Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Sống Ở Lhasa

15/04/202120:17(Xem: 7738)
Cuộc Sống Ở Lhasa
CUỘC SỐNG Ở LHASA
Nguyên tác: Life in Lhasa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Life-in-Lhasa-000

Chẳng bao lâu sau khi được xác định như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cậu bé Lhamo Thondup được cha mẹ đưa đến tu viện Kumbum để bắt đầu việc rèn luyện tôn giáo sơ khởi và chờ đợi trong khi những chuẩn bị cho chuyến du hành đến Lhasa được thực hiện. Mười tám tháng sau, việc cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã bắt đầu cho cuộc hành trình ba tháng đến thủ đô của quốc gia. Một khi đến đó, ngài sẽ đăng quang như lãnh tụ tinh thần của dân tộc Tây Tạng, và sau hàng năm rèn luyện lâu hơn, ngài cũng là lãnh tụ chính trị của họ. Đúng với dự đoán của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới cuối cùng sẽ bị áp lực phải lãnh đạo quốc gia của ngài chống lại những đe dọa ngoại tại.

HÀNH TRÌNH ĐẾN LHASA

Tháng Bảy năm 1939, một tháng sau sinh nhật lần thứ tư của Lhamo, lễ cung nghinh chính thức của ngài bắt đầu khởi hành từ Kumbum đến Lhasa. Lễ cung nghinh bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi, cha mẹ ngài, người anh trai trẻ Lobsang Samten, đoàn tìm kiếm, một vài viên chức chính quyền, một số khách hành hương, và những người hướng đạo vốn biết rành rẽ tuyến đường. Hầu hết mọi người của lễ cung nghinh đi bộ hoặc cưỡi la hay cưỡi ngựa. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới được xác nhận ngồi trên một chiếc kiệu gọi là dreljam với người anh của ngài, một phòng gỗ vây quanh với một trường kỷ hay gối nệm, lơ lửng trên những cây cột giữa hai con la. Suốt chuyến hành trình dài, ngài và người anh hành động như những người anh em trẻ trên khắp thế giới. Họ tranh luận và xô xát. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn tả thái độ của họ:

Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để bàn luận và tranh cãi, như những trẻ em làm, và thường đi đến bùng nổ. Việc này làm cho sự vận chuyển của chúng tôi hiểm họa của việc mất cân bằng. Vào lúc ấy người đánh xe phải dừng các con la lại và gọi mẹ tôi. Khi nhìn vào bên trong, bà luôn luôn nhìn thấy cùng sự việc:  Lobsang chảy nước mắt và tôi ngồi đấy với một cái nhìn chiến thắng trên khuôn mặt.

Khi đoàn đến gần Lhasa, thì được gặp gở những viên chức cao cấp của chính quyền. Sau một lễ đón mừng dài cả ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma và anh ngài được đưa đến Điện Norbulingka, cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở phía tây Lhasa. Một ký ức của những ngày mới ở đó cung cấp bằng chứng xa hơn về những điểm để nhận diện ngài. Ngay khi ngài và gia đình ngài lần đầu tiên đến Lhasa, ngài đã nói với mẹ ngài rằng bộ răng của ngài ở trong một chiếc hộp trong một ngôi nhà của khu vực điện Norbulingka. Những tu sĩ sau đó đã tìm thấy một chiếc hộp gỗ nhỏ chứa một bộ răng giả. Những chiếc răng đó thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

SƯ TỬ TÒA VÀ ĐIỆN POTALA
Life-in-Lhasa-001
Trong mùa đông năm 1940, khi Lhamo mới bốn tuổi, ngài được đưa đến Điện Potala cho lễ tôn vinh chính thức. Điện Potala bên cạnh là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma và trung tâm của chính phủ Tây Tạng, cũng là một trong những tu viện lớn nhất của xứ sở. Vào ngày 22 tháng Hai năm1940, Lhamo Thondup lần đầu tiên ngự trên Ngai Sư Tử — là một cấu trúc bằng gỗ to lớn nạm ngọc, chạm trỗ lộng lẫy đã phụng sự những vị Thánh Vương Tây Tạng hàng thế kỷ. Lễ đăng quang đã xảy ra trong Si shi phuntsog — Điện của Tất Cả những Hành Vi Thánh Thiện trong Thế Giới Tâm Linh và Trần Gian — gian phòng chính bên cánh đông của cung điện.

