Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Vẫn Nở (Viết để tặng Gia Đình Phật Tử Pháp Quang-Hamburg nhân kỷ niệm 30 năm thành lập)

21/02/202116:05(Xem: 9628)
Hoa Vẫn Nở (Viết để tặng Gia Đình Phật Tử Pháp Quang-Hamburg nhân kỷ niệm 30 năm thành lập)


ht nhu dien -1
Hoa Vẫn Nở
Viết để tặng Gia Đình Phật Tử Pháp Quang-Hamburg
nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
Thích Như Điển





Thời gian trôi qua thật nhanh, nếu ai đó không để ý thì sẽ quên đi ngày tháng một cách dễ dàng. Bởi vì con người đa phần hay hướng đến phía trước, còn phía sau mình thì nhiều khi vô tình hay cố ý, chúng ta đã để lại khoảng không gian vô tận ấy bằng sự quên lãng, tưởng niệm hay tiếc nuối mà thôi. Do vậy Đức Phật cũng đã từng dạy rằng: Quá khứ là những gì đã trôi qua, vị lai là những gì chưa đến. Chỉ có hiện tại mới là điều đáng quan tâm”. Vì sao vậy? Vì hiện tại tốt thì tương lai sẽ tốt.

Nhưng nếu không có quá khứ thì hiện tại cũng sẽ không có và nếu không có hiện tại thì làm sao có tương lai. Tất cả 3 khung thời gian nầy đều liên hệ chặt chẽ với nhau như hình với bóng, như nhân và quả vậy. Cái nhân của hơn 30 năm về trước khi Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm có nhân duyên đặt chân đến Hamburg và chùa Bảo Quang đã được thành lập tại đó và với nhân duyên trùng trùng duyên khởi nầy, Gia Đình Phật Tử Pháp Quang cũng đã được thành lập, ra đời và chùa Bảo Quang chính là mái ấm thương yêu đùm bọc, che chở cho các em Oanh Vũ cũng như Đòan Sinh của Gia Đình Phật Tử. Từ đó các em đã trưởng thành trong tinh thần Từ Bi của Đạo Phật và cũng với hành trang của Oanh Vũ, rồi ngành Thiếu, ngành Thanh đã giúp cho các em sống bên cạnh và trong cuộc đời vốn nhiều bon chen thử thách nầy. Cũng nhờ những chiếc áo lam ấy, xinh xắn như thiên thần, màu thiên thanh ấy cũng giống như những cánh hoa đầy hương thơm và màu sắc đã, đương và sẽ đi vào đời với hai đôi chân vững chải cùng với khối óc độ lượng, với tinh thần trách nhiệm của người Phật Tử thì chỉ chừng ấy sự kiện thôi cũng đủ tạo nên công đức cho riêng mình và mọi người chung quanh luôn được an lạc, tự tại rồi.

Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức có tất cả 8 cánh sen; nhưng một cánh sen tại Saarland vì thiếu nước; nên đã bị héo từ lâu, còn 7 cánh sen còn lại như: Minh Hải, Tâm Minh, Chánh Giác, Pháp Quang, Chánh Niệm, Chánh Dũng và Chánh Tín vẫn còn sống vững chải với thời gian và năm tháng. Đây là điểm son của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức nói chung và Gia Đình Phật Tử Pháp Quang tại Hamburg nói riêng. Mỗi lần có lễ Phật Đản hay Vu Lan tại Tổ Đình Viên Giác là muôn cánh chim đã tìm về chốn Tổ để cùng ca, cùng múa, cùng hát và cùng chuỵện trò rơm rả. Khiến ai đó đi chùa gặp được bầy chim non như vở tổ nầy cũng đem lòng mến thương, vì sự diệu dàng và dễ mến của các em.

Lần nầy dịch bệnh Corona 19 các em trong các Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức không về chùa được; nhưng nhân ngày lễ Đản Sanh của Đức Phật lần thứ 2644 vừa qua, các em vẫn múa hát cúng dường Đức Từ Phụ ra đời trên mạng truyền thông Online trực tuyến. Như vậy” Hoa vẫn nở” dầu cho thế sự bên ngoài có thế nào đi chăng nữa thì tâm hồn các em Oanh Vũ, các Đoàn Sinh cũng như các Anh Chị Trưởng vẫn như ngày nào, luôn thực hành hạnh nguyện từ bi, lợi tha của Đạo Phật và đó chính là chất liệu dưỡng sinh cao cả nhất của người Phật Tử khi ứng dụng được lời Phật dạy vào trong cuộc sống thường nhật của mình.

Các Anh Chị Em Huynh Trưởng và các Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Pháp Quang đón chào 30 năm thành lập thì năm nay Thầy cũng đón nhận lần thứ 71 khi cha mẹ mang Thầy vào đời để kết duyên với Đạo và từ đó lại có nhân duyên gần gũi các Con, các Em. Đó chính là những niềm an ủi có giá trị trong cuộc đời còn lại của Thầy và Thầy vẫn mong rằng: “Hoa vẫn nở” dầu ở bất cứ không gian và thời gian hay hoàn cảnh nào sắp xảy ra trên quả địa cầu nầy.


Viết xong vào ngày 28.6.2020 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, kỷ niệm lần sinh thứ 71 của Thầy.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 11911)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7889)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14828)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 8337)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10747)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7746)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16659)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 9201)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 10197)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9993)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]