Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Khác Biệt Giữa Vi Diệu Pháp Và Duy Thức Luận.

15/04/202120:22(Xem: 6743)
Sự Khác Biệt Giữa Vi Diệu Pháp Và Duy Thức Luận.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VI DIỆU PHÁP VÀ DUY THỨC LUẬN.
PHỐ TẤN
su-khac-biet-giua-vi-dieu-pha
  1. DẪN NHẬP.

Chúng ta thường biết là Vi Diệu Pháp là Tạng của Nguyên Thủy áp dụng tu học ngày nay rất phổ biến. Tạng này cũng nói về Tâm và nghiên cứu sâu rộng. Riêng Đại Thừa thì có Duy Thức Luận cũng tương tự chỉ khác là có 2 thức Mạc Na Thức số 7 và Tạng Thức số 8. Vi Diệu Pháp là do Xá Lợi Phất giảng còn Duy Thức Luận là do Vô Trước Thế Thân giảng, tất cả đều do Bồ Tát mở rộng ra mà thôi và là Luận tức là luận bàn do qui từ nhiều kinh lại và không do Phật giảng. Xá lợi Phất giảng Vi Diệu Pháp do Phật giảng trên cõi trời cho mẹ của Phật còn Vô Trước Thế Thân giảng là do Phật Di Lạc giảng cũng trên cõi trời. Bài viết nầy chủ yếu đưa ra khái luận về Tâm Thức theo hai phái Nguyên Thủy và Đại Thừa dựa vào Phân Tâm Học ngày nay. Chúng ta nghiên cứu trên căn bản tâm lý học về tạng Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận.

  1. LỊCH SỬ.

Triết học Phật chia ra 3 thời kỳ: Nguyên Thủy, Bộ phái, Đại Thừa. Nguyên Thủy là thời kỳ đức Phật còn tại thế, mọi kinh đều do Ananda nhớ kể lại tôi nghe như vầy. Bộ phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập diệt kết tập lần thứ 1,2.3 chia hai bộ phái chính là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ cùng các bộ phái nhỏ khác thành 20 bộ phái. Kế đến thời kỳ Đại Thừa Phật giáo truyền sang Trung Hoa mở rộng các kinh gọi là Đại Thừa được dẫn giải là lời Phật giảng cho các vị trưởng lão tu Bà La Môn sang tùng phục dưới đức Phật. Vì thế không do Ananda kể lại mà do các vị trưởng lão nhớ viết ra. Đại Thừa vì do trưởng lão đã tu tập ở Bà La Môn nên đức Phật giảng có chiều triết lý sâu xa rộng rãi và có trình độ hơn giảng cho đại chúng và bằng tiếng sankrit thay vì bằng tiếng Pali của Nguyên Thủy. Đại Thừa là triển khai Nguyên Thuỷ sâu rộng hơn có cải biến tùy theo các phái và những vấn đề mà đức Phật từ chối trả lời gọi là im lặng sấm sét thì Đại Thừa mang ra bàn luận giải thích. Vấn đề im lặng sấm sét ấy là triết lý trừu tượng siêu hình như chết rồi đi về đâu? Vũ trụ này thành hình như thế nào? Từ đó vấn đề tâm lý Phật giáo được thành hình theo trào lưu tiến hoá của thời đại. Vấn đề tâm lý Phật giáo đó đưa đến tính Không Trung Quán Luận của Long Thọ và tạng Vi Diệu Pháp cùng Duy Thức Luận của Vô Trước Thế Thân. C.G.Jung một nhà tâm lý phuơng tây nổi tiếng về nghiên cứu Phật giáo kết luận rằng: Cốt tủy giáo thuyết của đức Phật là sự giải phóng khổ đau bằng sự phát triển tâm thức đến mức cùng cực. Như vậy con đường từ Long Thọ cho đến Vô Trước Thế Thân cũng chỉ là con đường của Nguyên Thủy đồng một chủ trương là con đường giải thoát. Phật báo nước biển có vị mặn, đạo ta có vị giải thoát là vậy.

Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Đức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Đạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên - Tāvatiṃsa) với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.

Theo một vài học giã thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Đức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Đại Đức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Đúng theo truyền thống thì chính Đức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Đầu đề (Mātikā) hay nồng cốt Nguyên Thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) ...".Trong 6 tập của Tạng Diệu Pháp (trừ tập Ngữ Tổng - Kathāvatthu - do Ngài Mục Kiền Liên (Moggallanaputta) viết; cũng có thuyết cho rằng tập này do chính Đức Phật thuyết nhưng Ngài Moggallana thêm vào 500 câu) đều do Đức Phật thuyết và Đại Đức Xá lợi Phất (Sārīputta) được danh dự giảng rộng và sâu vào chi tiết.

Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chúng ta không cần phải biết là Vi Diệu Pháp có phải do chính Đức Phật thuyết hay không mà chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó chính là người giác ngộ (hay Phật) và chỉ người nào hiểu được lẽ thật, người đó mới nói lên được sự thật.

Nền tảng của giáo lý Duy thức được phát triển bởi Di-lặc (彌勒) và hai anh em Thế Thân, Vô Trước, trong những luận giải như Câu-xá luận (zh. 倶舎論, sa. abhidharma-kośa-bhāṣya), Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṃśikā vijñaptimātratāsiddhiḥ), Nhiếp Đại Thừa luận (zh. 攝大乘論, sa. mahāyānasaṃgraha), Du-già sư địa luận (zh. 瑜伽師地論, sa. yogācārabhūmi-śāstra). Giáo lý Duy thức cũng được trình bày rõ trong kinh Giải thâm mật (sa. saṃdhinirmocana-sūtra) và kinh Thắng Man (sa. śrīmālā-sūtra).

Nhiếp Đại Thừa luận ghi:

"Các (đối tượng của) thức ấy đều do (ý) thức tạo nên vì vốn (ngoài tâm) không có cảnh trần nào cả. Chúng chỉ như mộng"..

Duy thuc Tong: Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại Thừa do hai Đại sư Vô Trước(zh. 無著, sa. asaṅga) và người em là Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 tay lich. Các đại biểu khác của phái này là Bandhusri (Thân Thắng), Citrabhàna (Hỏa Biện), Gunamati (Đức Tuệ), Dignàga (Trần Na), Sthiramati (An Tuệ), Dharmakīrti (Pháp Xứng, học trò của Dignàga), Silabhadra (Giới Hiền, học trò của Dharmapàla). Silabhadra tuyên bố rằng giáo nghĩa của Vô Trướcvà Thế Thân là "trung đạo giáo", là cao hơn giáo nghĩa Nguyên Thủy (Phật giáo Nguyên Thủy) và "không giáo" của Long Thọ.

Khi sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch các bộ luận chính của Duy thức tông ra tiếng Hán, phái Pháp tướng tông (phái tìm hiểu bản tính và hình dạng của các pháp) hình thành ở Trung Quốc và lan tỏa ra một số nước Đông Á.

