tạng, là tài liệu có một điều khoản vốn cho phép hội đồng truất phế Đức Đạt Lai Lạt Ma nếu hai phần ba đại biểu đồng ý. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất điều khoản ấy và sau đó nhất định lưu lại nó trong tài liệu.

Năm 1968, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dời đến một khu ở mới gọi là Tu Viện Thekchen Choeling, vẫn ở vùng Dharamsala. Khu nhà mới của Đức Đạt Lai Lạt Ma tọa lạc trong một dinh thự mới xây dựng với những tòa nhà rộng rãi hơn để cung cấp chỗ cho văn phòng riêng của ngài, bộ phận chịu trách nhiệm cho vấn đề tài chính cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một tòa nhà khác cung cấp địa điểm cho những tiếp kiến công cộng.

DU HÀNH THẾ GIỚI

Bắt đầu năm 1967, Đức Đạt Lai Lạt Ma du hành đến những nước khác, đầu tiên để thảo luận những vấn đề tôn giáo với những người Phật tử khác nhưng sau này để phổ biến thông điệp của ngài về những điều kiện ở Tây Tạng, những cố gắng của ngài để đàm phán với Tàu Cộng, và cuối cùng về những vấn đề liên quan đến cả thế giới. Trong chuyến bay đầu tiên ra khỏi Ấn Độ, trên đường đến Nhật Bản và Thái Lan, ngài đã trở nên thất vọng khi nhìn thấy một chiếc máy bay ném bom B-52 của Không quân Hoa Kỳ mà ngài biết chắc chắn phải trên đường ném bom một mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Ngài nhận ra chiếc máy bay đang mang theo cái chết và sự hủy diệt đối với những con người trên mặt đất, những con người giống như ngài. Ngài ta càng thêm thất vọng khi nhận ra, dù ở độ cao 30.000 feet (9.144m) so với Trái đất, ngài vẫn không thể thoát khỏi việc chứng kiến bằng chứng về sự hủy diệt mà con người có thể gây ra.

Năm 1973 Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên du hành sang phương Tây. Ngài đã đi đến châu Âu và Scandinavia, viếng thăm 11 nước trong sáu tuần. Chuyến đi này đã cho ngài cơ hội đế gặp Heinrich Harrer một lần nữa. Nó cũng cho ngài cơ hội để cảm ơn một cách riêng tư đến những cá nhân, tổ chức và chính phủ đã giúp đở người Tây Tạng tị nạn. Ở Rome ngài đã gặp Đức Giáo Hoàng Paul VI tại Vaticant. Ở Thụy Sĩ ngài đã gặp những trẻ em Tây Tạng được những gia đình Thụy Sĩ nhận làm con nuôi. Ở Hà Lan ngài đã gặp một rabbi sống sau vụ diệt chủng Holocaust của Hitler. Ở Anh quốc ngài đã hoàn toàn cảm thấy người Anh đồng cảm với vấn đề Tây Tạng như thế nào.

Tuy nhiên, ngài phải chờ đợi để viếng thăm Hoa Kỳ. Ngài được nói về những thương thảo giữa Hoa Kỳ và Tàu Cộng quá mong manh như thế nào. Sự viếng thăm của ngài có thể được xem là “không thuận tiện.” Mặc dù vậy năm 1979, dưới chính quyển của Tổng Thống Jimmy Carter, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên:

Khi đến thành phố New York … tôi lập tức ấn tượng bởi một bầu không khí tự do. Những người tôi gặp gở dường như rất thân hữu và cởi mở cùng thoải mái. Nhưng đồng thời, tôi không thể không nhận thấy một số khu vực của thành phố bẩn thỉu và nhếch nhác như thế nào. Tôi cũng rất lấy làm tiếc khi thấy rất nhiều kẻ lang thang và người vô gia cư trú ẩn trong các ô cửa. Tôi ngạc nhiên rằng có thể có bất kỳ người ăn xin nào trong vùng đất rộng lớn và trù phú này. . . Một điều ngạc nhiên khác là tôi phát hiện ra rằng mặc dù, giống như nhiều người theo chủ nghĩa phương Đông, tôi có quan điểm rằng Hoa Kỳ là quốc gia đấu tranh cho tự do nhưng thực ra rất ít người biết về số phận của Tây Tạng. Bây giờ, khi tôi hiểu rõ hơn về đất nước này, tôi bắt đầu thấy rằng, theo một cách nào đó, hệ thống chính trị Hoa Kỳ không sống theo lý tưởng của riêng mình.

Trong  khi ở thành phố New York, ngài đã nói chuyện tại một nơi phục vụ cầu nguyện của Vương Cung Thánh Đường Saint Patrick, một “lễ hội liên tôn ngoại hạng,” theo báo cáo của tờ báo Time. Đức Đạt Lai Lạt Ma bị bao quanh bởi một nhóm các tu sĩ Tin Lành, Armenia, Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo. Để mang lại không khí Tây Tạng cho sự kiện, một nhóm tu sĩ đã vỗ chập chỏa và thổi tù và truyền thống.

Trong chuyến du hành hai mươi hai thành phố/bảy tuần lễ, ngài đã gặp những nhóm Phật tử Hoa Kỳ. Ở thủ đô Hoa Sinh Tân, ngài đã nói chuyện với những dân biểu quốc hội và các thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện. Hầu hết, ngài đã nói chuyện trong khuôn viên những trường đại học khắp Hoa Kỳ với những đám đông thanh niên trẻ tuổi háo hức để nghe về một nền văn hóa vốn không vinh danh chủ nghĩa vật chất.

