Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên tịch, sự Tái sinh của Ngài sẽ là cuộc Khủng hoảng Tôn giáo

23/03/202120:56(Xem: 4895)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên tịch, sự Tái sinh của Ngài sẽ là cuộc Khủng hoảng Tôn giáo

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên tịch,
sự Tái sinh của Ngài sẽ là cuộc Khủng hoảng Tôn giáo

(When the Dalai Lama dies, his reincarnation will be a religious crisis. Here's what could happen)

Tin PG Tây Tạng 1-20210323 

Hồng Kông (CNN) Một thập kỷ trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tự đặt ra cho mình một thời hạn quan trọng.

 

Nhân vật Phật giáo, vị lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới nói rằng khi Ngài đến tuổi đại thụ 90, Ngài sẽ quyết định xem mình có cần tái sinh hay không, có khả năng kết thúc vai trò then chốt đối với Phật giáo Tây Tạng trong hơn 600 năm, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã trở thành cột thu lôi chính trị ở Trung Quốc.

 

Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, vị Thánh tăng Phật giáo Tây Tạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tuyệt vời, hiện Ngài tuổi đã  85, và ngày càng nhiều những câu hỏi về việc kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, cùng với lo ngại rằng sự viên tịch của Ngài có thể gây ra một cuộc khủng hoảng Tôn giáo tại châu Á.

 

Ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc nổi dậy của hàng triệu người Tây Tạng chống chính sách bảo hộ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm rung chuyển thủ đô Lhassa. Phong trào chống quân đội Trung cộng chiếm đóng đã bị đàn áp không nương tay cho đến ngày 28 mới kết thúc trong biển máu. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lúc đó mới 23 tuổi phải nhân đêm tối cùng một đoàn tùy tùng rời thủ đô, vượt Hymalaya chạy sang Ấn Độ, nởi Ngài thành lập một chính phủ Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala, một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ, dẫn đầu gần 10 vạn người Tây Tạng đã theo Ngài đến đây. Trong khi ban đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma hy vọng cuộc lưu đày của mình chỉ là tạm thời, sự kiểm soát của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng ngày thêm thắt chặt, khiến việc quay trở về quê nhà Tây Tạng khó có thể sớm xảy ra.

 

Ngày nay, chế độ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh coi Ngài là một người ly khai với mục đích tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc, và do đó rất muốn sự tái sinh kiếp sau của vai trò của Ngài phù hợp với mục tiêu chính trị của họ.

 

Kể từ năm 1974, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, Ngài không đòi độc lập cho Tây Tạng khỏi Trung Quốc, mà là một “Quyền tự trị có ý nghĩa” (meaningful autonomy) cho phép Tây Tạng bảo tồn văn hóa và di sản của mình.

 

Trong những năm qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một số lựa chọn cho việc tái sinh vào kiếp sau của Ngài, bao gồm việc tự mình chọn một người kế vị tại Ấn Độ, thay vì ở Tây Tạng – và thậm chí còn đùa giỡn với ý tưởng về một phụ nữ đảm nhận vai trò này.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bất kể Ngài lựa chọn gì, chắc chắn gần như chế độ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh sẽ chọn một Đạt Lai Lạt Ma mới ở Tây Tạng – người được cho là sẽ khum lưng cuối đầu chịu dưới quyền kiểm soát của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

 

Điều đó có thể dẫn đến hai vị Đạt Lai Lạt Ma riêng biệt được chọn – một ở Trung Quốc và một ở Ấn Độ. Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen, một nhà phân tích môi trường tại Dharamsala, Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ cho biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma có ý nghĩa to lớn đối với người dân Tây Tạng và là biểu tượng cho “chủ nghĩa dân tộc và bản sắc của họ”. Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen nói: “Nhân dân Tây Tạng sẽ không bao giờ chấp nhận một Đạt Lai Lạt Ma do nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm.

