Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Lời Nói Đầu

09/03/202107:58(Xem: 3536)
01. Lời Nói Đầu
LỜI NÓI ĐẦU
 
Nguyên bản: Prologue, the Universe in a Single Atom
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thích Từ Đức

 His-holiness-Dalai-Lama-2


         Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm những câu chuyện khoa học quan trọng trong những tạp chí như Newsweek hay nghe những báo cáo từ đài BBC và sau này đọc những sách giáo khoa về thiên văn học. Ba mươi năm vừa qua tôi đã có nhiều cuộc gặp gở cá nhân và thảo luận với những nhà khoa học. Trong những lần chạm trán này, tôi đã luôn luôn cố gắng để nắm bắt những mô hình và những phương pháp cơ bản của tư duy khoa học cũng như những quan hệ mật thiết của từng học thuyết hay những khám phá mới. Tuy nhiên tôi đã nghĩ một cách sâu xa về khoa học - không chỉ cho những quan hệ mật thiết của nó cho sự thấu hiểu thực tại là gì mà còn là một câu hỏi quan trọng hơn về vấn đề nó có thể ảnh hưởng đến đạo đức và những giá trị của nhân bản như thế nào. Những lãnh vực đặc thù của khoa học mà tôi đã khám phá nhiều nhất hàng năm qua như hạ nguyên tử, vũ trụ học, và sinh học, kể cả thần kinh học và tâm lý học. Dù rằng sự  rèn luyện tuệ trí của tôi là từ tư tưởng Phật học, nhưng tự nhiên, tôi đã thường tự hỏi về những điểm chung của những khái niệm Phật giáo chủ đạo và những ý tưởng khoa học quan trọng. Quyển sách này là kết quả của một quá trình dài về suy nghĩ và hành trình tuệ trí của một tăng sĩ đến từ Tây Tạng vào thế giới của những khoang bong bóng, máy gia tốc hạt, và hình ảnh cộng hưởng từ trường chức năng (Functional magnetic resonance imaging or functional MRI (fMRI)).

 

Nhiều năm sau khi tôi tị nạn ở Ấn Độ, tôi đã xem qua một bức thư mở từ những năm 1940 trình bày với những nhà tư tưởng Phật giáo của Tây Tạng. Nó được viết bởi Gendün Chöphel[1], một học giả Tây Tạng không chỉ tinh thông Phạn ngữ, mà cũng thành thạo Anh ngữ, đặc biệt trong những nhà tư tưởng của Tây Tạng thời bây giờ. Ông du hành rộng rải ở các thuộc địa của Anh quốc như Ấn Độ, Afghanistan, Nepal, và Sri Lanka trong những năm 1930. Bức thư này được viết sau khi kết thúc chuyến du hành 12 năm của ông và làm tôi hết sức kinh ngạc. Nó thông suốt trong nhiều lãnh vực mà trong ấy có thể có một cuộc đối thoại thành công giữa Đạo Phật và khoa học hiện đại. Tôi khám phá ra rằng những bình phẩm của Gendün Chöphel thường trùng hợp một cách đặc biệt với tôi. Một điều đáng tiếc là lá thư này đã không thu hút được sự chú ý mà nó đáng có, một phần gì nó chưa bao giờ được xuất bản ở Tây Tạng trước khi tôi lưu vong ở Ấn Độ vào năm 1959. Nhưng tôi cảm thấy ấm lòng vì hành trình vào thế giới khoa học của tôi đã có một vị tiền nhân trong truyền thống Tây Tạng của tôi. Hơn thế nữa Gendün Chöphel lại đến từ tỉnh nhà Amdo của tôi. Việc bắt gặp lá thư này sau nhiều năm nó được viết ra là một khoảnh khắc ấn tượng.

 

Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ có chồng là người Tây Tạng. Đã nghe về sự thích thú của tôi với khoa học và sự dấn thân năng động của tôi trong những cuộc trao đổi với những nhà khoa học, bà ta cảnh báo tôi về hiểm họa của những quan điểm khoa học đối với sự tồn tại của Đạo Phật. Bà đã nói với tôi là lịch sử đã cho thấy rằng trong thực tế khoa học là “kẻ giết” tôn giáo và khuyên tôi là thật không khôn ngoan nếu tôi theo đuổi những quan hệ thân hữu với những người đại diện cho khoa học. Bằng việc thực hiện hành trình cá nhân vào khoa học, tôi cho rằng tôi đã mạo hiểm. Sự tự tin của tôi trong việc liều lĩnh dấn thân vào khoa học là do nền tảng tin tưởng của tôi rằng trong khoa học cũng như trong Đạo Phật, việc thấu hiểu bản chất của thực tại được theo đuổi bằng những phương tiện khảo sát sinh động: nếu phân tích của khoa học chứng minh những tuyên bố nào đó của Đạo Phật là sai một cách thuyết phục, thế thì chúng ta phải chấp nhận những khám phá của khoa học và từ bỏ những quan điểm nào đó của Đạo Phật.