Phân Tâm Học: Phân Tâm Học là một chuyên ngành của tâm lý học, là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu liên quan đến việc nghiên cứu tâm trí vô thức, cùng tạo thành một phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần, một phương pháp lâm sàng để điều trị bệnh lý tâm thần thông qua đối thoại giữa bệnh nhân và nhà tâm lý học. Ngành học được thành lập vào đầu những năm 1890 bởi nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud, người đã giữ lại thuật ngữ "psychoanalysis" cho trường phái tư tưởng của riêng mình, và một phần xuất phát từ công trình lâm sàng của Josef Breuer và những người khác. Phân Tâm Học sau đó được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu là bởi các sinh viên của Freud, chẳng hạn như Alfred Adler và cộng sự của ông, Carl Gustav Jung, cũng như bởi các nhà tư tưởng Freud mới, như Erich Fromm, Karen Horney, và Harry Stack Sullivan. Phân Tâm Học cho rằng con người có phần thức như một tảng băng. Phần nỗi trên mặt biển là nhỏ chóp bu là ý thức. Phần chìm kế đó to lớn là tiềm thức. Còn lại phần to lớn sâu rộng dưới tảng băng là vô thức. Nơi đây là có đạo đức, có ngã ego, có vô ký không thiện không ác. Phần vô thức nầy kiểm soát hết phần tiềm thức và ý thức. Phần đạo đức gọi là superego, phần ngã cái tôi là phần ego và phần ID là vô ký không thiện không ác. Nhìn chung người ta so sánh Phân Tâm Học với Duy Thức Luận thì thực số 7 Mạc Na Thức tương ứng với tiềm thức và Tàng Thức tương ứng với Vô thức. Nhưng nhiều người không đồng ý điều so sánh nầy.

       3.   TÂM LÝ HỌC THEO NGUYÊN THỦY. Tâm lý học Phật giáo qua giáo lý Nguyên thuỷ là tâm lý học ứng dụng vào thực tiển của đời sống chứ không phải là những lý luận khô khan, siêu hình, mục đích là :

- Cung cấp phương pháp nhận thức về con người chính mình.- Tìm cách thay đổi tình trạng đau khổ do rối loạn tâm lý .- Giúp con người định hướng tư duy và hành động để đem đến sự chân thiện cho đời sống .- Giúp con người đi sâu vào đời sống nội tâm để giải phóng những ức chế tâm lý, những kết tụ của các năng lượng khổ đau và vô minh. Xét về Nguyên Thủy căn bản là Tứ diệu Đế, 12 nhân duyên và Ngũ uẩn.

- Tứ Diệu Đế: 4 đạo đế có khổ đế và tập đế, diệt đế, đạo đế. Tâm lý học áp dụng là hiểu thấu khổ đế là tham sân si là lậu hoặc để diệt đế bằng đạo đế là Bát Chánh đạo. Tức là đoạn trừ tâm lý bất thiện và phát triển tâm lý thiện chính là đạo đức học và giải thoát học.

-12 nhân duyên. Từ Vô minh sinh Hành, như vậy duyên sanh theo chiều thời gian, còn có chiều không gian cho 12 bước sinh khởi. Chú ý đến Vô minh, Hành rồi Thức và Thọ, Ái, Thủ, là mắc xít cốt tủy của nhân duyên. Tuy là kể ra 12 bước tiếp nối nhưng thật ra chúng xảy ra cùng một sắc na nhanh và như là cùng một lúc. Tâm lý học áp dụng là sự cảm thọ với Ái Thủ là điều căn bản của sự Khổ, và thức là điều đưa đến cái ngã cái tôi mà duy thức sau này đào sâu vào gọi là Mạc Na Thức là thức chấp thủ ích kỷ sau chữ Ái là động lực vô minh. Tâm lý học áp dụng vì con người cần sống hạnh phúc. Mà hạnh phúc và niềm bất an thường đi đôi đưa đến tâm lý khủng hoảng bị áp lực hay chán chường thất vọng. Hoc Phật pháp là để mưu tìm hạnh phúc trong hiện tại và kiếp sau. Nên hiểu rõ Tứ Diệu Đế 12 nhân duyên và ngủ uẩn để giải quyết trực tiếp khổ và diệt khổ.