 

Hinh: Trước áp phích của nhà lãnh đạo tâm linh Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngọn lửa từ bi trí tuệ của một nhà hoạt động Tây Tạng qua các ngọn nến lung linh huyền diệu, với tư cách là thành viên của Hội nghị Sinh viên Tây Tạng Khu vực Dharamsala (RTYC) tham gia vào một buổi cầu nguyện trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người nhằm yêu cầu dành một số công việc của chính quyền bang cho những thành viên của một cộng đồng thuộc đẳng cấp thấp hơn. Cuộc biểu tình diễn ra ở thành phố Hyderabad, thủ phủ bang miền Nam Telangana, Ấn Độ vào ngày 10/3/2016.

 

Tóm lược Tiểu sử ạt Lai Lạt Ma thứ 14

 Tin PG Tây Tạng 3-20210323

Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso - tự cho mình là một Tu sĩ Phật giáo đơn giản. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935, trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ nằm ở Taktser, Amdo, đông bắc Tây Tạng. Vào tuổi lên hai, cậu bé, sau đó được đặt tên là Lhamo Dhondup, được công nhận là hóa thân của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 - Thubten Gyatso.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là hiện thân của Đức Quán Thế Âm hay Chenrezig - vị Bồ Tát của Lòng Từ Bi và là vị Thánh bảo hộ của Tây Tạng. Bồ tát là những chúng sinh đã giác ngộ, được truyền cảm hứng từ lòng khát khao muốn đạt được Phật Quả vì lợi lạc của tất cả chúng sinh, người đã thệ nguyện tái sinh trở lại thế gian để giúp đỡ nhân loại.

 

Kể từ cuối thế kỷ 14, thập niên 1391, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tái sinh chuyển kiếp lâm phàm 13 lần, khi người đầu tiên trong số các hóa thân của Ngài được sinh ra, và đã trải qua hàng thế kỷ theo thông thường một phương pháp được sử dụng để tìm ra nhà lãnh đạo mới.

 

Cuộc tìm kiếm bắt đầu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma kiếp trước viên tịch. Đôi khi dựa trên những dấu hiệu mà hóa thân trước đây đã đưa ra trước khi viên tịch, những lúc khác, các vị Lạt Ma hàng đầu – một vị tăng sĩ có thâm niên khác nhau trong việc truyền bá chính pháp Phật đà.

 

Điển hình như việc khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, Chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ thiêng (Holy lake) này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính vương thấy ba chữ Tây Tạng Ak, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.

 

Năm 1937, Chính phủ Tây Tạng đã gửi những hình ảnh thiêng liêng này từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sinh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt Ma Kewtsang Rinpoche, Phương trượng trụ trì Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi đây giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, Lạt Ma Kewtsang Rinpoche cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt Ma Kewtsang Rinpoche có mang một xâu chuỗi (rosary) của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13,  và cậu bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt Ma Kewtsang Rinpoche hứa sẽ cho nếu cậu bé này đoán được Ngài là ai. Và cậu bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga'', nghĩa là “Lạt Ma ở tu viện Sera”. Tiếp đó, Ngài hỏi cậu bé vị trưởng đoàn là ai và cậu bé trả lời đúng; cậu cũng cho biết tên chính xác tên của người thị giả. Theo đó là một loạt trắc nghiệm khác để cậu bé chọn lựa những đồ dùng thường nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, và cậu bé cũng nhận ra tất cả và nói: “của tôi, của tôi”. Cậu bé ấy chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay.

 

Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng, họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm, bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh Lhasa, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

 

Theo nữ Tiến sĩ Ruth Gamble, giảng viên Khoa Khảo cổ và Lịch sử tại Đại học La Trobe, Melbourne, Australia, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học La Trobe và Trung tâm Nghiên cứu Nội địa, nhà lịch sử văn hóa, môi trường Tây Tạng và dãy Hymalaya, họ gửi các nhóm tìm kiếm khắp Tây Tạng để tìm kiếm những cậu bé “đặc biệt” và được sinh ra trong vòng một năm sau khi Đức Đạt Đạt Lai Lạt Ma viên tịch.