Buổi lễ tôn vinh ngài như lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng. Ngay sau đó, ngài đã đi đến chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) ở trung tâm của thành phố cho phần còn lại của lễ nhậm chức. Tại chùa Jokhang ngài được xuống tóc và được trao cho y áo màu nâu đỏ của một sa di. Ngài cũng được mệnh danh là Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso.
Life-in-Lhasa-002

Điện Potala
Điện Potala ngự trị Lhasa, nhìn ra thành phố ở trên đỉnh một mõm đá gọi là Đồi Hồng. Cấu trúc được liệt kê như một Di sản Thế giới bởi Liên Hiệp Quốc. Được xây dựng trong thế kỷ mười bảy –triều đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – cung điện chiếm 5 dặm vuông (13 km vuông) và có một nghìn phòng. Cho đến năm 1959 nó phục vụ không chỉ như cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà cũng được đặt Văn Phòng của chính phủ Tây Tạng, lăng mộ của tám Đức Đạt Lai Lạt Ma, một tu viện của 175 tu sĩ, vô số điện thờ và thánh tượng, những kho tàng với các bảo vật quốc gia, những phòng ban cho nghi lễ của tôn giáo và chính phủ, cùng một trường học cho tu sĩ trẻ. Với Tây Tạng ngày nay dưới sự thống trị của Cộng Sản China và Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong, điện Potala được biến thành một viện bảo tàng.

 

Ngay sau khi được đặt vào vị trí như một sa di, Tenzin Gyatso đã bắt đầu việc học vấn chính thức. Ngài được giao cho ba vị giáo thọ, một trong các vị ấy là Khetsang Rinpoché, lãnh đạo nhóm xác định ở Amdo. Bài học đầu tiên liên hệ đến việc đọc [kinh điển]. Ngài và anh ngài học chung với nhau. Trong lớp học của họ, ngài nhớ lại, có hai cây roi, một là gấm vàng dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và một là bằng da dành cho anh ngài. Những khí cụ này làm khổ sở cả hai người dễ sợ. Chỉ cần một cái liếc nhìn từ vị giáo thọ của chúng tôi vào cây roi này hay cây roi kia cũng làm tôi rùng mình khiếp đảm. May mắn thay, chiếc roi vàng không bao giờ được sử dụng, mặc dù chiếc roi da đã rời khỏi tường một hay hai lần.

Phòng ngủ của ngài ở Potala đã một lần thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm và chiếm cứ tầng thứ bảy, cao ở trên thành phố. Ngài nhớ nó là một phòng lạnh lẽo, ánh sáng lờ mờ, dường như không ai ở từ thế kỷ mười bảy:

Mọi thứ trong đó là cổ điển và cũ kỷ và, phía sau những tấm màn treo chắn bốn bức tường phủ đầy những lớp bụi của hàng thế kỷ. Ở cuối căn phòng là một bàn thờ. Trên đấy là một bộ đèn bơ nhỏ (những chiếc chén bơ yak nặng mùi và có tim đèn thắp sáng) và những chiếc dĩa nhỏ thức ăn và nước được đặt để cúng dường chư Phật. Mỗi ngày những thứ này được nhiều con chuột nhắc ăn vụng. Tôi rất yêu mến những con vật bé nhỏ này. Chúng rất xinh và không thấy sợ hãi gì khi tự ăn uống những thực phẩm hàng ngày của chúng. Về đêm, khi nằm trên giường, tôi nghe những đám bầu bạn chuột này chạy tới chạy lui. Đôi khi chúng chạy tới giướng của tôi. Đấy là thứ đồ đạc duy nhất trong phòng tôi, khác hơn chiếc bàn thờ, và có một chiếc rương gỗ lớn với đầy những chiếc gối và vây quanh bởi những chiếc màn dài màu đỏ. Những con chuột nhắc cũng sẽ leo trèo trên những thứ này và tiểu rơi xuống khi tôi núp trong những chiếc chăn của tôi bên dưới.