- Ngũ uẩn. Tâm lý áp dụng vào ngũ uẩn rất quan trọng vì con người hạnh phúc nhất là không còn sợ chết. Mà hiểu rõ ngũ uẩn và học cách trả ngũ uẩn về cho ngũ uẩn trong hư không là điều căn bản của hạnh phúc không sợ chết. Vật lý là 5 uẩn và tâm lý là cảm giác, tri giác, ý chí và nhận thức là 4 khía cạnh tâm lý. Vị trí 4 yếu tố tâm lý nầy tùy theo chiều thời gian hay không gian mà tìm hiểu. Thời gian thì cảm giác có trước rồi kế đến tri giác, ý chí và cuối cùng nhận thức. Về không gian thì cảm giác ở phần ngoài đi vào trong là tri giác ý chí và thức đi vào sâu đáy. Chúng ta gom sắc và 4 uẩn còn lại là tâm thì vật lý và tâm lý là luôn luôn kết hợp là một bất khả phân ra. Khi chúng ta chú tâm vào cảm giác thì 4 phần còn lại hiện ra ngay là vật lý (sắc) tri giác ý chí nhận thức. Sống hạnh phúc là chủ tâm vào cảm giác nên tác dụng tích cực vào dòng tâm thức là đây.

Tri giác là biết đối tượng ngoài hay trong là kinh nghiệm, kinh nghiệm là biết cái gì đã có và đang có đối chiếu với cảm giác. Có khi tri giác có trước có khi có sau cảm giác. Thí dụ cảm giác khi đụng chạm đối tượng có trước rồi tri giác sướng khổ có sau hay ngược lại do tri giác có trước biết sướng khổ mà thực hiện đạt cảm giác sướng khổ có sau. Việc nầy liên quan đến tạo nghiệp là vậy. Tâm lý học áp dụng về cảm giác và tri giác dựa vào nhau có cái mạnh có cái yếu tùy theo điều kiện.

Yếu tố thứ 3 là Hành là nguồn gốc tạo nghiệp do thân khẩu ý. Hành là tâm lý mạnh nhất xác định có chủ ý quyết định như ham muốn, giận dữ, thương ghét tạo ra hậu quả là nghiệp nên Hành là động lực sâu kín vận động của hệ tâm lý theo xu hướng tích trữ, sâu kín mà ý thức khó mà kiểm soát được vì chúng là bản năng là tự phát. Vì thế Hành là tâm lý cá nhân không ai giống ai.

Tâm lý thú 4 là Thức. Thức là bản chất của tâm lý học điều hành cảm giác tri giác và ý chí. Vì thức là bản chất còn các loại khác là hiện tượng tâm lý mà thôi. Nhận biết đối tượng là do thức nên còn gọi là tâm vương còn các hiện tượng tâm lý là tâm sở. Nhờ có thức mà cả hiện tượng tâm lý mới thành hình. Trong tâm lý học thường chia ra bản chất và hiện tượng. Cả hai đều luôn luôn đi kèm nhau gọi là tâm lý và vật lý, chúng không có một chủ thể độc lập riêng biệt nào vì thế nó liên hệ chằng chịt lẫn nhau đưa đến khổ vô thường vô ngã. Đúc kết Phật giáo Nguyên Thủy là tâm lý học thực tiễn áp dụng thực tại, giải quyết trực tiếp khổ vô thường vô ngã để giải thoát sinh tử luân hồi tìm sự hạnh phúc hiện tại và tương lai kiếp sau. Vì vậy tâm lý học Nguyên Thủy là đơn giản trực tiếp và thực hành với cảm giác tri giác ý chí và thức, với tiêu chỉ là không làm điều ác, phát triển làm điều thiện giữ tâm ý trong sạch. Đó là chân lý của hạnh phúc.

4.  TÂM LÝ HỌC QUA CÁC LUẬN TẠNG.

-           Vi Diệu Pháp. Là một tạng luận theo Phật giáo Nguyên Thủy do Xá Lợi Phất giảng lời Phật giảng trên cõi trời Đâu Lợi cho mẹ ngài. Còn có tên là A tỳ Đàm, A tỳ Đạt ma, Thắng Pháp thuộc bộ phái Thượng tọa bộ. Xin xem bài viết: Tôi học tạng Vi Diệu Pháp cùng tác giả.