 

Vì tôi là người theo chủ nghĩa quốc tế chân thành, một trong những phẩm chất đã đánh động tôi nhất về những nhà khoa học là sự sốt sắng đáng ngạc nhiên của họ khi chia sẻ kiến thức với nhau mà không quan tâm đến những biên giới quốc gia. Ngay cả trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, khi thế giới chính trị bị phân cực tới một mức độ nguy hiểm, thì tôi thấy rằng những nhà khoa học từ phía Đông hay phía Tây lại sẳn sàng trao đổi với nhau trong những cung cách mà các chính trị gia thậm chí không thể tưởng tượng được. Tôi đã cảm thấy một sự thừa nhận tiềm tàng trong tâm linh này về một loài người thống nhất và sự tự do vắng mặt quyền sở hữu trong những vấn đề kiến thức.

 

Động cơ cho sự thích thú của tôi với khoa học không chỉ đơn thuần là cá nhân. Ngay cả trước khi lưu vong, rõ ràng đối với tôi và những người khác trong xứ sở mà một trong những nguyên nhân tiềm tàng cho thảm họa chính trị của Tây Tạng là nó đã không mở cửa cho sự hiện đại hóa. Ngay khi đến Ấn Độ, chúng tôi đã thành lập những trường học Tây Tạng cho trẻ em tị nạn với chương trình hiện đại, vốn lần đầu tiên bao gồm cả giáo dục khoa học. Trong lúc ấy, tôi cũng đi đến nhận ra rằng cốt lõi của việc hiện đại hóa là ở trong việc giới thiệu giáo dục hiện đại, và trung tâm của giáo dục hiện đại là phải có sự tinh thông về khoa học và kỷ thuật. Chí nguyện cá nhân của tôi với chương trình giáo dục này đã làm cho tôi thậm chí động viên những tu học viện Phật giáo giới thiệu khoa học vào trong chương trình của họ, mà xưa nay vai trò chính là giảng dạy tư tưởng Phật giáo cổ truyền.

 

Khi sự lãnh hội của tôi về khoa học đã gia tăng, dần dần trở thành rõ rệt với tôi rằng, trong chừng mực nào đó khi sự thấu hiểu về thế giới vật lý được quan tâm, thì có nhiều lãnh vực của tư tưởng Phật giáo truyền thống nơi mà những sự giải thích và lý thuyết là thô sơ khi được so sánh với những thứ đó của khoa học hiện đại. Nhưng cùng lúc, ngay cả trong những xứ sở mà khoa học phát triển cao độ nhất thì cũng rõ ràng rằng con người vẫn đang tiếp tục trải nghiệm khổ đau, đặc biệt là ở trình độ cảm xúc và tâm lý. Lợi ích lớn lao của khoa học là nó có thể đóng góp vô vàn cho việc giảm thiểu khổ đau ở trình độ vật lý, nhưng chỉ qua việc trau dồi những phẩm chất của trái tim con người và việc chuyển hóa các thái độ của chúng ta mà chúng ta mới có thể bắt đầu nói đến và vượt thắng khổ đau tinh thần của chúng ta. Nói cách khác, việc đề cao những giá trị nhân bản nền tảng là không thể thiếu được trong việc tìm kiếm hạnh phúc căn bản của chúng ta. Do thế, từ quan điểm cát tường của nhân loại, khoa học và tâm linh không phải là không liên hệ. Chúng ta cần cả khoa học và tâm linh, vì việc làm giảm thiểu khổ đau phải xảy ra cả ở trình độ vật lý và tâm lý.