Trong những năm đó, ngài và anh ngài không được phép có những người bạn nô đùa cùng lứa tuổi, nhưng họ đã sống chung với những người khác trong cung điện. Tenzin Gyatso có ba thị giả — vị lo về nghi lễ, vị lo về áo quần, và vị lo về nhà bếp. Cũng thế, có vài người ít học hay không học vấn phục vụ như quét dọn, làm vệ sinh cung điện. Những người đàn ông này đã trở thành những người bạn của các cậu bé. Khi người anh Lobsang Samten rời điện để đi học ở một trường tư, Tenzin Gyatso chỉ còn những người thị giả và những người quét dọn làm bầu bạn. Mẹ và chị em gái ngài thỉnh thoảng đến viếng thăm, nhưng trải qua hàng năm ngài ít khi tiếp xúc với gia đình.

MỘT NGÀY HỌC TẬP ĐIỂN HÌNH

Sau vài năm, Tenzin Gyatso đã bắt đầu những bài học bao quát hơn. Một ngày của ngài bắt đầu lúc 6 giờ sáng với một giờ cầu nguyện và hành thiền, tiếp theo là điểm tâm, sau đó là một lớp tập viết. Chữ viết Tây Tạng khá phức tạp, đòi hỏi sự thực hành rất nhiều. Sau lớp học viết là lớp học thuộc lòng, ngài học những kinh điển Phật giáo và phải trả thuộc lòng ngày hôm sau. Lúc 10 giờ ngài tham dự cuộc họp của chính phủ để giúp ngài chuẩn bị cho một ngày mà ngài phải gánh vác việc lãnh đạo thế quyền Tây Tạng. Sau những cuộc hội họp này ngài trở lại những phần việc của ngài, nơi vị giáo thọ sẽ lắng nghe ngài tụng lại những đoạn văn mà ngài đã học sáng đó. Vào đúng ngọ, một tiếng tù và ốc xà cừ thổi lên, báo hiệu giờ ra chơi.

Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, giờ ra chơi là hoạt động yêu thích của Tenzin Gyatso. Ngài may mắn có nhiều đồ chơi quý tốt, nhiều thứ được trao tặng cho ngài qua các cuộc viếng thăm của những người quyền quý. Một thứ thích thú là bộ lắp ráp Meccano, một loại các dải, tấm, dầm kim loại có thể tái sử dụng,

bánh xe, trục xe và phụ tùng, với đai ốc và bù loong, được sử dụng để chế tạo các thiết bị cơ khí. Những thứ thích thú khác là một bộ xe lửa và một số chú lính chì. Ngàicũng thích chơi đóng vai người lính với những  người quét dọn, vì nhiều người đã phục vụ trong quân đội.

Khoảng 1:00 giờ lại đến một bửa ăn trưa nhẹ, tiếp theo là những lớp học phổ thông, mà Tenzin Gyatso không thích. Những môn học bao gồm luận lý, nghệ thuật và văn hóa Tây Tạng, y học, triết lý Phật giáo, và Sanskrit, một ngôn ngữ chữ viết cổ điển từ Ấn Độ. Ngài cũng học thi ca, âm nhạc và kịch nghệ, chiêm tinh học, từ đồng nghĩa, và nói chuyện trước công chúng. Những môn học khó khăn nhất và quan trọng nhất là triết lý Phật giáo – giới luật và giáo huấn của Đức Phật và những triết gia ban sơ của Phật giáo – và tranh luận. Chính là qua tranh luận với những tu sĩ khác mà sự thông tuệ của một tu sĩ được đánh giá. Sau những lớp học phổ thông, những giáo thọ của ngài sẽ dành giờ tiếp theo để giải thích vấn đề tranh luận như thế nào cho chủ đề của ngày đó.