-           Duy Thức Luận. Trước khi có Duy Thức Luận thì có Câu xá luận, cả hai đều do Thế Thân cùng người anh là Vô Trước soạn thảo vào thế kỷ thứ 5, sau rất xa Vi Diệu Pháp và thuộc Nhất thiết bộ còn Vi Diệu Pháp thuộc Thượng Tọa bộ. Theo Hòa Thượng Thích Viên Giác Duy Thức luận tóm lược như sau:

CÂU XÁ LUẬN : ( Abhidharma- Kosa )

Câu xá luận do Ngài Thế Thân ( Vasubhandhu ) soạn vào đầu thế kỷ thứ 5 , khá trễ so với Thắng pháp . Câu xá luận là bộ luận đúc kết tư tưởng của các luận thư thuộc bộ phái Nhất thiết hữu bộ , một bộ phái có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Phật giáo .

Dựa trên giáo lý Tứ Đế, năm uẩn , mười hai xứ , mười tám giới , Câu xá luận thiết lập hệ thống luận lý cuả mình :" Ngã không pháp hữu".

Các pháp được phân biệt theo Câu xá luận thành 5 lãnh vực : Sắc pháp, tâm vương , tâm sở, tâm bất tương ưng và vô vi pháp .

. Sắc pháp có 11 : gồm 5 giác quan , 5 đối tượng của giác quan , và vô biểu sắc .

 . Tâm vương : là khả năng nhận thức , chỉ có một ( bao gồm cả 6 thức ) .

 . Tâm sở : các hiện tượng tâm lý gồm 46 pháp .

 . Tâm bất tương ưng hành có 14 : là những pháp tạo tác từ sắc và tâm .

 . Vô vi pháp có 3 : là những pháp không có điều kiện , gồm Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi , và Hư không vô vi .

Như vậy nói vắn tắt các pháp có 2 : Một là hữu vi . Hai là vô vi . Năm uẩn bao hàm hết 72 pháp hữu vi : Sắc 11 , Thọ 1 , Tưởng 1 , Hành 58 , Thức 1 ( tâm vương ) .

Về mặt tính chất cũng phân chia tâm lý theo các lãnh vực khác nhau :

. Đại địa pháp có 10 : tương đương với biến hành tâm sở .

. Đại thiện địa pháp có 10 : tức là các tâm lý tốt đẹp , hiền thiện .

. Đại phiền não có 6 : tương đương với các căn bản phiền não trong Duy thức và bất thiện tâm sở của Thắng pháp .

. Đại bất thiện có 2 : tâm lý bất thiện phổ biến như vô tàm , vô quý .

. Tiểu phiền não có 10 : tương đương với Tuỳ phiền não .

. Bất định pháp có 8 : là những tâm lý không định rõ là thiện hay ác .

 DUY THỨC HỌC :

Hệ thống Duy thức thuộc Đại Thừa , nhưng do Ngài Thế Thân phát triển và hoàn chỉnh nên phân tích tâm lý vẫn dựa trên cơ sở Câu xá luận , chỉ có sự khác biệt là sáng tạo thêm 2 thức là thức thứ 7 ( Mạt na ) và thức thứ 8 ( A lại da ). Duy thức coi thức A lại da là thức căn bản .

Các pháp được phân thành 5 lãnh vực giống như Câu xá , gồm có :

. Sắc pháp có 11 .

. Tâm vương có 8 .

. Tâm sở có 51 .

. Tâm bật tương ưng hành có 24 .

. Vô vi pháp có 6 .

Tính chất khác nhau của hiện tượng tâm lý được chia ra 5 nhóm :

. Biến hành có 5 .

. Biệt cảnh có 5 .

. Thiện tâm có 11 .

. Căn bản bất thiện có 6 .

. Tuỳ phiền não có 20 .

. Bất định có 4 .

