Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

03/04/202111:30(Xem: 2876)
Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

(Dalai Lama Joins First Interactive Conversation with Russian Students)

 Tin PG Quốc tế 1-20210403

Hình 1: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Ảnh: Tenzin Jamphel

 

Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.

 

Buổi Pháp thoại có sự tham gia của sinh viên các trường Đại học Đại học Bang Moscow, Đại học Bang St. Petersburg, Đại học Bang Kalmyk, Đại học Bang Buryat và Đại học Bang Tuvan, do Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Tây Tạng (Moscow) và Trung tâm Văn hóa và Thông tin Tây Tạng (Moscow). Buổi Pháp thoại được điều phối bởi Giáo sư Nikolai Yankovski, một chuyên gia hàng đầu về di truyền học của Nga, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Nga, thay vì Giáo sư Tatiana Chernigovskaya, một nhà thần kinh học và tâm lý học thực nghiệm người Nga, Tiến sĩ Ngữ văn và Sinh học, Thành viên tương ứng của Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhận thức tại Đại học Quốc gia St.Petersburg, người không thể tham gia do tuổi cao sức yếu.

 

Vào đầu tháng này, Giáo sư Tatiana Chernigovskaya nhấn mạnh tầm quan trọng của buổi chia sẻ Buổi Pháp thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Phúc duyên được gặp gỡ vị Thánh tăng, một nhà lãnh đạo trí tuệ tầm cỡ này là một trải nghiệm đáng kinh ngạc. Xét rằng thế giới đang ở một bước ngoặt văn minh và tự nhiên, chúng ta cần suy nghĩ về việc chúng ta là ai và chúng ta sẽ đi đâu, tại sao chúng ta sống, điều gì sẽ xảy ra với môi trường tự nhiên, chúng ta phải chịu trách nhiệm gì. Rốt cuộc cơn đại dịch viruscorona mới chỉ là chất xúc tác, căng thẳng đang gia tăng một cách nguy hiểm. Điều rất quan trọng là phải nói chuyện với một nhà thông thái”. (РИА Новости)

 Tin PG Quốc tế 2-20210403

Hình 2: Áp phích tiếng Nga cho sự kiện. Ảnh: savetibet.ru

 

Buổi Pháp thoại trực tuyến với phần giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, sau đó là những câu hỏi hấp dẫn từ các sinh viên Nga. Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu buổi Pháp thoại bằng cách nhận xét rằng, tất cả con người đều là là thành viên của đại gia đình hành tinh này, và nhấn mạnh sự cần thiết của mọi người để cùng nhau chung sống hài hòa trên tinh thần cùng nhân loại với nhau: “Thế kỷ 20 Thế kỷ 20 bị chi phối bởi một chuỗi sự kiện được báo trước sẽ tạo ra những thay đổi to lớn trong lịch sử thế giới: Đại dịch cúm, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai. Chúng ta đã sử dụng trí tuệ con người và kiến thức khoa học của mình cho các mục tiêu chiến lược trong quân sự. Chúng ta đã phát triển nhiều vũ khí hủy diệt hơn bao giờ hết, bao gồm hạt nhân và tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Chúng ta nghĩ đến bản thân mình. Bây giờ, chúng ta phải nghĩ đến toàn thể nhân loại, không chỉ riêng một quốc gia dân tộc này hay quốc gia dân tộc khác. Bởi tất cả chúng ta đều cùng hài hòa chung sống trong đại gia đình hành tinh này, nên không có chỗ cho việc chiến đấu trên cơ sở phân chia thành ‘chúng ta’ và ‘họ’, đó là một lối tư duy cổ hủ”. (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng)

 

Trả lời một sinh viên từ Đại học bang St.Petersburg, người đã hỏi liệu có điều gì tốt đẹp đối với mọi người hay không, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Từ bi tâm. Ngay cả động vật cũng đánh giá cao điều này. Nếu bạn được thúc đẩy bởi từ bi tâm, nó sẽ được phản ảnh qua biểu hiện hạnh phúc trên khuôn mặt của bạn. Vẻ đẹp thực sự là vẻ đẹp trong tâm hồn của bạn”. (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng)

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng, với tư cách là một quốc gia vĩ đại, Nga có nhiều tiềm năng đóng góp cho một thế giới hạnh phúc hơn. Ngài đã nhắc nhở khán thính giả rằng, một số quốc gia cộng hòa của Liên bang Nga có truyền thống theo đạo Phật. Ngài khuyên các Phật tử Nga không chỉ tham gia vào các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo, mà còn phải có thể nghiên cứu nhiều nhất, và so sánh những gì họ học được với khoa học. Thông điệp cuối cùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma với các sinh viên là bảo tồn và phát huy truyền thống Đại học Phật giáo Nālandā.