Sau những lớp học đó, thường là khoảng 4:00 giờ là được phục vụ trà. Trà Tây Tạng được pha trộn một cách truyền thống và với muối và bơ yak thay vì sửa. Sau khi dùng trà, hai tu sĩ, và ngài dành giờ tiếp theo để tranh luận những câu hỏi như “Tính bản nhiên của tâm là gì?” Cuối cùng, khoảng 5:30  là những bài học của ngày được hoàn tất. Ngay khi các giáo thọ đi khỏi, Tenzin Gyatso vội vã chạy lên nóc điện cho hoạt động thích thú khác — nhìn qua kính viễn vọng của ngài.

Khoảng 7:00 giờ, ngài đi xuống những tầng dưới để dùng buổi ăn tối của ngài, thông thường cùng với những tu sĩ từ tu viện Namgyal của điện Potala. Sau khi ăn uống, ngài phải đi ra ngoài sân, bảy tầng phía dưới nơi ở của ngài, để đi bộ, đọc tụng kinh điển, và cầu nguyện. Ngài thừa nhận, “Khi tôi còn trẻ và còn vô tư, tôi hầu như không bao giờ làm như vậy. Thay vì thế, tôi thường dùng thời gian hoặc để nghĩ về những câu chuyện, hay đoán trước những gì sẽ kể cho tôi nghe trước khi tôi lên giường ngủ. Rất thường, những thứ này có tính chất siêu nhiên, vì thế đó là một Đạt Lai Lạt Ma rất sợ hãi rón rén bước vào căn phòng tối tăm, đầy chuột bọ của ngài.”

NHỮNG CÁI NHÌN THOÁNG QUA VỀ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI

Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng ngài không luôn luôn xem việc học của ngài một cách nghiêm túc khi là một tu sĩ trẻ. Một lần, khi các giáo thọ của ngài đã phải lưu tâm rằng ngài đã không thực hiện đủ chương trình học tập, họ đã tổ chức những cuộc kiểm tra để cho ngài thấy những gì ít ỏi mà ngài đã học được. Họ đã bí mật kèm một trong những người quét dọn không học vấn và thử nghiệm người ấy song song với vị tu sĩ trẻ.  Tenzin Gyatso bị nhục nhã khi bị người quét dọn đánh bại, và trong một thời gian ngài học tập chăm chỉ hơn nhưng chẳng bao lâu lại trở lại những cung cách lười biếng. Trong tự truyện của ngài, ngài nói rằng ngài đã không coi trọng việc học tập chính thức cho đến khi ngài lớn hơn và bây giờ hối hận vì đã không tập trung hơn trong việc học tập của ngài trong những ngày ban sơ ấy.

Năm 1944 việc học vấn của Tenzin Gyatso được mở rộng vượt khỏi những bài học của các vị giáo thọ khi ngài đặt hai máy chiếu phim quay tay và vài cuộn phim trong nhà kho của điện Potala. Ngài cuối cùng tìm ra một vị sư già người Hoa biết sửa chửa và dạy ngài sử dụng chúng như thế nào. Ngài đã xem mỗi bộ phim nhiều lẫn. Một phim ngắn nói về lễ đăng quang năm 1911 của vua George V, nước Anh. Một phim khác dạy ngài về những hiểm nguy của việc khai thác vàng. Phim thứ ba là những cảnh với các hiệu ứng đặc biệt của điện ảnh cho thấy những nữ vũ công trồi lên từ những quả trứng khổng lồ.