 5.  SU KHAC BIET VI DIEU PHAP VA DUY THUC LUAN.

 So sánh với Thắng pháp (Vi Diệu Pháp) và Câu xá luận, Duy thức có những điểm tương đồng và dị biệt như sau:

Tâm vương : Duy thức có 8 , Câu xá có 1 ( bao gồm 6 thức ) Thắng pháp có 89 ( hay 121 ) Câu xá cho là một vì nhìn về tâm vương một cách tổng quát , còn Thắng pháp thì nhìn một cách chi tiết . Riêng đối với Duy thức tăng thêm 2 tâm vương Mạt na và A lại da , bởi lẽ :

1. Mạt na :

Ý thức hoạt động mặt nổi với các đối tượng bên ngoài hay bên trong, và có lúc Ý thức không hoạt động như trường hợp ngũ say, chết giấc . Vậy phải có thức tồn tại liên tục làm nền tảng cho Ý thức hoạt động khi đủ điều kiện (như thức dậy ) . Thứ đến thức làm nền tảng ấy phải có những tính chất gần gũi với Ý thức và ít nhất cũng phải có những dấu hiệu để nói lên sự có mặt của nó.

Thức Mạt na sẽ giải quyết 2 vấn đề trên. Đối với vấn đề làm chổ dựa cho Ý thức thì Mạt na còn có cái tên khác là Ý căn (căn cứ của ý thức ) , Từ ngữ Ý là dịch từ Manar mà ra . Luận Câu xá đã giải quyết vấn đề chổ dựa củaÝ thức là Ý căn, gọi Ý căn là tâm vương . Ý căn không chỉ làchổ dựa của Ý thức mà còn là chổ dựa của 5 thức cảm giác (nhãn thức... ) Ý căn có 2 khả năng: Một là làm nối tiếp sinh mạng. Hai là tự tại vận hành dẫn dắt chúng sinh đi vào lục đạo. Khái niệm về ý căn là phát triển rộng hơn từ khái niệm Hữu phần thức ( Bhavanga ) của Thắng pháp , đến Duy thức thì Ý căn được chuyển mình thêm một bước thành Mạt na , nó mang thêm chức năng mới , đó là năng lực chấp ngã .

Chấp ngã hay là bản năng tự vệ nằm sâu trong tiềm thức của con người nhưng nó cũng biểu hiện rõ nơi các hiện tượng tâm lý : Tính cố chấp , ngã mạn , bảo thủ , vướng mắc ... chấp ngã là dấu hiệu của thức Mạt na , và chấp ngã là cái tồn tại liên tục và tức thời .

2. A lại da:

Nếu Ý thức là hoạt động tâm lý mặt nổi và Mạt na là căn cứ của ý thức với tính chất chấp ngã. Vậy có cái ngã nào cho Mạt na chấp thủ và có cái gì lưu trữ toàn bộ hoạt động của than, khẩu, ý và sự vận động của nhân quả , nghiệp báo như thế nào ? Thức A lại da là một năng lực bảo tồn tất cả mọi năng lực của sự tồn tại. A lại da là thức tổng thể và rất khó nhận thức Thành lập thức thứ 8 Duy thức mở ra được lối thoát cho hệ thống tâm lý học Phật giáo - Vấn đề Niết bàn - vô vi :

Vi Dieu Phap đưa ra 2 pháp Niết bàn là Hữu dư y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn. Câu xá luận thì chia thành 3 pháp vô vi : Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, và Phi trạch diệt vô vi .

Hư không vô vi: Hư không, gọi là vô ngại, tính không chướng ngại vật khác và không có vật nào chướng ngại mình, hư không vô vi là thể tánh của mọi vật phi nhân duyên .

Trạch diệt vô vi: Trí tuệ giản trạch đoạn trừ lậu hoặc thành tựu Niết bàn . Niết bàn ấy phi nhân duyên.

Phi trạch diệt vô vi: các pháp không đủ duyên nên không tồn tại , không tồn tại nên không huỷ diệt. Nó không được trí tuệ giản trạch nên gọi là phi trạch diệt .