 

Đại học Phật giáo Nālandā, một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ, nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên.

 

Các buổi chia sẻ Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho các Phật tử Nga đã được tổ chức tại Ấn Độ từ những năm 2009, theo yêu cầu của Tôn giả Yelo (Yeshe Lodoy Rinpoche), người thành lập ngôi già lam Datsan Rinpoche Bagsha, trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Lysaya Gora, một trong những nơi cao nhất và đẹp nhất ở thủ đô Ulan Ude, Tôn giả Telo Tulku - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), đại diện Danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma, với sự hỗ trợ của Kamby Lạt ma thứ 8, tăng sĩ cao cấp nhất ở Cộng hòa Tuva, Lạt ma tối cao của nước cộng hòa Tuva. Từ ngày 5 đến 7 tháng 11  năm ngoái, lần đầu tiên buổi Pháp thoại dành cho các Phật tử Nga đã được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19. *

 

Buổi chia sẻ pháp thoại đầu tiên giữa các nhà khoa học Nga và các học giả Phật giáo đã được tổ chức tại thủ đô New Delhi từ ngày 5 đến 8 tháng 8 năm 2017 với chủ đề “Bản chất của Ý thức” (The Nature of Consciousness). ** Buổi chia sẻ pháp thoại lịch sử đã khởi đầu cho một loạt các buổi tọa đàm với chủ đề “Kiến thức cơ bản” (Fundamental Knowledge) nhằm khám phá các khía cạnh khác nhau của khoa học hiện đại và các nghiên cứu chiêm nghiệm của Phật giáo để hiểu sâu hơn về thực tại và bản chất con người.

 

Vào tháng 10 năm 2017, Viện Triết học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, Moscow đã tổ chức Hội nghị bàn tròn với chủ đề “Phật giáo và Khoa học” (Buddhism and Science), dành riêng cho kết quả của cuộc đối thoại ở thủ đô New Delhi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia cuộc đối thoại thứ hai giữa các nhà khoa học Nga và các học giả Phật giáo tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ từ ngày 3 đến 4 tháng 5 năm 2018, với chủ đề “Hiểu biết về Thế giới” (Understanding the World)***

 

Lip video

Our World in the Time of Change

https://www.youtube.com/watch?v=EsSb_-gVN-4

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2011(Xem: 6447)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
27/07/2011(Xem: 5461)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
27/07/2011(Xem: 5706)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
26/07/2011(Xem: 5463)
Quyển “MỚI VÀO CỔNG CHÙA” ra đời trước, chúng tôi hướng dẫn độc giả vừa mới làm quen với mùi tương dưa, còn ngỡ ngàng khi bước chân vào cổng chùa. Đến quyển “VÀO CỔNG CHÙA”, chúng tôi nhắm đến những độc giả đã quen thuộc với những chiếc mái vốn cong, từng nghe tiếng mộc ngư nhịp đều buổi tối và tiếng chày kình ngân nga buổi khuya. Tuy nhiên vẫn còn là khách thấy nghe thân cận nhà chùa, chưa phải là người sống trong chùa.
24/07/2011(Xem: 6339)
Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này. Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
22/07/2011(Xem: 4748)
Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan hệ đó được thiết lập căn bản trên sự đồng đẳng hoặc bất đồng đẳng về giới tính, tuổi tác, chí nguyện, đam mê, sở thích,… là tiêu chí quan trọng để khẳng định nhân cách hoặc quan điểm sống của một con người. Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, và là một trong những nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như khả năng thăng hoa tâm linh của một con người. Sống phải có bạn bè. Không có bạn bè, được xem là một trong năm điều bất hạnh đã được Đức Phật cảnh báo(1).
22/07/2011(Xem: 5309)
Bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, trong cuộc sống chúng ta, mối tương giao với bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của mình. Trong mối quen biết ngoài xã hội, hay trong đoàn thể cùng sống chung, ta có nhiều loại bạn hữu; nhưng tìm được người bạn tốt, chân thật hiểu được ta, để có thể chia sẻ tâm tư là điều khó, huống chi là hỗ trợ ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thì càng khó gấp bội phần.
22/07/2011(Xem: 4847)
Suốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.
22/07/2011(Xem: 5154)
Có những biện giải Phật học mà đôi khi ý nghĩa thực tiển vượt thoát khỏi cái võ ngôn từ. Đó là khi hiện thực nương gá vào sự biện giải đó bị biến dạng theo lịch sử, thời gian. Gần gũi hơn, có những phạm trù, khái niệm mà khi vận dụng, ta vô tình quên mất nghĩa gốc ban đầu của chúng. Vấn dề Phật sự là một trường hợp như vậy.
16/07/2011(Xem: 5899)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567