Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Lời Nói Đầu

09/03/202107:58(Xem: 3735)
01. Lời Nói Đầu
LỜI NÓI ĐẦU
 
Nguyên bản: Prologue, the Universe in a Single Atom
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thích Từ Đức

 His-holiness-Dalai-Lama-2


         Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm những câu chuyện khoa học quan trọng trong những tạp chí như Newsweek hay nghe những báo cáo từ đài BBC và sau này đọc những sách giáo khoa về thiên văn học. Ba mươi năm vừa qua tôi đã có nhiều cuộc gặp gở cá nhân và thảo luận với những nhà khoa học. Trong những lần chạm trán này, tôi đã luôn luôn cố gắng để nắm bắt những mô hình và những phương pháp cơ bản của tư duy khoa học cũng như những quan hệ mật thiết của từng học thuyết hay những khám phá mới. Tuy nhiên tôi đã nghĩ một cách sâu xa về khoa học - không chỉ cho những quan hệ mật thiết của nó cho sự thấu hiểu thực tại là gì mà còn là một câu hỏi quan trọng hơn về vấn đề nó có thể ảnh hưởng đến đạo đức và những giá trị của nhân bản như thế nào. Những lãnh vực đặc thù của khoa học mà tôi đã khám phá nhiều nhất hàng năm qua như hạ nguyên tử, vũ trụ học, và sinh học, kể cả thần kinh học và tâm lý học. Dù rằng sự  rèn luyện tuệ trí của tôi là từ tư tưởng Phật học, nhưng tự nhiên, tôi đã thường tự hỏi về những điểm chung của những khái niệm Phật giáo chủ đạo và những ý tưởng khoa học quan trọng. Quyển sách này là kết quả của một quá trình dài về suy nghĩ và hành trình tuệ trí của một tăng sĩ đến từ Tây Tạng vào thế giới của những khoang bong bóng, máy gia tốc hạt, và hình ảnh cộng hưởng từ trường chức năng (Functional magnetic resonance imaging or functional MRI (fMRI)).

 

Nhiều năm sau khi tôi tị nạn ở Ấn Độ, tôi đã xem qua một bức thư mở từ những năm 1940 trình bày với những nhà tư tưởng Phật giáo của Tây Tạng. Nó được viết bởi Gendün Chöphel[1], một học giả Tây Tạng không chỉ tinh thông Phạn ngữ, mà cũng thành thạo Anh ngữ, đặc biệt trong những nhà tư tưởng của Tây Tạng thời bây giờ. Ông du hành rộng rải ở các thuộc địa của Anh quốc như Ấn Độ, Afghanistan, Nepal, và Sri Lanka trong những năm 1930. Bức thư này được viết sau khi kết thúc chuyến du hành 12 năm của ông và làm tôi hết sức kinh ngạc. Nó thông suốt trong nhiều lãnh vực mà trong ấy có thể có một cuộc đối thoại thành công giữa Đạo Phật và khoa học hiện đại. Tôi khám phá ra rằng những bình phẩm của Gendün Chöphel thường trùng hợp một cách đặc biệt với tôi. Một điều đáng tiếc là lá thư này đã không thu hút được sự chú ý mà nó đáng có, một phần gì nó chưa bao giờ được xuất bản ở Tây Tạng trước khi tôi lưu vong ở Ấn Độ vào năm 1959. Nhưng tôi cảm thấy ấm lòng vì hành trình vào thế giới khoa học của tôi đã có một vị tiền nhân trong truyền thống Tây Tạng của tôi. Hơn thế nữa Gendün Chöphel lại đến từ tỉnh nhà Amdo của tôi. Việc bắt gặp lá thư này sau nhiều năm nó được viết ra là một khoảnh khắc ấn tượng.

 

Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ có chồng là người Tây Tạng. Đã nghe về sự thích thú của tôi với khoa học và sự dấn thân năng động của tôi trong những cuộc trao đổi với những nhà khoa học, bà ta cảnh báo tôi về hiểm họa của những quan điểm khoa học đối với sự tồn tại của Đạo Phật. Bà đã nói với tôi là lịch sử đã cho thấy rằng trong thực tế khoa học là “kẻ giết” tôn giáo và khuyên tôi là thật không khôn ngoan nếu tôi theo đuổi những quan hệ thân hữu với những người đại diện cho khoa học. Bằng việc thực hiện hành trình cá nhân vào khoa học, tôi cho rằng tôi đã mạo hiểm. Sự tự tin của tôi trong việc liều lĩnh dấn thân vào khoa học là do nền tảng tin tưởng của tôi rằng trong khoa học cũng như trong Đạo Phật, việc thấu hiểu bản chất của thực tại được theo đuổi bằng những phương tiện khảo sát sinh động: nếu phân tích của khoa học chứng minh những tuyên bố nào đó của Đạo Phật là sai một cách thuyết phục, thế thì chúng ta phải chấp nhận những khám phá của khoa học và từ bỏ những quan điểm nào đó của Đạo Phật.