Như vậy Câu xá đưa vào hư không và phi trạch diệt, còn trạch diệt vô vi tương đương với Niết bàn.

Duy thức tăng thêm 3 pháp vô vi là: Bất động diệt vô vi, là trạng thái bất động của thiền thứ tư. Thọ tưởng diệt vô vi, là định diệt thọ tưởng của vị A La Hán, và chân như vô vi là pháp chân thật, là Niết bàn .

Tuỳ theo quan điểm mà pháp vô vi tăng hay giảm nhưng điều chung nhất đều coi Niết bàn là pháp vô vi.

Các sự khác biệt không phải là đối kháng, ngoài ra Sắc pháp và Tâm sở không khác nhau mấy, phần lớn là tương đồng.

6. KẾT LUẬN:

So sánh sự khác biệt giữa Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận khác nhau về thời gian, người giảng và xuất xứ, một bên là Nguyên Thủy một bên là Đại Thừa. Sự khác biệt nhau là số lượng, thêm bớt tâm và thức. Duy thức thêm thức số 7 Mạc Na Thức và số 8 A lại Da thức. Phần Niết Bàn khác nhau hoàn toàn. Chúng ta rút ra bài học này được cốt tủy lợi ích gì? Tu tập cả hai đều lấy Tâm làm cốt lõi và có tâm vương và Tâm sở. Vi Diệu Pháp cố gắng kết nối Tâm vương Tâm sở vào Tứ Diệu Đế 12 nhân duyên và ngủ uẩn với khía cạnh thực tiễn và giới luật. Học Vi Diệu Pháp chúng ta biết đâu là tâm thiện để phát huy, đâu là tâm ác để dừng lại huỷ bỏ. Đâu là cơ bản của tâm theo Tứ Diệu Đế và ngủ uẩn 12 nhân duyên để mà tận diệt lậu hoặc tham sân si gây khổ. Đâu là con đường đi đến hạnh phúc thực tế trong cuộc sống qua các tâm vương và tâm sở với tính chất của chúng. Về hình thức và cơ cấu Vi Diệu Pháp và Duy Thức Học gần giống nhau nhưng về áp dụng triết lý tâm lý học thì khác nhau rất xa. Một bên là Nguyên Thủy áp dụng thực tiễn đời sống bằng biết tâm thiện tâm ác. Một bên là biết triết lý căn bản của tâm thiện tâm ác và sự biến đổi vận hành của chúng theo nghiệp và theo nguyện lực để đầu thai kiếp sau của Đại Thừa. Vi Diệu Pháp thực hành như là giới luật ngăn cấm chặt đứt diệt bỏ thân khẩu ý khi chúng ló hiện ra. Về Đại Thừa Duy Thức Luận thì đi xa hơn nhiều. Thức số 7 là Mạc Na là thức về cái Tôi ngả chấp khi sinh ra đã có hiện hữu. Thức nầy trung chuyển giữa thức số 6 và thức số 8 Tàng Thức trữ lại các chủng tử do ý thức đi vào, cộng thêm cái ngã mà thành. Chúng cũng giống nhau về thiện ác hay vô ký hay đạo pháp tu tập tàng trữ thành từng tầng do huân tập chín mùi từng sắc na qua bao nhiêu kiếp. Tầng tâm thức này chính là năng lượng thành một lực gọi là nghiệp lực và nguyện lực.