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI THẾ GIỚI

Khi viết về những cuộc du hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiết lộ triết lý nền tảng của ngài – rằng tất cả con người là giống nhau một cách cơ bản:

Vì những cuộc viếng thăm đầu tiên đến những phần khác nhau của thế giới, tôi phải trở lại nhiều lần. Một cách đặc biệt, tôi đã chào đón cơ hội có được bằng việc du hành để gặp gở và nói chuyện với những tầng lớp khác nhau của cuộc sống – một số nghèo, một số giàu, một số học vấn cao cấp, một số ít học, một số là tôn giáo, và nhiều người không tôn giáo. Cho đến nay tôi đã tiếp nhận duy hổ trợ cho niềm tin của tôi rằng bất cứ nơi nào bạn đi, mọi người ở khắp mọi nơi một cách căn bản là giống nhau, mặc dù chắc chắn có những khác biệt bề ngoài nhất định. Tất cả mọi người, như chính tôi, tìm cầu hạnh phúc: không ai muốn khổ đau. Xa hơn nữa, mọi người cảm kích tình cảm và cùng lúc có khả năng để biểu lộ tình cảm tới những người khác. Với điều này trong tâm, tôi đã thấy rằng tình bàn và sự hiểu biết có thể phát triển được.

Ngôi Làng Trẻ Em Tây Tạng
Mười bốn ngày sau khi di chuyển đến Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở một trại nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Tây Tạng. Ngài đã chỉ định bà chị của ngài là Tsering Dolma đứng đầu hoạt động, và trước đây, hàng trăm trẻ em đã sống ở đó. Nổ lực đầu tiên này cuối cùng đã đưa đến việc tạo ra Làng Trẻ Em Tây Tạng (TCV), một tổ chức với những chi nhánh khắp các trại tị nạn ở Ấn Độ. Ngày nay, TCV đã cung cấp chổ ở và dạy dỗ hàng nghìn trẻ em Tây Tạng và phục vụ như một kiểu mẫu cho những cộng đồng tị nạn khắp thế giới. Tuy nhiên, trước khi nó trở nên lan rộng và thành công vượt bực, nó đã đối diện với sự quá tải nghiêm trọng.
Những điều kiện đã trở thành quá đông đúc ở tại trại đầu tiên – với 120 trẻ em chia sẻ một phòng và đôi khi 5 đến 6 trẻ ngủ trên một giường – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp xúc với chính phủ Thụy Sĩ về khả năng gửi trẻ em đến đó để được những gia đình Thụy Sĩ nhận làm con nuôi. Chính phủ Thụy Sĩ đã đồng ý. Họ cũng đồng ý để quy định của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng các trẻ em, nếu như có thể, đượccho cơ hội để học hỏi và duy trì di sản văn hóa của chúng. Những học sinh lớn được gửi tới Thụy Sĩ để học tập, và một nghìn người lớn tị nạn cũng nhận đất nước châu Âu ấy làm nhà của họ.


Về phương Tây, ngài nói rằng ngài ấn tượng với “năng lượng và sự sáng tạo của nó và khao khát để tìm hiểu.” Tuy nhiên, ngài nói rằng người phương Tây có xu hướng suy nghĩ “trong dạng thức của ‘trắng và đen’ và ‘hoặc, hay’, vốn lãng quên những sự kiện của liên hệ hổ tương và tương đối. [Người phương Tây] có một khuynh hướng đánh mất tầm nhìn của những vùng xám vốn tồn tại giữa hai quan điểm vẫn thường thấy.”

An-Do-va-Xa-Hon-003

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với dám đông ở Central Park, New York


Từ lần đầu tiên rời Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thăm viếng hơn sáu mươi lăm quốc gia trên sáu lục địa. Ngài đã đến Hoa Kỳ ba mươi lăm lần. Ngài đã chia sẻ triết lý và ý tưởng của ngài với hàng triệu người qua những buổi nói chuyện công cộng, sách vở và giảng dạy. Bất cứ khi nào ngài được yêu cầu để nói, ngài nói ngài luôn luôn tiếp cận nhiệm vụ với ba cấp độ. Thứ nhất, ngài nói như một con người, vì thể ngài có thể thảo luận những trách nhiệm của chúng ta đối với mỗi người khác và cho hành tinh mà chúng ta đang sống. Thứ hai, ngài nói với những người nghe như một tu sĩ Phật giáo, cố gắng để mang đến sự hòa hợp và thông hiểu giữa những tín hữu của những niềm tin khác nhau. Thứ ba, ngài nói như một người Tây Tạng, về đất nước mà ngài yêu mến, dân tộc và nền văn hóa ngài yêu mến, và nhu cầu của nó cho công lý và bảo vệ.


***

Trích từ The Dalai Lama (People in the News)

Bài liên hệ
Một Tu Sĩ Giản Dị
Quê Hương Sinh Thành
Cuộc Sống Ở Lhasa
Đi Lưu Vong 

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2010(Xem: 8313)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9280)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8577)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7927)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8345)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7208)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10050)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9758)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11530)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7297)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]