 

Vì tôi là người theo chủ nghĩa quốc tế chân thành, một trong những phẩm chất đã đánh động tôi nhất về những nhà khoa học là sự sốt sắng đáng ngạc nhiên của họ khi chia sẻ kiến thức với nhau mà không quan tâm đến những biên giới quốc gia. Ngay cả trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, khi thế giới chính trị bị phân cực tới một mức độ nguy hiểm, thì tôi thấy rằng những nhà khoa học từ phía Đông hay phía Tây lại sẳn sàng trao đổi với nhau trong những cung cách mà các chính trị gia thậm chí không thể tưởng tượng được. Tôi đã cảm thấy một sự thừa nhận tiềm tàng trong tâm linh này về một loài người thống nhất và sự tự do vắng mặt quyền sở hữu trong những vấn đề kiến thức.

 

Động cơ cho sự thích thú của tôi với khoa học không chỉ đơn thuần là cá nhân. Ngay cả trước khi lưu vong, rõ ràng đối với tôi và những người khác trong xứ sở mà một trong những nguyên nhân tiềm tàng cho thảm họa chính trị của Tây Tạng là nó đã không mở cửa cho sự hiện đại hóa. Ngay khi đến Ấn Độ, chúng tôi đã thành lập những trường học Tây Tạng cho trẻ em tị nạn với chương trình hiện đại, vốn lần đầu tiên bao gồm cả giáo dục khoa học. Trong lúc ấy, tôi cũng đi đến nhận ra rằng cốt lõi của việc hiện đại hóa là ở trong việc giới thiệu giáo dục hiện đại, và trung tâm của giáo dục hiện đại là phải có sự tinh thông về khoa học và kỷ thuật. Chí nguyện cá nhân của tôi với chương trình giáo dục này đã làm cho tôi thậm chí động viên những tu học viện Phật giáo giới thiệu khoa học vào trong chương trình của họ, mà xưa nay vai trò chính là giảng dạy tư tưởng Phật giáo cổ truyền.

 

Khi sự lãnh hội của tôi về khoa học đã gia tăng, dần dần trở thành rõ rệt với tôi rằng, trong chừng mực nào đó khi sự thấu hiểu về thế giới vật lý được quan tâm, thì có nhiều lãnh vực của tư tưởng Phật giáo truyền thống nơi mà những sự giải thích và lý thuyết là thô sơ khi được so sánh với những thứ đó của khoa học hiện đại. Nhưng cùng lúc, ngay cả trong những xứ sở mà khoa học phát triển cao độ nhất thì cũng rõ ràng rằng con người vẫn đang tiếp tục trải nghiệm khổ đau, đặc biệt là ở trình độ cảm xúc và tâm lý. Lợi ích lớn lao của khoa học là nó có thể đóng góp vô vàn cho việc giảm thiểu khổ đau ở trình độ vật lý, nhưng chỉ qua việc trau dồi những phẩm chất của trái tim con người và việc chuyển hóa các thái độ của chúng ta mà chúng ta mới có thể bắt đầu nói đến và vượt thắng khổ đau tinh thần của chúng ta. Nói cách khác, việc đề cao những giá trị nhân bản nền tảng là không thể thiếu được trong việc tìm kiếm hạnh phúc căn bản của chúng ta. Do thế, từ quan điểm cát tường của nhân loại, khoa học và tâm linh không phải là không liên hệ. Chúng ta cần cả khoa học và tâm linh, vì việc làm giảm thiểu khổ đau phải xảy ra cả ở trình độ vật lý và tâm lý.