Năng lượng này sẽ bị hút theo quy luật positive hút negative vật lý lượng tử trong vũ trụ mà hình thành sự đầu thai tái sinh theo đó thức số 7 là cầu nối với thức số 8 đi đầu thai. Theo đó tu học thức số 7 là cái tôi cái ngã thì kiểm tra kiềm chế nó khi hiểu sự vô ngã của nhân và vô ngã của pháp. Duy Thức Luận còn có 3 tự tánh là biến kế sở chấp, y tha khởi và viên thành thật là kết luận của Duy Thức Luận. Kết luận nầy phù hợp với Bát Nhã Tánh Không đưa đến Chân không diệu hữu. Viên thành thật là cái hữu chân thật viên mãn chính là Chân như Phật tánh mà Đại Thừa xiển dương do Bồ Tát Mã minh trong Đại Thừa khởi tín luận. Từ khi có Duy Thức Luận ra đời là phát triển sâu rộng về Tâm thức thì các kinh Đại Thừa đều nói về tâm là điều phục tâm, thanh tịnh tâm, nhất thiếc duy tâm tạo qua các kinh Kim Cang, Hoa Nghiêm Lăng Nghiêm, Lăng Già ,Pháp Hoa,  Niết Bàn... Tóm lại tuy hình thức cơ cấu vật lý của hai tạng Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận đều gần giong nhau nhưng tư duy triết lý áp dụng tu tập khác nhau rất xa. Một bên Nguyên Thủy đi về hiện tượng còn một bên đi về bản thể. Đại Thừa có Tánh Không và Duy Thức làm nền tảng cho các kinh các luận các phép tu tập mang nặng triết lý tâm lý học, để lấy đó làm cội nguồn của tri kiến Phật, có biết về cội nguồn thi tánh giác loé ra dễ dàng hơn, ngộ đạo thành đạt. Nguyên Thủy và Đại Thừa đều cùng chung một mực địch giải thoát, chỉ khác nhau về thực tiễn và triết lý, về hiện tượng với bản thể, về tâm lý học ứng dụng khác nhau do lối tư duy quán chiếu khác nhau. Diễn đạt sự khác nhau này như hai lối đi, một bên từ lá cây đi dần xuống rể cây và một bên là rể cây đi lần ra lá cây. Hiện tượng đi dần đến bản thể và ngược lại. Chúng ta học hai tạng Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận để nắm biết kỹ hai lề lối khác nhau này mà quán chiếu trong lúc thiền định. Tu theo Vi Diệu Pháp chúng ta quán uẩn Hành mỗi ngày gồm thân khẩu ý vận hành theo tâm thiện ác và vô ký không thiện không ác, để cắt bỏ dừng lại hay sám hối nếu đã làm. Tâm thiện ác vô ký này có gần 300 tên loại khác nhau. Tu theo Duy Thức Luận thì chúng ta thiền định quán chiếu A lại Da thức, nơi đó các chủng tử đã lâu đời kiếp, sâu dầy thành từng tầng tâm thức bao gồm thiện ác vô ký, đồng thời quán các chủng tử mới trong hiện tại hằng sắc na đi vào Tàng Thức này. Đồng thời cấy vào Tàng Thức chủng tử tu tập Phật dạy mỗi sắc na theo Đại Thừa hay niệm Phật A Di đà, các chủng tử này sẽ lập thành từng tầng với đầy đủ năng lượng (energy). Tất cả sẽ thành một nghiệp lực, một nguyện lực, một tu tập lực để dẫn ta đi đầu thai kiếp sau hay về cõi Tịnh Độ học tập tiếp hay giải thoát được luân hồi. Vật lý lượng tử ngày nay cho rằng vũ trụ con người đều dưới 2 dạng: dạng hạt và dạng sóng. Dạng hạt là có hình tướng sờ thấy được còn dạng sóng là năng lượng có tần số cuờng độ và năng lượng. Khi ta sống thì dạng sóng đó là tụ tập ở não bộ của ý thức và khi ta chết thì nó tàng trữ trong A lại Da thức để đi đầu thai. Tư duy nầy hợp lý với Duy Thức Luận và Vi Diệu Pháp vì đó là Tâm.

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Tham khảo: Hòa thượng Thích Viên Giác về Tâm Lý Học Phật Giáo, Tỳ kheo Giác Chánh về Luận Tạng Vi Diệu Pháp. Wikipedia.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 10416)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9225)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6521)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8907)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5092)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5288)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5716)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4586)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5172)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4748)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]