Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.

14/02/202109:18(Xem: 5352)
Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.
Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.
Phổ Tấn
buddha_208

Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nếu ở Mỹ thì SSI lo cho, nếu ở VietNam thì tiền hưu và con cái lo. Vậy mình đầu hàng give up rồi! Chỉ còn mỗi một việc sức khỏe và cái gì hạnh phúc tuổi già? Đó là death insurance: bảo hiểm cái chết. Khi sống thì mua life insurance: bảo hiểm nhân thọ. Chết thì mua death insurance. Vậy chỗ nào bán cái insurance nầy? Trả lời: Đức tin Tôn Giáo.

Tôi chọn Đạo Phật. Tôi là cư sĩ tại gia Phổ Tấn, mua death insurance là đi theo vết chân Phật. Đi thế nào mới đúng là giải thoát là thanh tịnh là hạnh phúc kiếp người? Đạo Phật như cánh rừng biết đường nào mà đi cho đúng, các thầy giảng như cánh rừng mọi phương mọi hướng nơi nào cũng nghe hay lắm. Mọi thầy đều gọi hãy lấy niềm tin trước hết vì chỉ có tin mới có tôn giáo. Einstein nói con người vì sợ chết nên có tôn giáo để giải phóng nỗi lo sợ này, nên tôn giáo không bao giờ bị tiêu diệt. Thiền sư Suzuki bảo chúng ta cảm nhận thân phận nhỏ nhoi của mình trước vũ trụ mà đẻ ra tính Kham Nhẫn chấp nhận sự nhỏ bé này và chấp nhận Thượng đế điều hành thân phận mình. Và vì thế mình hạnh phúc tuổi già phải không? Xin giao thân 5 uẩn này cho Phật, con sẽ hạnh phúc trong tay Phật? Tôi có viết bài Xá lợi Phất khai thị Cấp cô Độc với câu: hãy trả ngủ uẩn về lại cho ngủ uẩn và hãy chết thật sự dũng mãnh can đảm chấp nhận ngủ uẩn tan rã, các pháp trả về cho pháp vì là pháp Không. Thân ta cũng là Không.

Khi mình lớn lên vào đại học mình học khoa học tây phương để kiếm cơm và phụng sự loài người xã hội. Nhưng khi mình về già vượt qua đỉnh đồi của đường parabole cuộc đời thì mình quay về lại đông phương. Không phải vì mình là người Vietnam nên quay về đông phương mà chính người tây phương về già họ cũng thích quay về đông phương. Vì đông phương là chiếc gối êm ã cho tuổi già. Tây phương là duy lý, thời gian đối với họ là đường thẳng, không gian với họ là mặt phẳng hay 3 chiều. Thời gian quá khứ hiện tại tương lai là đường thằng còn đông phương là vòng tròn kín nên không có bắt đầu và cũng không có chấm dứt. Không gian theo đông phương là bất nhị không có nhị nguyên tính, nên không có cái nào riêng biệt độc lập với nhau mà cái này nằm lồng vào trong cái kia và xoay vòng nên gọi là duyên khởi (ngày nay vật lý gọi là không gian cong). Tây phương thì hạnh phúc là thực tế duy lý trí, còn đông phương là duy Tâm, nhưng đức Phật thì không duy lý cũng không duy Tâm mà là duy Không. Không ngã, không pháp, không trụ, không tướng, không bám, không bị trói buộc, không chấp, không vui không buồn mà là Lạc, không tham sân si, không cố định nằm yên một chỗ mà di chuyển giữa hai thái cực nên gọi là trung quán luận có Dịch hoá pháp. Tây phương thì xác định vị trí cố định còn đông phương thì không có vị trí nào cố định cả, vô thường là lẽ tự nhiên của vạn vật. Cái thường lạc ngã tịnh đối nghịch với vô thường vô ngã khổ và bất tịnh. Tất cả đối lập nhưng không chấp có cái nào đứng yên, vì thế nên gọi là Không. Vậy hạnh phúc tuổi già là an trú vào tánh không này. Khi đức Phật được Bà la Môn hỏi nơi nào để cho ta được an trú hạnh phúc và an lạc nhất? Đức Phật trả lời hãy an trụ vào Không. Muốn an trụ vào Không chỉ có thiền định mới đạt được. Vậy hạnh phúc của tuổi già là thiền định. Nguyễn Du nhà thơ bất hủ Vietnam đã có mấy câu thơ: Kim Cương ngã độc thiên biến linh, Kỳ trung áo chỉ đa bất minh, Cập đáo Phân Kinh Thạch Đài hạ, Chúng trị vô tự thị chân kinh. Dịch là: Kim Cang tụng đến ngàn lần; Mà trông hư ảo như gần như xa; Thạch Đài tìm đến hiểu ra; Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời. Không lời là tánh Không của Bát nhã hệ thống kinh Kim Cang. Nhà thơ Nguyễn Du lấy chữ Tâm làm cốt lỏi cho thơ của mình. Về già cũng tụng kinh Kim Cang lấy tánh Không làm chân lý. Như vậy ngồi thiền quán chiếu được Không như đức Phật chỉ dạy an trú vào không thì chúng ta bớt sợ chết, mà bớt sợ chết thì đó là chân lý hạnh phúc nhất của tuổi già. Đã hiểu sinh lão bịnh tử là quy luật, đã hiểu vô thường nên không cố định không có mọi cái gì đứng yên. Đã biết vô ngã cái tôi không có và vô pháp cái pháp chung quanh chúng ta không độc lập mà có do duyên hợp lại mà thành. Đã hiểu thời gian là vòng tròn kín thì không bắt đầu không chấm dứt thì ta chết rồi lại sinh ra, sinh ra rồi già chết, không đến không đi, không sinh không diệt. Như vậy ta bớt sợ chết, chính cái bớt sợ này làm ta chấp nhận chết như Cấp cô Độc chấp nhận ngủ uẩn tan rã, 5 uẩn trả về cho uẩn trong hư không mà chết thành A la Hán ngay tức thì.