 

Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble nói: “Để làm cho thật nghiêm túc, có một trách nhiệm rất lớn với những người này”.

 

Sau khi tìm thấy một số ứng cử viên, những cậu bé sẽ được kiểm tra để xác định xem chúng có phải là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không. Một số phương pháp bao gồm hiển thị các vấn đề liên quan đến tiền kiếp.

 Tin PG Tây Tạng 2-20210323

Theo tiểu sử chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Ngài được phát hiện khi lên hai tuổi. Là con trai của một gia đình nông dân, Đức Đạt Lai Lạt Ma được sinh ra vào ngày 06 tháng 07 năm 1935 trong một gia đình nông dân Tây Tạng tại ngôi làng Taktser, nằm ở tỉnh Amdo.

 

Ngài được đặt tên là Lhamo Thondup, có nghĩa đen là “Nữ Thần Thỏa Mãn Các Điều Ước”. Taktser (Hổ Gầm) là một ngôi làng nhỏ nằm trên một ngọn đồi nhìn ra một thung lũng rộng lớn. Đồng cỏ của nó đã không được ổn định hoặc trồng trọt trong một thời gian dài, chỉ được chăn thả bởi những người du mục. Lý do cho điều này là không thể đoán trước được thời tiết trong khu vực đó. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: "Trong thời thơ ấu của tôi, gia đình tôi là một trong số khoảng hai mươi gia đình làm cho cuộc sống bấp bênh từ mảnh đất ở đó". Trong cuốn Tự truyện của Ngài “Đất nước tôi và Nhân dân tôi” (My Land and My People), Đức Đạt Lai Lạt Ma viết rằng, được trao những bộ trang phục, đồ trang sức giống hệt hoặc tương tự - bao gồm tràng hạt, gậy chống và trống – một trong số đó thuộc về hóa thân trước đó, và một trong số đó là bình  thường. Trong mọi trường hợp, Ngài đều chọn đúng.

 

Những hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải lúc nào cũng được tìm thấy ở Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ tư được tìm thấy ở Mông Cổ, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ sáu được phát hiện ở khu vực hiện là Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

 

Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen, một nhà phân tích môi trường tại Dharamsala, Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ cho biết: “Điều quan trọng nhất là hệ thống chuyển kiếp của người Tây Tạng trải qua hàng thế kỷ, sự tái sinh được xây dựng dựa trên niềm tin của người dân.

 

Chính phủ Lưu vong Tây Tạng có thể làm gì

 

Hiện tại, chưa có hướng dẫn chính thức nào về việc tái sinh chuyển kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ diễn ra như thế nào, nếu Ngài viên tịch trước khi hồi hương Tây Tạng.

 

Nhưng trong tuyên bố quan trọng năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói rằng: “Người tái sinh có quyền hợp pháp duy nhất đối với việc chuyển kiếp ở đâu, như thế nào và làm thế nào để sự tái sinh đó được công nhận”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm rằng nếu chọn tái sinh, trách nhiệm tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma kế vị thứ 15 sẽ thuộc về Chính quyền Ganden Phodrang (là bộ máy chính phủ của người Tạng thành lập vào năm 1642 bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5), một nhóm có trụ sở tại Ấn Độ mà Ngài thành lập sau khi lưu vong, nhằm bảo tồn và quảng bá văn hóa Tây Tạng cũng như hỗ trợ người dân Tây Tạng.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng việc tái sinh chuyển kiếp của Ngài nên được thực hiện “phù hợp với truyền thống trong quá khứ”. Ngài nói vào năm 2011 “Tôi sẽ để lại hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng về việc này”. CNN đã liên hệ với Chính quyền Ganden Phodrang để xem các hướng dẫn mới đã được ban hành nhưng chưa nhận được phản hồi.