Vài năm sau đó, hoàng gia Anh đã gửi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma một máy chiếu phim chạy điện với một máy phát điện của nó. Những thứ này truyền cho vị tu sĩ trẻ tuổi một sự thích thú say mê với những hoạt động bên trong của những đối tượng cơ khí này và tự dạy mình mò mẫm không muốn rời chúng. Ngài đặc biệt thích thú thẩm tra một đồng hồ đeo tay Rolex bằng vàng, đã được gửi tới cho ngài như một tặng phẩm của tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, và một máy ảnh di động.

Chiến Tranh Thế Giới

Năm 1944, khi Tenzin Gyatso được chín tuổi thế giới bên ngoài đi vào chiến tranh. Chiến tranh thế giới đã bắt đầu vào năm 1939, khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Ba Lan. Đến năm 1944, cuộc chiến đã lên đến cực điểm của nó, liên hệ đến hầu hết những quốc gia công nghiệp của thế giới. Trong năm đó, trận chiến của đồng minh phản công, (được gọi là the D-Day invasion) đã xảy ra ở châu Âu, sự khai triển quân đội lớn nhất của lịch sử thế giới. Ở vùng Thái Bình Dương, xu hướng đã chống lại quân Nhật, và quân đội Đồng Minh ở Phi Luật Tân đã ở sẳn sàng. Tuy thế ở Tây Tạng,cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường. Trong khi những cường quốc lâm chiến, Tenzin Gyatso, bị cô lập ở Lhasa, hầu như không biết gì về những việc đang xảy ra ở thế giới bên ngoài đất nước của ngài.

 

Những kho chứa của điện Potala đã trở thành những mỏ vàng cho của cậu bé tò mò. Thêm nữa đối với những kho tàng vàng bạc và những khí cụ tôn giáo vô giá đó, cậu bé đã tìm thấy những cây gươm cổ, súng trường kiểu cũ, những bộ áo giáp, và những quyển sách minh họa về chiến tranh thế giới thứ nhất. Tenzin Gyatso trẻ say mê những quyển sách này, học hỏi tất cả những gì cậu có thể về thế giới bên ngoài. Ngài cũng đã tìm thấy những hộp âm nhạc cũ, ngài đã tháo rời ra, và hai đôi giày châu Âu, mà ngài đã mang. Dù vậy không thứ gì ngài tim ra giúp ngài thấu hiểu thế giới bên ngoài hơn những bài học mà ngài đã tiếp nhận từ một vị gia sư mới bất ngờ nhất – một tù nhân chiến tranh người Áo vượt ngục tên Heinrich Harrer.

HEINRICH HARRER

Năm 1946, khi Tenzin Gyatso được mười một tuổi, một nhà mạo hiểm và leo núi người Áo, Heinrich Harrer, đã đến Lhasa. Ông đã vượt thoát trại giam tù nhân chiến tranh của Anh quốc ở Ấn Độ năm 1944 và trốn đến Tây Tạng với một người đồng hành. Cùng nhau họ đã đi xuyên Himalayas và lang thang trong hai năm trước khi đến Lhasa. Vào lúc đó, Harrer đã học nói tiếng Tây Tạng. 

Trong tự truyện của ông Bảy Năm ở Tây Tạng, Harrer đã nhớ lại việc gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi trong một lễ hội Năm Mới ở Potala:

