Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ "Ôn Già Lam”

15/04/202109:05(Xem: 5051)
Nhớ "Ôn Già Lam”
NHỚ  “ÔN  GIÀ  LAM”
(Tưởng Niệm Cố H.T Thích Trí Thủ ( 1909 – 1984) nhân ngày giỗ lần thứ 37-2021)

 H.T Thích Trí Thủ

                                 Như nhiều Phật tử người Miền Trung, người viết cũng rất thích gọi Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ bằng “ Ôn Già Lam”, để phần nào đó cảm nhận được sự Kính trọng và gần gũi, thân thiết bên mình  trong cuộc sống tu học. Trong bài viết này xin được dùng hai từ Hòa Thượng ( H.T ).

                                 Đối với anh em thanh niên Phật tử chúng tôi ngày trước, mơ ước được gặp và được nghe  những vị lãnh đạo  Phật giáo  nói chuyện  là một mơ ước rất lớn, khó có cơ hội trở thành hiện thực. Những khi làm hàng rào danh dự bảo vệ, nhìn được rất gần các vị mỗi khi đi ngang qua đã là một phước báu vô cùng rồi. Nếu  muốn  được nghe  các vị giảng thì mỗi chiều chủ nhật đến giảng đường chùa Ấn Quang để thỏa một phần nào  niềm mơ ước  ấy. Xem ra ngày trước  Phật tử cũng còn có nhiều cơ duyên gặp gỡ các ngài quá!

                                 Với Ôn Già Lam , H.T càng trở nên  quan trọng hơn , nhất là khi ở cương vị Viện Trưởng  giữa lúc tình hình chiến tranh, loạn lạc và tình hình chính trị  ngày càng phức tạp. H.T luôn đứng trước nhiều khó khăn cần được giải quyết. Sau năm 1975, tuy vấn nạn và dư âm của chiến tranh đã tạm ổn thì những khó khăn khác lại đưa đến, H.T thêm một lần nữa đứng giữa muôn trùng gian khó. Khi đó, với suy nghĩ của tuổi trẻ thanh niên Phật giáo, anh em chúng tôi thấy hình ảnh Dân Tộc-Đạp Pháp luôn hiện rõ trên đôi vai vốn oằn nặng bao trách nhiệm của một vị H.T ôn hòa và từ tốn như Ôn Già Lam. Và đó cũng chính là gương soi cho bước đường phấn đấu cũng như tu học của một thời thanh xuân tươi đẹp của thế hệ chúng tôi.

                               Nhớ một buổi trưa hè năm 1977, người viết với tư cách phụ tá , được tháp tùng vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên đến chùa Già Lam xin gặp  H.T để trình bày  vài  vấn đề quan trọng ở địa phương.  Được hướng dẫn đến  vị trí thì thấy H.T đang ngồi trên chiếc ghế tựa  phía hành lang  bên hông chánh điện đọc báo hay xem   một số tài liệu. Khi đó chánh điện chùa Già Lam chưa được xây mới, vẫn còn là hình lục giác, bên dưới là thư viện. H.T ngồi dậy nở nụ cười hiền, vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên quỳ trước H.T đúng ba bước và tôi cũng đúng ba bước quỳ sau vị Đại Đức này. Sau khi những sự việc được trình bày và H.T đã chỉ dạy xong, đôi khi còn có tiếng  phiền hà  một vài vị làm trái lời chỉ dạy, tất nhiên  cả vị Đại đức và người viết đều rất run sợ. H.T khi ấy nhìn nghiêng qua một bên vị Đại đức để nhìn  người viết và hỏi “ Mi cũng là Phật tử hỉ?”, Vị Đại đức nọ trả lời   thay  và nói  trách nhiệm cũng như chức vụ  khi đó của người viết, rồi H.T hỏi “ Đã Quy Y với vị  thầy mô?”  Người viết trả lời và  nêu những nguyện vọng của nhiều đòan thể thanh niên Phật giáo  khi ấy  còn nhiều khó khăn mong H.T quan tâm giúp đỡ. Khi nói đến tương lai và nghề nghiệp, khi đó người viết cũng vừa bị trả hồ sơ xin vào học nối tiếp chương trình dỡ dang  ở Đại học Văn Khoa lúc trước và  hiện  khi đó là Đại Học Tổng hợp TP.HCM do quá quá tuổi quy định, nên có thóang  trầm tư. Nguyện vọng  trong tương lai là sẽ theo ngành  lịch sử và  văn hóa để phụng sự đạo pháp. H.T mĩm cười và có đôi lời sách tấn rất hoan hỷ, Xong H.T hỏi ”  Việc phụng sự đạo pháp mi muốn giống ai?” Người viết trả lời nhanh” Dạ, con muốn giống Ôn ạ!”. H.T cười và nói nhanh “À, giống Ôn hỉ?  Vậy thì Như Tâm để giống Ôn là …Tâm Như nhe?” Cuộc gặp gỡ kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên.