 

Một điều ngày càng trở nên rõ ràng là sự tái sinh chuyển kiếp khó có thể xảy ra ở Tây Tạng, một khu vực mà tổ chức tín thác Chính quyền Ganden Phodrang, thậm chí không thể tiếp cận – đặc biệt là sau khi Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 tái sinh chuyển kiếp vào những thập niên 1990.

 

Sau sự viên tịch vào năm 1989 của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đặt tên cho cậu bé Tây Tạng hóa thân của đồng nghiệp là Gedhun Choekyi Nyima.

 

Gedhun Choekyi Nyima (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1989) là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Phật giáo Tây Tạng được công nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và các nhà lãnh đạo khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Ngài được sinh ra ở Lhari, Tây Tạng. Ngày 14 tháng 5 năm 1995, Gedhun Choekyi Nyima được chỉ định là Ban Thiền Lạt Ma bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Sau khi được lựa chọn, ông bị bắt cóc bởi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 17 tháng 5 năm 1995. Một đứa trẻ khác, Gyancain Norbu, sau đó được chỉ định là Ban Thiền Lạt Ma bởi Trung cộng, một sự lựa chọn bị hầu hết người Tây Tạng từ chối.

 

Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble, giảng viên Khoa Khảo cổ và Lịch sử tại Đại học La Trobe, Melbourne, Australia, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học La Trobe và Trung tâm Nghiên cứu Nội địa, nhà lịch sử văn hóa, môi trường Tây Tạng và dãy Hymalaya cho biết, trong quá trình tuyển chọn, Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã bí mật liên lạc với những người ở quê nhà Tây Tạng, điều này cho phép họ tìm thấy hóa thân theo cách truyền thống.

 

Nhưng ba ngày sau khi Ngài được chọn, theo Chính phủ Hoa Kỳ, cậu bé Gedhun Choekyi Nyima và gia đình của Ngài đã bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản bắt cóc mất tích, một đứa trẻ khác, Gyancain Norbu, sau đó được chỉ định là Ban Thiền Lạt Ma bởi Trung cộng. Cậu bé Gedhun Choekyi Nyima (Ban Thiền Lạt Ma thứ 11) đã không xuất hiện trước công chúng kể từ đó.

 

Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble nói, điều mà những người Tây Tạng lưu vong học được từ kinh nghiệm đó là “nếu bạn nhận ra ai đó bên trong Trung cộng và họ thực sự có trình độ cao, họ sẽ không đưa ra ngoài”.

 

Nhà cầm quyền ĐCSTQ sẽ làm gì

 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo rất công khai ý định của họ về việc tái sinh chuyển kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – nó sẽ diễn ra ở Tây Tạng và nó sẽ phù hợp với mong muốn của chế độ bành trướng chính trị toàn cầu của Trung cộng.

 

Vào năm 2007, Cục Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc đã xuất bản một tài liệu đưa ra “các biện pháp quản lý” đối với sự tái sinh chuyển kiếp của các vị Lạt Ma thứ 14 ở Tây Tạng. Tài liệu cho biết việc tái sinh chuyển kiếp của các nhân vật tôn giáo Tây Tạng phải được nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc phê duyệt, và những người “đặc biệt có tác động ảnh hưởng lớn” phải được Quốc vụ viện, cơ quan quản lý dân sự hàng đầu của Trung cộng hiện do Thủ tướng Chính phủ Lý Khắc Cường lãnh đạo.

 

Nhằm kiểm soát người Tây Tạng khiến họ dần dần từ bỏ tín ngưỡng của mình, năm 2007, Ban Quản lý Nhà nước về vấn đề Tôn giáo Trung Quốc ban hành Các biện pháp về Quản lý sự tái sinh chuyển kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. (Hiện tại Ban Quản lý Nhà nước về vấn đề Tôn giáo trực tiếp được đặt ngay dưới quyền điều khiển của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc). Điều 2 của Luật Quản lý việc tái sinh chuyển kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma quy định rằng, “sự chuyển kiếp của một vị Lạt Ma phải tuân theo các nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội, duy trì trật tự của Phật giáo Tây Tạng”. Điều này đồng nghĩa với việc “Đạt Lai Lạt Ma chuyển kiếp” bắt buộc phải được chính quyền Trung cộng thẩm tra phê chuẩn.