Khi chúng tôi đến phòng tiếp kiến, chúng tôi nghển cổ cố để nhìn thấy vị Phật Sống [Đức Đạt Lai Lạt Ma] qua rừng đầu người. Và ngài cũng thế, trong phút chốc hoàn toàn quên đi địa vị của ngài, háo hức nhìn lên để thấy hai người lạ mà ngài đã nghe nói rất nhiều. Trong tư thế của Đức Phật, hơi nghiêng về phía trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi trên bảo tọa phủ gấm đắt tiền. Trong hàng giờ liền, ngài phải ngồi và nhìn những dòng người thành tín xếp thành hàng và ban phước lành khi họ đi ngang qua…. Khi chúng tôi thấy mình đứng cúi đầu trước Đấng Thị Hiện, tôi không thể cưỡng lại sự cám dỗ để nhìn lên. Một nụ cười mỉm hồn nhiên nở rạng trên khuôn mặt đáng yêu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và bàn tay ngài đưa lên ban phước lành đã đặt trên đầu tôi ngay lập tức… . Không người khách nào đến yết kiến với đôi bàn tay không… . Đáng ấn tượng hơn, những tặng phẩm [mà họ đã mua] là biểu lộ lòng tận tụy nhiệt thành trước mặt tất cả những người khác. Đối với nhiều người, đó là thời khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời của họ.

Tenzin Gyatso, qua một người trung gian, đã yêu cầu Harrer quay phim những hoạt động bên ngoài cung điện mà ngài không thể tham dự. Do bởi địa vị của ngài như một vị Thánh Vương, nên ngài không thể ra khỏi cung điện mà không có một đám rước cùng tùy tùng. Ngài cũng không được nói chuyện trực tiếp với những cá nhân khác hơn là các giáo thọ, người phục vụ, hay các thành viên trong gia đình của ngài. Harrer đã thu hình vài sự kiện, và khi bộ sưu tập của Đức Đạt Lai Lạt Ma gia tăng, ngài đã yêu cầu Harrer xây dựng một phòng chiếu phim tại Norbulingka.

Sau khi làm xong năm 1949, Tenzin Gyatso đã làm mọi người sốc khi bỏ nghi thức ngoại giao vốn có và mời Harrer đến viếng thăm ngài, trực tiếp, tại phòng chiếu phim. Với sự ngạc nhiên của Harrer, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi đã đón tiếp ngài tại cửa, yêu cầu ông giúp ngài sử dụng máy chiếu phim, và xem vài bộ phim với ngài, và rồi thì, trong khi ngồi một cách ngẫu nhiên trên thảm trong phòng chiếu phim, ngài đã dồn dập hỏi ông với hàng tá câu hỏi về thế giới bên ngoài. Harrer nhớ lần gặp gở mặt đối mặt đầu tiên của họ:

Khi chúng tôi chỉ có một mình, chúng tôi dọn sạch các bộ phim và phủ các tấm vải vàng lên những bộ máy. Rồi thì chúng tôi ngồi xuống trên một tấm thảm lộng lẫy trong phòng chiếu phim với ánh sáng mặt trời xuyên qua những cửa sổ mở… . Lúc ban đầu tôi đã muốn từ chối lời mời của ngài để ngồi xuống, vì biết rằng ngay cả những bộ trưởng cũng không thể ngồi trong sự hiện diện của ngài, nhưng ngài nắm ngay tay áo tôi và kéo tôi ngồi xuống, đã chấm dứt sự hoài nghi của tôi. Ngài đã nói với tôi rằng ngài đã xếp đặt để có cuộc gặp gở này từ lâu, khi ngài không thể nghĩ ra bất cứ cách nào để trở nên quen thuộc với thế giới bên ngoài. Ngài cho rằng quan nhiếp chính vương sẽ cản trở, nhưng ngài đã quyết định cung cách riêng của ngài… . Ngài quyết tâm mở rộng kiến thức của ngài vượt khỏi những môn học thuần túy tôn giáo, và dường như đối với ngài thì tôi là người duy nhất có thể giúp ngài làm như thế.