                            Với người viết, đó là lần đầu tiên và duy nhất được gặp trực tiếp, thưa chuyện đội câu cùng H.T. Mãi đến hơn mười năm sau Cái tên Như Tâm mà H.T khi ấy nói thoáng qua trong lúc vui vẻ ấy đã trở thành bút hiệu Dương Như Tâm của mình trên các bài viết mang phong cách lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật Phật giáo cho đến bây giờ. Trong tâm tư người viết, dù có sự lý giải của nhiều vị cho rằng đó là một trong những cách “thọ ký” của các bạc đạo cao đức trọng, hay có vị cường điệu rằng H.T có thiên vị với cá nhân mình…v…v…Những cách lý giải ấy với người viết cũng chỉ là một dấu ấn  nhỏ, một kỷ niệm vui. Tuy nhiên, như trên đã nói, mình vốn luôn kính trọng hình ảnh xả thân, chịu bao gian khó của H.T, dù ở cương vị nào cũng đều dành hết tâm tư, sức lực cho đạo pháp, rất xứng đáng và rất  vinh hạnh nếu được tựa bóng một cội Bồ Đề cao đẹp như vậy.

                             Có những ngày Chủ Nhật, H.T đi qua chùa Diệu Giác ( đường Trần Não, Quận 2 bây giờ) để nói chuyện đạo cho chư Ni và những Phật tử tìm đến nghe. Trong những lần như thế H.T giảng dạy  rất chân tình, trong đó mang mác nhiều ý chí , nhiều bài học đầy đủ công hạnh Bi,Trí,Dũng mà anh em thanh niên Phật tử chúng tôi đang phấn đấu. Và các bài viết dưới bút hiệu Dương Như Tâm cũng mang nặng trên đó những ý chí kiên cường, những nỗi lòng Từ Bi vô lượng trước những cố gắng mà Phật giáo làm được hay chưa làm được. Có một buổi nói chuyện như thế, người viết  vì  lo không về kịp để dự, nên viết  mảnh giấy nhỏ nhờ đạo hữu đoàn phó của người viết chuyển  trình lên H.T. Nội dung  cũng chỉ hỏi ý kiến H.T về bút danh Dương Như Tâm trong các bài viết mạnh. Theo lời vị đạo hữu bạn thân thuật lại, câu hỏi cũng được H.T hoan hỷ trả lời hôm đó đại ý rằng: Dù với mục đích gì, tên họ cha mẹ đặt cho không nên sửa chửa hay chê bai đẹp xấu. Dù có thân thiết hay kính trọng ai mà sửa đồi tên họ cha mẹ đặt cho để thay vào đó tên người mình yêu thích thì nên xem lại. Người Phật tử phải lưu ý diều này. Sau đó, khi trên đường từ chùa ra xe ( vì đường khi ấy, đất đỏ, rất lầy lội) vị đạo hữu   b5n  tôi có  chạy theo  thỏ thè bên hông H.T rằng Dương Như Tâm không phải sửa tên họ mà chỉ là bút danh. H.T vừa đi vừa cười nói “ Rứa hỉ? Rứa thì tốt quá chừ. Cố gắng hỉ?. Từ đó về sau, cũng trên các diễn đàn, người viết dùng tên thật của mình cho lãnh vực văn hóa văn nghệ và nghiên cứu lịch sử.

                         Với tên thật của mình: Dương Kinh Thành, sự trân trọng ấy một dành cho tôn vinh, báo hiếu hai đấng sinh thành của mình, thứ hai là để   luôn nhớ lời H.T dạy. Phần nhiều trong xã hội, hoặc những khi làm giấy tờ, nhiều ý kiến cho rằng tên họ rất tròn ý nghĩa, rất đẹp. Người viết rất vui vì đã có hai bút danh, cả hai mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời. Trái ngược với một vài  người cố tình  sửa đổi tên họa để làm trò cười cho thiên hạ, kể cả trong  tiệc sinh nhật, tiệc cưới. Nếu những vị này có nghe được những lời dạy của H.T không biết người ta sẽ nghỉ sao! Cũng rất may họ chưa phải là người có học đạo hay hoạt động trong lãnh vực văn hóa cao cả .

                          Mỗi khi thực hiện  các bài viết dưới  hai bút danh  này, người viết luôn nhớ về Ôn Già Lam, người đã  cho  mình nhiều bài học quý giá trong cuộc sống và hiện vẫn còn  ngự trị trong mỗi dòng thông tin, nghị luận của chính người viết.

                          Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 37 của H.T, xin mạo muội  nhắc lại những lời dạy mà mình cho đó chính là những phước duy quý giá trong cuộc đời tu học và phụng sự chánh pháp.

                         Cúi mong giác linh Hòa Thượng từ thùy chứng giám.

 

                                                                                Dương Kinh Thành

                                                                                 ( Dương Như Tâm )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2011(Xem: 7307)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 6657)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 12085)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 8964)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 6989)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 10148)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 7382)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 8406)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 16355)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 12294)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]