 

Quyển sách này không phải là một sự cố gắng để hợp nhất khoa học và tâm linh (Phật giáo, tôi biết là một thí dụ tốt nhất) nhưng là một nổ lực để thẩm tra hai nguyên tắc nhân bản quan trọng vì mục tiêu cho sự phát triển một cung cách toàn diện và thống nhất cho việc thấu hiểu thế giới chung quanh chúng ta, thứ kia thì khảo sát một cách sâu sắc những thứ thấy và không thấy, qua việc khám phá chứng cứ được ủng hộ bởi lý trí. Tôi không đang cố gắng vượt qua một sự nghiên cứu uyên bác về những điểm tiềm năng hội tụ và khác biệt giữa Phật giáo và khoa học – tôi để việc đó cho những nhà học thuật chuyên môn. Đúng hơn, tôi tin rằng tâm linh và khoa học là khác nhau nhưng bổ sung cho nhau qua những sự tiếp cận điều tra nghiên cứu với cùng mục đích lớn hơn, của việc tìm ra sự thật. Trong việc này, có nhiều điều mà cả hai bên có thể cùng học hỏi lẫn nhau, và cùng nhau có thể cống hiến cho việc mở rộng phạm vi hiểu biết cho kiến thức và tuệ trí của nhân loại. Hơn thế nữa, qua đối thoại giữa khoa học và tâm linh, tôi hy vọng cả hai môn có thể phát triển việc phục vụ tốt hơn cho những nhu cầu và sự cát tường của nhân loại. Thêm nữa, bằng việc kể lại câu chuyện về hành trình của chính tôi, thì tôi mong ước nhấn mạnh đến hàng triệu người Phật tử trên thế giới về nhu cầu của việc chào đón khoa học một cách nghiêm túc và tiếp nhận những khám phá căn bản của khoa học trong thế giới quan của họ.

 

Sự đối thoại giữa khoa học và tâm linh đã có một lịch sử lâu dài – một cách đặc biệt với sự liên hệ đến Ki tô giáo. Trong trường hợp truyền thống của tôi, Phật giáo Tây Tạng, vì những lý do đa dạng của lịch sử, xã hội, và chính trị, việc gặp gở toàn diện với thế giới quan khoa học vẫn là một chương trình mới lạ. Quan hệ mật thiết với những gì khoa học cống hiến vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Bất chấp những quan điểm cá nhân khác biệt về khoa học, không có sự thấu hiểu đáng tin nào thế giới tự nhiên hay sự tồn tại của loài người chúng ta – điều tôi đang gọi trong quyển sách này là một thế giới quan – lại có thể quên đi sự thấu hiểu sâu sắc căn bản của những học thuyết như chìa khóa như thuyết tiến hóa, thuyết tương đối, và cơ học lượng tử. Có lẻ khoa học sẽ nghiên cứu cho một hẹn ước với tâm linh, một cách đặc biệt trong sự tương tác của nó với những vấn đề rộng rãi hơn của nhân loại, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn một số khía cạnh đặc biệt của tư tưởng Phật giáo – chẳng hạn như những thuyết vũ trụ học cổ và vật lý thô sơ – sẽ phải điều chỉnh trong ánh sáng hiểu biết của khoa học mới. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ là một đóng góp cho dự án quan trọng sôi nổi của việc đối thoại giữa khoa học và tâm linh.

 

Vì mục tiêu của tôi là khám phá những vấn đề nổi bật sâu sắc nhất cho thế giới hiện đại của chúng ta, thế nên tôi mong ước chia sẻ nếu có thể với quần chúng rộng rãi nhất. Điều này không phải dễ dàng với những lý lẻ và tranh luận phức tạp trong cả khoa học và triết học Phật giáo. Trong sự háo hức của tôi để làm cho việc thảo luận có thể xảy ra, thỉnh thoảng tôi có thể quá đơn giản hóa các vấn đề. Tôi biết ơn hai vị hiệu đính, người thông dịch lâu năm của tôi Thupten Jinpa và đồng nghiệp của ông Jas’ Elsner, vì sự hổ trợ của họ trong việc giúp làm mạch lạc những ý tưởng của tôi trong sáng một cách tối đa trong Anh văn. Tôi cũng cảm ơn nhiều cá nhân đã hổ trợ họ và bình luận trong nhiều cấp độ của bản thảo. Trên tất cả, tôi biết ơn đến tất cả những nhà khoa học đã từng gặp gở tôi, đã vô cùng rộng rãi với thời gian của họ, và biểu lộ sự nhẫn nại vô cùng trong việc giải thích những ý tưởng phức tạp đến một người học trò đôi khi chậm lụt. Tôi xem tất cả như những vị thầy của tôi.

 

 

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, July 19, 2017



[1] Gendun Chöpel (Wyl. Dge phel 'dun Chos') (1903-1951) là một trong những nhà tư tưởng độc đáo nhất trong lịch sử Tây Tạng. Ông là một nhà triết học, sử học, nghệ sĩ, phiên dịch, du lịch và một nhà vận động cho việc hiện đại hóa Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 8363)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 7498)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7894)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9903)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9776)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7853)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7171)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7162)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7803)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14427)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]