 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát đối với việc tìm kiếm, kiểm tra, công nhận, giáo dục và đào tạo các nhân vật tôn giáo, Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen, một nhà phân tích môi trường tại Dharamsala, Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ cho biết.

 

Trong tài liệu của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, có rất ít chi tiết cụ thể về quá trình tái sinh chuyển kiếp, ngoại trừ việc công nhận cái gọi là quá trình “bình vàng”, được đưa vào Tây Tạng bởi nhà Thanh vào những thập niên 1790, và thất tên của các ứng cử viên trẻ tiềm năng được đưa vào một chiếc bình nhỏ bằng vàng và được chọn ngẫu nhiên.

 

Theo các phương tiện truyền thông nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó được đưa ra để giúp “loại bỏ các hủ tục thối nát” trong việc lựa chọn tái sinh chuyển kiếp.

 

Tuy nhiên, trong tuyên bố năm 2011 của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, chiếc bình vàng chỉ được sử dụng để “hài hước” của các vị Hoàng đế nhà Thanh, và các hóa thân đã được chọn trước khi tên được rút ra. Chiếc bình không được sử dụng trong lần tái sinh chuyển kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

 

Trong tuyên bố năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Hãy nhớ rằng, ngoài sự tái sinh chuyển kiếp được công nhận thông qua các phương pháp như vậy, không ai nên công nhận hoặc chấp nhận một ứng cử viên được lựa chọn bởi mục đích chính trị, kể cả những người sống dưới chế độ nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

 

Một vòng Kết nối có Thẩm quyền

 

Thượng viện Hoa Kỳ hôm 22/12 đã thông qua Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng (TPSA) năm 2020; trong đó khẳng định các quyết định liên quan đến việc chuyển kiếp tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là thuộc thẩm quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm, cũng như của các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng và người dân Tây Tạng.

 

Đạo luật chính sách và hỗ trợ Tây Tạng (TPSA) được công bố lần đầu tiên ngày 21-12. Trong đó, các nghị sĩ yêu cầu chính phủ Mỹ trừng phạt các quan chức Trung Quốc can thiệp vào việc lựa chọn người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là, người năm nay đã 85 tuổi.

 

Nhưng các chuyên gia cho rằng, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng một phương pháp xảo quyệt hơn nhiều để chuẩn bị cho việc lựa chọn Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo. Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, Trung cộng đã lựa chọn và đào tạo một nhóm các Lạt Ma cao cấp thân thiện với Cộng sản Bắc Kinh.

 

Khi đến thời điểm lựa chọn người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, họ có thể cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng, thay vì các quan chức của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble, giảng viên Khoa Khảo cổ và Lịch sử tại Đại học La Trobe, Melbourne, Australia, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học La Trobe và Trung tâm Nghiên cứu Nội địa, nhà lịch sử văn hóa, môi trường Tây Tạng và dãy Hymalaya cho biết, quá trình tái sinh chuyển kiếp dựa trên sự xây dựng ổn định của sự uy nghiêm tôn giáo qua nhiều thế hệ, khi một vị Đạt Lai Lạt Ma nhận ra sự tái sinh của một vị Đạt Lai Lạt Ma khác, và vị Đạt Lai Lạt Ma đó lần lượt nhận ra người bảo trợ của mình khi họ trở lại như một đứa trẻ.

 

Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble nói: “Chính quyền của họ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma  kế vị và sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma trao quyền lại cho họ bằng cách tìm họ khi họ còn nhỏ, và đó là điều mà nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng để họ tham gia, để làm mất ổn định trọn vẹn sự thẩm định đó”.