Trở về với cái khởi đầu của con người gọi là Bản lai diện mục. Khi Lục tổ Huệ Năng ôm y bát chạy trốn về miền nam bị thượng tọa Minh rượt đuổi bắt kịp, người núp sau tảng đá và để y bát ra trên viên đá cho thượng tọa Minh lấy đi. Nhưng thượng tọa Minh khiên lên không nổi, sợ quá quỳ lạy cầu xin lục tổ Huệ năng tha thứ và chỉ dạy cho đạt ngộ đạo. Lục tổ hỏi cái gì là Bản lai diện mục của thượng tọa Minh, hãy quán chiếu trả lời. Thượng tọa Minh liền ngộ ra ngay tức thì và lạy tạ lục tổ. Khi chúng ta ôm một công án hay một nan đề tu tập lâu ngày mà không giải đáp được. Nếu có một thiện tri thức nào đó nhắc nhở gỡ rối cho ta thì tự nhiên ngộ đạo ra ngay gọi là đốn ngộ. Thượng tọa Minh đốn ngộ nghĩa Bản lai diện mục là cái trước khi người được sanh ra là cái gì. Tâm thức ta lúc chưa được sanh ra là cái thức, thức nầy chứa cái gì? Chứa Phật tánh và nghiệp lực. Nghiệp lực thì ta phải trả còn Phật tánh thì bị che mờ đi bởi vô minh. Vậy vén màng vô minh thì Phật tánh ló dạng như mây tan thì trăng hiện. Thấu hiểu như vậy thì đạt ngộ đạo thì là hạnh phúc của kiếp người về già. Thiền định để ngộ ra Bản lai diện mục của chính mình là gì thì đó là chân lý của hạnh phúc. Nghiệp lực thì sẽ sanh ra quả mà cần có duyên nằm ở giữa nên tu tập là chuyển duyên cho nghiệp nặng thành nhẹ. Duyên nầy do ta làm mà có tao ra nên ta phải có tuệ giác, tuệ giác là duyên chuyển nghiệp rõ ràng hiệu quả nhất. Mà tuổi già rồi làm sao có tuệ giác? Tuệ giác có sẵn trong ta chỉ cần bỏ hết vô minh thì lộ ra tánh giác này. Vậy bỏ vô minh, làm sao bỏ được đây? Vô minh là không biết cái gì? Không biết lý vô thường, vô ngã, không biết Tứ diệu đế, không biết 12 Nhân duyên, không biết Bát chánh đạo, không biết diệt trừ lậu hoặc theo Thất bồ đề phần. Rồi từ đó đi lên trên là tha độ là Bồ Tát hạnh và Phật thừa. Tu tập càng cao càng hạnh phúc càng giác ngộ càng thanh tịnh càng giải thoát.

Tóm lại Phật dạy câu cuối cùng trước khi nhập diệt:

“Tuổi ta đã già,

Cuộc sống nay chấm dứt.

Các người ở lại, ta sắp ra đi.

Sẵn sàng trú ẩn nơi mình.

Hỡi các tỳ kheo !

Hãy chánh niệm, tỉnh giác,

Trì giới, định tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,

Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau."

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 8075)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5790)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4805)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5478)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6064)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6467)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5166)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4816)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4762)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4578)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]