 

Quyển sách này không phải là một sự cố gắng để hợp nhất khoa học và tâm linh (Phật giáo, tôi biết là một thí dụ tốt nhất) nhưng là một nổ lực để thẩm tra hai nguyên tắc nhân bản quan trọng vì mục tiêu cho sự phát triển một cung cách toàn diện và thống nhất cho việc thấu hiểu thế giới chung quanh chúng ta, thứ kia thì khảo sát một cách sâu sắc những thứ thấy và không thấy, qua việc khám phá chứng cứ được ủng hộ bởi lý trí. Tôi không đang cố gắng vượt qua một sự nghiên cứu uyên bác về những điểm tiềm năng hội tụ và khác biệt giữa Phật giáo và khoa học – tôi để việc đó cho những nhà học thuật chuyên môn. Đúng hơn, tôi tin rằng tâm linh và khoa học là khác nhau nhưng bổ sung cho nhau qua những sự tiếp cận điều tra nghiên cứu với cùng mục đích lớn hơn, của việc tìm ra sự thật. Trong việc này, có nhiều điều mà cả hai bên có thể cùng học hỏi lẫn nhau, và cùng nhau có thể cống hiến cho việc mở rộng phạm vi hiểu biết cho kiến thức và tuệ trí của nhân loại. Hơn thế nữa, qua đối thoại giữa khoa học và tâm linh, tôi hy vọng cả hai môn có thể phát triển việc phục vụ tốt hơn cho những nhu cầu và sự cát tường của nhân loại. Thêm nữa, bằng việc kể lại câu chuyện về hành trình của chính tôi, thì tôi mong ước nhấn mạnh đến hàng triệu người Phật tử trên thế giới về nhu cầu của việc chào đón khoa học một cách nghiêm túc và tiếp nhận những khám phá căn bản của khoa học trong thế giới quan của họ.

 

Sự đối thoại giữa khoa học và tâm linh đã có một lịch sử lâu dài – một cách đặc biệt với sự liên hệ đến Ki tô giáo. Trong trường hợp truyền thống của tôi, Phật giáo Tây Tạng, vì những lý do đa dạng của lịch sử, xã hội, và chính trị, việc gặp gở toàn diện với thế giới quan khoa học vẫn là một chương trình mới lạ. Quan hệ mật thiết với những gì khoa học cống hiến vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Bất chấp những quan điểm cá nhân khác biệt về khoa học, không có sự thấu hiểu đáng tin nào thế giới tự nhiên hay sự tồn tại của loài người chúng ta – điều tôi đang gọi trong quyển sách này là một thế giới quan – lại có thể quên đi sự thấu hiểu sâu sắc căn bản của những học thuyết như chìa khóa như thuyết tiến hóa, thuyết tương đối, và cơ học lượng tử. Có lẻ khoa học sẽ nghiên cứu cho một hẹn ước với tâm linh, một cách đặc biệt trong sự tương tác của nó với những vấn đề rộng rãi hơn của nhân loại, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn một số khía cạnh đặc biệt của tư tưởng Phật giáo – chẳng hạn như những thuyết vũ trụ học cổ và vật lý thô sơ – sẽ phải điều chỉnh trong ánh sáng hiểu biết của khoa học mới. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ là một đóng góp cho dự án quan trọng sôi nổi của việc đối thoại giữa khoa học và tâm linh.

 

Vì mục tiêu của tôi là khám phá những vấn đề nổi bật sâu sắc nhất cho thế giới hiện đại của chúng ta, thế nên tôi mong ước chia sẻ nếu có thể với quần chúng rộng rãi nhất. Điều này không phải dễ dàng với những lý lẻ và tranh luận phức tạp trong cả khoa học và triết học Phật giáo. Trong sự háo hức của tôi để làm cho việc thảo luận có thể xảy ra, thỉnh thoảng tôi có thể quá đơn giản hóa các vấn đề. Tôi biết ơn hai vị hiệu đính, người thông dịch lâu năm của tôi Thupten Jinpa và đồng nghiệp của ông Jas’ Elsner, vì sự hổ trợ của họ trong việc giúp làm mạch lạc những ý tưởng của tôi trong sáng một cách tối đa trong Anh văn. Tôi cũng cảm ơn nhiều cá nhân đã hổ trợ họ và bình luận trong nhiều cấp độ của bản thảo. Trên tất cả, tôi biết ơn đến tất cả những nhà khoa học đã từng gặp gở tôi, đã vô cùng rộng rãi với thời gian của họ, và biểu lộ sự nhẫn nại vô cùng trong việc giải thích những ý tưởng phức tạp đến một người học trò đôi khi chậm lụt. Tôi xem tất cả như những vị thầy của tôi.

 

 

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, July 19, 2017



[1] Gendun Chöpel (Wyl. Dge phel 'dun Chos') (1903-1951) là một trong những nhà tư tưởng độc đáo nhất trong lịch sử Tây Tạng. Ông là một nhà triết học, sử học, nghệ sĩ, phiên dịch, du lịch và một nhà vận động cho việc hiện đại hóa Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2021(Xem: 10682)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7629)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
26/05/2021(Xem: 4978)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5291)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4837)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3956)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7924)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4976)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6410)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5823)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]