 

Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen, một nhà phân tích môi trường tại Dharamsala, Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ nói rằng, Trung cộng đã từ từ nâng cao hồ sơ của Gyaltsen Norbu, Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “giả” do ĐCSTQ dựng lên, người gần đây đã xuất hiện tại các cuộc họp cấp cao của nhà cầm quyền ĐCSTQ và có chuyến thăm quốc tế đến Thái Lan vào năm 2019, để cố gắng xây dựng quyền lực của mình khi ông chọn Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15.

 

Sẽ thực hiện việc tuyển chọn Ban Thiền Lạt Ma là một phần của nhóm các Lạt Ma cao cấp – một ví dụ khác về nhóm này đang được Trung cộng chuẩn bị và tuyển chọn.

 

Tác động địa chính trị nào mà khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch có thể có đối với những người Tây Tạng lưu vong là không rõ ràng. Ngay nay Ấn Độ coi cộng đồng Tây Tạng ở Dharamsala – thành phố nằm ở miền Đông Bắc Ấn Độ, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh là một lỗ hổng chính trị, và một số người lo lắng rằng, nếu không có Đức Đạt Lai Lạt Ma thì nhóm người này có thể phải rời đi.

 

Nhưng cả Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble và Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen từ Viện Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ, đều tin rằng việc có hai Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có tác động to lớn đến di sản của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. “Mọi người vẫn giữ những bức ảnh của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 xung quanh như một cách để lại (hóa thân của Ngài). Họ gửi giáo lý của Ngài và đọc sách của Ngài”, Nữ Tiến sĩ Ruth Gamble. “Tôi không nghĩ rằng, sự viên tịch của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ chấm dứt sự sùng kính đối với Ngài theo cách mà nhà cầm quyền ĐCSTQ nghĩ”.

 

Cả hai chuyên gia đều cho biết, họ tin rằng trong khi các cuộc biểu tình phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhà cầm quyền ĐCSTQ lựa chọn sẽ khó thực hiện ở Tây Tạng với việc Bắc Kinh luôn giữ chặt vùng Hymalaya, Ngài sẽ có rất ít ảnh hưởng đối với người dân Tây Tạng so với người tiền nhiệm.

 

Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen cho biết, cách đối xử của ĐCSTQ đối với Ban Thiền Lạt Ma mới, nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, cho thấy áp lực mà nhà cầm quyền ĐCSTQ có thể áp dụng lên bất kỳ vị Đạt Lai Lạt Ma nào trong tương lai – cho dù Trung cộng có chọn ông ấy hay không.

 

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW), Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “chính huy” hiện đang sống trong sự quản thúc tại gia ở Bắc Kinh.

 

Cư sĩ Zamlha TenpaGyaltsen nói: “Thậm chí Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 chính huy không thể sống riêng trong tu viện Phật giáo”.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: CNN world)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 20598)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 4756)
- Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà nặng thì thành tội; cái tôi huyền thì thành tồi; và cái tôi sắc thì thành tối.
22/11/2021(Xem: 18157)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 4145)
Phật ơi! sao người không cho con có được một nhan sắc thật đẹp để vạn người mê, mỗi khi xuất hiện là được nhiều người yêu mến và vây quanh? - Ta đã cho con sức khoẻ. Chẳng phải con là cái đứa dễ ăn dễ ngủ,...và trong cơ thể không mắc phải các bệnh nan y đó sao? Phật ơi! sao người không cho con một bộ đồ hàng hiệu thật đẹp và sang trọng? - Ta đã cho con sự ấm áp, không phải chịu đựng những lãnh lẽo và giá rét vì không có vải để che thân.
19/11/2021(Xem: 6072)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Có ông trưởng giả rất ư là giàu Nhưng mà keo kiệt hàng đầu Cho vay nặng lãi, nào đâu thương người,
19/11/2021(Xem: 4295)
Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.
16/11/2021(Xem: 9923)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
14/11/2021(Xem: 5669)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 21368)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13491)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]