Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ niệm 20 năm tượng Phật Khổng lồ tại Bamiyan, Afghanistan bị Phá hủy

03/04/202112:36(Xem: 5109)
Kỷ niệm 20 năm tượng Phật Khổng lồ tại Bamiyan, Afghanistan bị Phá hủy

Kỷ niệm 20 năm

tượng Phật Khổng lồ tại Bamiyan, Afghanistan bị Phá hủy

(Commemorating 20 years since the destruction of two Buddhas of Bamiyan, Afghanistan)

 Tin Quốc tế-20210403

Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa.

 


Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)

 

Mặc dù việc phá hủy di sản và cướp bóc các đồ tạo tác đã diễn ra từ thời cổ đại, sự kiện hai pho tượng Phật vùng thung lũng Bamiyan bị phá hủy, đại diện cho một bước ngoặt quan trọng đối với cộng đồng quốc tế. Một hành động phá hoại có chủ ý, được thúc đẩy bởi một hệ tư tưởng cực đoan nhằm phá hủy văn hóa, bản sắc và lịch sử, việc hai tượng Phật khổng lồ bị mất tích đã tiết lộ cách thức mà việc phá hủy di sản có thể được sử dụng như một vũ khí chống lại người dân địa phương. Nó nêu bật mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bảo vệ di sản và hạnh phúc của con người và cộng đồng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng bảo  vệ đa dạng văn hóa không phải là điều xa xỉ, mà là cơ bản để xây dựng các xã hội hòa bình hơn.

 

Kể từ khi hai pho tượng Phật ở thung lũng Bamiyan bị phá hủy, chính phủ Afghanistan và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả UNESCO, đã miệt mài  trong công việc không mệt mõi để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên phong phú của Afghanistan, minh chứng cho việc giao lưu giữa các nền văn hóa và dân tộc khác nhau trải qua thiên niên kỷ.

 

Năm 2003, “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley) đã được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới và Danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa, do sự vô cùng mong manh của các hốc đá, thiếu khung quản lý và những lo ngại về sự an toàn và bảo tồn.

 

Kể từ đó, nhờ sự hợp tác quốc tế bền vững và lâu dài, hơn 27 triệu USD đã được đầu tư vào việc bảo tồn và ổn định tài sản Di sản Thế giới, trao quyền cho cộng đồng địa phương vùng Bamiya, phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, trong số các hoạt động khác dành riêng cho sự sáng tạo, và xây dựng Trung tâm Văn hóa Bamiyan. Các đối tác quốc tế vẫn nỗ lực tham gia vào thông qua các dự án hoạt động này, đặc biệt là sáu giai đoạn kế tiếp của dự án, nhằm ổn định các hốc đá có nguy cơ sụp đổ. Sau hơn 15 năm, việc củng cố ngách đá phía Đông đã hoàn thành, trong khi công việc khẩn cấp đang được tiến hành để bảo vệ ngách phía Tây, nhờ nguồn vốn từ Nhật Bản. Sự hợp tác này cũng đã được mở rộng thành phần khác đến bảy địa điểm trong Thung lũng Bamiyan, bao gồm các hang động được bao phủ bởi các bức tranh tường, những biểu hiện đáng chú ý bởi ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Con đường Tơ lụa, và Pháo đài Shahr-e Gholghola, nơi đánh dấu nguồn gốc của sự định cư vùng Bamiyan. Những nỗ lực này được Nhật Bản và Ý hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật. UNESCO rất hân hạnh được hợp tác với Liên minh Châu Âu, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và các quốc gia khác trong công việc tại thung lũng Bamiyan.

 

Một hội thảo quốc tế vào năm 2017, đã nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu sâu hơn về bất kỳ sự tái thiết nào có thể xảy ra đối với các tượng Phật. Gần đây, UNESCO và Springer đã xuất bản “The Future of the Bamiyan Buddha Statues: Heritage Reconstruction in Theory and Practice” (Tương lai của những pho tượng Phật ở Bamiyan: Tái tạo Di sản trong Lý thuyết và Thực hành), một bộ sưu tập các bài báo khoa học về vấn đề cực kỳ phức tạp này. Khi chúng tôi xem xét việc tái tạo di sản, là duy nhất mỗi trường trường hợp, và tình huống này đòi hỏi một cách tiếp cận với sự tôn trọng sâu sắc đối với các cộng đồng địa phương. UNESCO và các đối tác đã tiếp tục làm việc về chủ đề này, đặc biệt là thông qua “Hội thảo Quốc tế về việc Tái thiết: Những thách thức của việc Phục hồi Di sản Thế giới” (International Conference on Reconstruction: The Challenges of World Heritage Recovery) được tổ chức vào tháng 5 năm 2018 tại Warsaw, thủ đô của Ba Lan và cũng là một trong những thành phố lớn nhất ở Châu Âu, dẫn đến Khuyến nghị Warsaw về việc Phục hồi và Tái tạo Di sản Văn hóa.

 

Thật bi thảm, bắt đầu từ vùng thung lũng Bamiyan, chúng ta đã chứng kiến sự tàn phá có chủ đích, hơn nữa đối với di sản văn hóa ở Syria, Iraq, Libya, Mali và những nơi khác. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã không im lặng trước những hành động bạo lực này. Sau sự cố tại Bamiyan, các quốc gia thành viên của UNESCO đã thông qua Tuyên bố về việc cố ý phá hủy di sản văn hóa vào ngày 17 tháng 10 năm 2003. vào năm 2012, sau việc phá hủy các di sản văn hóa ở Timbuktu, một thành phố cổ ở vùng Tombouctou, Mali, việc cố ý phá hủy di sản văn hóa đã được cộng đồng quốc tế lên án là tội ác chiến tranh. Năm 2016, Tòa án Hình sự Quốc tế đã kết luận một bị cáo phạm tội ác chiến tranh vì đã chỉ đạo việc phá hủy các lăng mộ vào năm 2012 ở Timbuktu, Tòa án đã phán quyết đầu tiên như vậy. Trong những năm gần đây, UNESCO, bao gồm cả thông qua Quỹ Khẩn cấp Di sản, đã hỗ trợ các nỗ lực tái thiết, chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp ở hơn 60 quốc gia.

 

Khi đánh dấu 20 năm kể từ khi lượng Taliban ở Afghanistan đã đặt mìn làm nổ tung hai tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, có tuổi đời hơn 15 thế kỉ, tại UNESCO, chúng tôi nhắc lại sự ủng hộ của chúng tôi đối với người dân Afghanistan và củng cố cam kết sát cánh cùng mọi người ở khắp mọi nơi để bảo vệ di sản văn hóa như một hiện thân của nhân loại chung của chúng ta.

 

Ernesto Ottone R.

Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách Văn hóa

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: UNESCO World Heritage Centre)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2020(Xem: 5352)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 5046)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5587)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5635)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7345)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8178)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5660)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7509)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7574)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8030)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]