Một khi mối quan hệ của họ được thiết lập, Harrer trở thành một trong những gia sư của Tenzin Gyatso, gặp ngài một cách không chính thức mỗi tuần một lần. Trong một năm  rưởi tiếp theo, người Áo ấy giúp ngài học tiếng Anh, nắm được tin tức về Âu châu và chiến tranh thế giới vừa qua, và giúp ngài sửa chửa một số máy móc cơ khí mà ngài sở hữu kể cả một máy phát điện và ba chiếc xe hơi của vị tiền nhiệm. Có một lúc, Tenzin Gyatso trở nên quá tò mò về những chiếc xe hơi đến nổi ngài lẻn đem ra ngoài một chiếc và lái nó chung quanh điện Norbulingka. Không có gì ngạc nhiên, ngài đã đâm chiếc xe vào một thân cây.

Harrer đã ở lại Tây Tạng cho đến khi Tàu Cộng xâm lược năm 1950. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xem ông như một người bạn thân và giữ liên lạc với Harrer cho đến khi ông qua đời ở Áo quốc năm 2006 lúc ông chín mươi ba tuổi.

 

NHỮNG QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN

Tháng Tám năm 1950, khi Tenzin Gyatso được mười lăm tuổi, Tây Tạng đau khổ vì một trận động đất lớn. Giống như hầu hết người Tây Tạng, ngài không xem đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Ngài tin rằng nó là một điềm xấu. Hai ngày sau, có tin quân Tàu Cộng đã xâm nhập vùng đông bắc xa xôi của Tây Tạng. Trung Hoa mới đây đã có một cuộc cách mạng và đã bị khống chế bởi đảng Cộng Sản và lãnh tụ của nó là Mao Ze-dong, mà mục tiêu của ông ta là giải thoát người Tây Tạng khỏi sự áp chế của chính quyền phong kiến.


Vào thời điểm của cuộc tấn công đầu tiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma thanh thiếu niên chưa được tuyên bố là lãnh đạo chính trị của Tây Tạng, cho nên vị nhiếp chính vương đã lo liệu tình hình, khởi động đội quân bé nhỏ của Tây Tạng. Tuy thế, hai tháng sau, tin tức cho hay rằng đội quân Tàu Cộng, Quân Giải Phóng Nhân Dân, đã xâm lược Tây Tạng với tám mươi nghìn quân lính. Những lãnh tụ của Tây Tạng nhận ra rằng đội quân tám nghìn năm trăm quân nhân với vũ khí thô sơ sẽ không là gì đối với những kẻ xâm lược. Với mùa đông sắp đến, dân tộc Tây Tạng yêu cầu Tenzin Gyatso phải được tuyên bố là một người đủ trưởng thành để lãnh đạo chính quyền. Ngài không tin là ngài đã sẳn sàng, nhưng không ai tham khảo ý kiến của ngài. Thay vì thế, họ đã hỏi Nãi Quỳnh Hộ Pháp (Nechung Oracle).

Trong trạng thái xuất thần và loạng choạng dưới sức nặng của áo mão nghi lễ nặng nề, vị hộ pháp “đã đi đến nơi [Đức Đạt Lai Lạt Ma] ngồi và trải một kata, tấm khăn choàng bằng lụa trắng, trên đùi của ngài với những chữ ‘Thu-la bap,’ “Thời của ngài đã đến.’ Dorje Drakden [vị thánh bảo hộ của Tây Tạng, người mà Phật tử Tây Tạng tin là đối thoại tiên tri qua trạng thái xuất thần] đã nói.” Vào ngày 17 tháng Mười Một năm 1950, trong một buổi lễ ở điện Potala, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, được chính thức tuyên bố là lãnh tụ chính trị của Tây Tạng. Khi buổi lễ chấm dứt, vị tu sĩ trẻ tuổi trở thành lãnh tụ không thể tranh cải của sáu triệu người Tây Tạng, đối mặt với cuộc chiến tranh toàn diện. Những lựa chọn trước mắt ngài là khó khăn.

 

***

Bài liên hệ

Một Tu Sĩ Giản Dị

Quê Hương Sinh Thành

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 10411)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9220)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6511)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8899)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5084)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5286)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5711)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4581)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5165)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4740)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]